Tim của phi hành gia Mỹ bị nhỏ lại sau một năm trong không gian
Khoang lớn nhất trong tim của phi hành gia Scott Kelly co lại gần một phần ba sau một năm sống trong không gian.
Phi hành gia Scott Kelly thực hiện sứ mệnh trên Trạm vũ trụ ISS
Một nghiên cứu khoa học tiết lộ khi trở về Trái Đất, trái tim của phi hành gia người Mỹ Scott Kelly đã co lại gần một phần ba sau một năm sống trên Trạm vũ trụ quốc tế.
Phi hành gia Scott Kelly của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, khởi hành lên trạm vũ trụ ngày 27/3/2015 và thực hiện sứ mệnh kéo dài khoảng 340 ngày trên ISS. Trong thời gian đó, Scott Kelly tập thể dục sáu ngày một tuần với sự trợ giúp của máy chạy bộ, xe đạp tĩnh và máy tập kháng lực.
Sau khi trở về Trái Đất, ngày 2/3/2016, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra xem xét các tác động đối với cơ thể của Scott Kelly nói chung và của trái tim nói riêng. Kết quả mới được công bố trên tạo chí khoa học Circulation.
Phi hành gia Scott Kelly có một người anh em song sinh, Mark Kelly, làm việc dưới mặt đất nên việc so sánh kết quả các chỉ số cơ thể cho thấy nhiều khác biệt.
Video đang HOT
Do sống trong môi trường không trọng lực trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, cơ thể con người thường trải qua một số biến đổi như đầu sưng, chân teo và xương trở nên giòn hơn.
Một năm ở trong không gian ảnh hưởng đến phi hành gia như thế nào?
Trong kết quả nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học tiết lộ rằng thời gian ở trong không gian của Scott Kelly khiến cho khoang lớn nhất trong tim của ông bị co lại, khối lượng từ 190 gram xuống còn 139 gram, giảm khoảng 27%.
Tiến sĩ Benjamin D. Levine, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư nội khoa tại Đại học Texas Southwestern Medical Center, cho biết may mắn sự thay đổi không có bất cừ tác động tiêu cực nào đối với sức khỏe phi hành gia Scott Kelly.
Tiến sĩ Benjamin D. Levine nói: “Phi hành gia đã làm rất tốt trong khoảng một năm. Trái tim của Scott Kelly thích nghi với môi trường không trọng lực, nó không bị rối loạn chức năng, công suất không bị giảm xuống mức nghiêm trọng. Ông ấy vẫn khỏe mạnh”.
Phi hành gia người Mỹ chia sẻ rằng ông đã cố gắng tập thể dục ngoài không gian. Do môi trường không có trọng lực, trái tim của ông không phải bơm căng, mất đi một phần thể lực do hoạt đông không phải gắng nhiều sức.
Sau khi trở về từ không gian, Scott Kelly nói rằng bản thân ông không có bất cứ triệu chứng khó chịu nào trong suốt thời gian ở ISS.
Trong các nghiên cứu trước đây, các mẫu máu, nước tiểu, phân của phi hành gia Scott Kelly được đưa về trái đất trên các phi thuyền tiếp tế để so sánh với mẫu của người anh em Mark Kelly.
Kết quả cho thấy Scott giảm 4% trọng lượng cơ thể trong khi ông Mark tăng 4%. Ông Scott bị suy giảm khả năng nhận thức về tốc độ và độ chính xác sau khi quay về Trái đất.
Các nhà khoa học nhận thấy hầu hết những thay đổi sinh học của Scott đều trở lại bình thường sau khoảng 6 tháng về lại trái đất ngoại trừ một vài biến đổi trong hệ thống miễn dịch và ADN.
Mặc dù phi hành gia vẫn khỏe mạnh, nhưng kết quả về sứ mệnh của Scott Kelly có thể là mối lo ngại tiềm tàng cho các sứ mệnh tới sao Hỏa trong tương lai.
Benjamin D. Levine cho biết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của Kelly và các phi hành gia, họ có thể sẽ ổn nhưng một số vấn đề khác có thể phát sinh nếu một phi hành gia bị ốm, bị thương hoặc không thể tập thể dục.
Nếu suốt quãng đường di chuyển trong môi trường không trọng lực hàng tháng trời, tim của các phi hành gia trở nên yếu dần thì họ có thể gặp vấn đề như cảm thấy lâng lâng hoặc thậm chí ngất xỉu trước khi bước chân lên sao Hỏa.
Bức xạ trên Mặt Trăng cao gấp 200 lần Trái Đất
Các nhà thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai sẽ tiếp xúc với lượng bức xạ mạnh gấp 2 - 3 lần so với phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Robot tự hành Trung Quốc hoạt động ở vùng tối của Mặt Trăng. Ảnh: CNN.
Nguy cơ từ bức xạ đòi hỏi phi hành gia hạ cánh trên Mặt Trăng phải trang bị tấm chắn dày để bảo vệ sức khỏe, theo nghiên cứu công bố hôm 25/9 trên tạp chí Science Advances. Trạm đổ bộ của Trung Quốc ở vùng tối của Mặt Trăng cung cấp những phép đo đầy đủ bức xạ tại đây. Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc và Đức báo cáo về dữ liệu bức xạ do tàu Hằng Nga 4 thu thập. Bộ dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn nguy cơ tiềm ẩn đối với những người bay tới Mặt Trăng, theo Thomas Berger, nhà vật lý ở Viện y thuộc Cơ quan Vũ trụ Đức.
Những phi hành gia trên Mặt Trăng sẽ phải chịu lượng bức xạ cao hơn từ 200 đến 1.000 lần so với trên Trái Đất, hoặc gấp 5 - 10 lần mức hành khách bay xuyên qua Đại Tây Dương tiếp xúc, theo nhà nghiên cứu Robert Wimmer-Schweingruber tại Đại học Christian-Albrechts ở Kiel, Đức. Ông nhấn mạnh cấu tạo cơ thể người không phù hợp với lượng bức xạ lớn đến vậy và cần có đồ bảo hộ.
Lượng bức xạ trên khắp bề mặt Mặt Trăng khá đồng đều, trừ khu vực gần thành của các miệng hố sâu. Wimmer-Schweingruber cho biết con số rất gần với mô hình dự đoán. Trên thực tế, bức xạ do tàu Hằng Nga 4 đo trùng khớp với số liệu từ thiết bị dò trên tàu NASA quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng cách đây hơn một thập kỷ, theo Kerry Lee, chuyên gia về bức xạ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson tại Houston.
Theo NASA, hai phi hành gia đầu tiên hạ cánh trên Mặt Trăng trong chương trình Artemis sẽ trải qua một tuần ở đây, lâu hơn gấp đôi so với phi hành đoàn Apollo cách đây nửa thế kỷ. Những chuyến thám hiểm sẽ kéo dài 1 - 2 tháng sau khi thiết lập căn cứ.
Trái Đất qua ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế Những bức ảnh tuyệt đẹp về Trái Đất được các phi hành gia chụp trong sứ mệnh lịch sử giữa NASA và SpaceX. Rạng sáng ngày 3/8 theo giờ Hà Nội, tàu Crew Dragon của SpaceX đã kết thúc sứ mệnh lịch sử khi đưa hai phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley của NASA trở về Trái Đất an toàn sau...