Tìm con thất lạc sau 32 năm nhờ nhận diện khuôn mặt
Một người đàn ông bị bắt cóc 32 năm trước tại Trung Quốc đã đoàn tụ với gia đình nhờ công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Mao Yin bị bắt cóc trước một khách sạn ở thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây vào năm 1988 khi mới 2 tuổi. Anh bị bán cho một cặp vợ chồng không con ở Tứ Xuyên.
Theo CNN, nhà chức trách địa phương vẫn đang điều tra vụ bắt cóc và không tiết lộ thông tin về cha mẹ nuôi của Mao. Trong thời gian được nuôi dưỡng, Mao không hề biết cha mẹ ruột đã tìm kiếm mình trong hơn 3 thập kỷ.
Mao (giữa) cùng cha mẹ ruột sau 32 năm xa cách. Ảnh: Weibo.
Đến cuối tháng 4, cảnh sát Tây An được báo cáo về người đàn ông Tứ Xuyên đã mua một đứa trẻ từ Thiểm Tây vào cuối những năm 1980.
Video đang HOT
Cảnh sát đã sử dụng nhận diện khuôn mặt để phân tích nét mặt lúc nhỏ của Mao, dự đoán khuôn mặt của anh trong tương lai rồi so sánh với hình ảnh có trong cơ sỡ dữ liệu quốc gia. Quá trình này không được công bố chi tiết.
Sau nhiều lần điều tra và đối chiếu, cảnh sát đã tìm thấy một người đàn ông tại Miên Dương có nét mặt giống Mao. Kết quả xác nghiệm DNA cho thấy đó chính là Mao, con trai mà cha mẹ ruột đang tìm kiếm trong suốt 32 năm.
Ngày 18/5, Mao, lúc này 34 tuổi, đã đoàn tụ với cha mẹ ruột trong buổi họp báo tổ chức bởi cảnh sát Tây An. Sau khi vào hội trường, Mao tiến đến cha mẹ và không cầm được nước mắt. Toàn bộ hình ảnh được truyền hình trực tiếp trên đài CCTV.
“Tôi không muốn mất con lần nữa. Tôi sẽ không để điều đó xảy ra”, Li Jingzhi, mẹ của Mao chia sẻ trong khi ôm chầm con trai thất lạc 32 năm.
Hiện Mao đang quản lý một doanh nghiệp trang trí nhà ở tại Tứ Xuyên, nhưng sẽ chuyển về Tây An để sống cùng cha mẹ ruột. Trong khi đó, Li đã bỏ việc để tìm kiếm con trai, phát hơn 100.000 tờ rơi và tham gia nhiều chương trình truyền hình. Bà cũng trở thành tình nguyện viên giúp tìm kiếm cha mẹ cho trẻ em, đến nay đã có 29 trường hợp đoàn tụ thành công.
Theo CCTV, Mao đã thấy Li nói về con trai mất tích trên truyền hình trước đó, dù cảm động nhưng không hề biết đó chính là mẹ ruột của mình.
Không có thống kê chính thức về số trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc mỗi năm. Trên Baby Come Home, website đăng tin trẻ em mất tích tại Trung Quốc đã có hơn 51.000 đơn tìm con cái. Theo Tân Hoa Xã, cảnh sát Trung Quốc đã tìm kiếm và đoàn tụ hơn 6.300 trẻ em bị bắt cóc cùng gia đình từ khi Bộ Công an triển khai cơ sở dữ liệu DNA toàn quốc năm 2009.
Ứng dụng nhận diện khuôn mặt tìm lại mái ấm cho hàng nghìn trẻ em Ấn Độ
Một ứng dụng nhận diện khuôn mặt được cảnh sát Ấn Độ triển khai đã giúp hàng nghìn trẻ em thất lạc đoàn tụ với gia đình.
Trẻ em bán hàng rong trên một đường phố ở Amritsar, Ấn Độ.
Mỗi năm, tại Ấn Độ lại có hàng chục nghìn trẻ em mất tích và nhiều trẻ em bị các đường dây buôn người đưa đến phục vụ các nhà hàng, cơ sở thủ công mỹ nghệ, lò nung gạch, các nhà máy sản xuất, hoặc ép buộc làm ăn xin...
Người giám sát chiến dịch Chiến dịch Nụ cười (Operation Smile), một chiến dịch ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em và tìm trẻ mất tích, Swathi Lakra cho biết trước đây, cảnh sát gặp thách thức lớn khi không biết làm cách nào để tìm lại gia đình cho những em nhỏ được giải cứu và thường phải đưa các em tới các cơ sở tạm trú trong thời gian dài mà chưa tìm được giải pháp tối ưu.
Việc đoàn tụ trẻ thất lạc với gia đình là một nhiệm vụ khó khăn tại Ấn Độ, quốc gia với 1,3 tỷ dân.
Cảnh sát bang Telangana đã phát triển công cụ nhận diện khuôn mặt trong khôn khổ Chiến dịch Nụ cười.
Nhờ ứng dụng này, cảnh sát đã quét hơn 3.000 hồ sơ và giúp hơn một nửa số trẻ em được giải cứu đoàn tụ với gia đình trong tháng Một vừa qua.
Ứng dụng này sử dụng một cơ sở dữ liệu được tập hợp gồm các bức ảnh và đặc điểm nhận dạng của tối đa 80 điểm trên khuôn mặt người để tìm điểm chung và giúp nhiệm vụ tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn ngay cả khi chỉ có những bức ảnh cũ.
Ứng dụng này cho phép khớp khoảng một triệu hồ sơ trong vòng một giây và có cả một công cụ tìm kiếm tên, giúp giảm thiểu các nguy cơ lọt kết quả vì tên của cha mẹ hoặc quê quán bị viết sai chính tả trong các hồ sơ.
Ứng dụng này thường xuyên được cập nhật dữ liệu từ các trại tạm trú dành cho trẻ em được cảnh sát giải cứu.
Công nghệ này từng được cảnh sát Delhi sử dụng thử nghiệm năm 2019 và giúp nhận diện gần 3.000 trẻ mất tích trong vòng vài ngày.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt có sử dụng trí tuệ nhân tạo được cho là có thể dẫn tới những nguy cơ bảo mật thông tin.
Luật sư N S Nappinai, một chuyên gia về luật bảo mật thông tin của Tòa án Tối cao Ấn Độ lưu ý dù nhiệm vụ giúp trẻ em thất lạc đoàn tụ với gia đình là quan trọng nhưng khi sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt cần cẩn trọng và chặt chẽ trong khâu lưu trữ dữ liệu./.
Theo B news
Cho phép người dùng đeo khẩu trang mở khóa FaceID, Apple thể hiện sự vượt trội của công nghệ nhận diện khuôn mặt trong mùa dịch Các nhà sản xuất Android không thể tung ra một bản cập nhật nào để cho phép các bác sỹ mở khóa điện thoại khi đang... đeo găng tay bảo hộ. Đã 3 năm trôi qua kể từ khi iPhone X được phát hành, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã thực sự trở nên quen thuộc với người dùng smartphone. Thiết kế...