Tìm căn nguyên gây viêm phúc mạc
Phúc mạc là một màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể và bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng.
Viêm phúc mạc là tình trạng viêm lớp phúc mạc, nguyên nhân thường do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nấm. Các tạng bị vỡ (thủng) trong bụng hoặc biến chứng của bệnh khác như chấn thương bụng cũng có thể gây viêm phúc mạc.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phúc mạc cấp, trong đó có thể do bệnh nhiễm trùng ở phúc mạc gây ra như: lao phúc mạc, viêm phúc mạc do phế cầu hoặc lậu cầu (chiếm tỉ lệ thấp).
Bên cạnh đó viêm phúc mạc thứ phát chiếm tỉ lệ cao hơn cả, đó là viêm phúc mạc do thủng túi mật, mật sẽ thấm vào phúc mạc gây viêm (viêm phúc mạc mật), thủng ruột, tắc ruột, thủng dạ dày, viêm ruột thừa vỡ, chấn thương thủng bụng (do đạn, bom mìn, do tai nạn lao động, tai nạn giao thông…).
Ngoài ra, viêm phúc mạc có thể do viêm phần phụ hoặc áp- xe ống dẫn trứng, vòi trứng hoặc vỡ tử cung xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ do không có sự cân xứng giữa khung chậu của người mẹ và kích thước đầu thai nhi hoặc thủng tử cung do nạo phá thai cũng là những nguyên nhân hay gặp gây viêm phúc mạc.
Căn nguyên gây viêm phúc mạc có thể do vi khuẩn hoặc do hóa chất. Viêm phúc mạc do vi khuẩn xâm nhập khoang bụng qua đường mạch máu hoặc do lây lan từ một ổ nhiễm trùng trong bụng hoặc do thủng vỡ một tạng rỗng (ruột, dạ dày, bàng quang…) khiến dịch và các chất bẩn từ các tạng đó mang theo vi khuẩn vào phúc mạc gây viêm.
Vi khuẩn có thể là vi khuẩn lao (do lao phúc mạc), vi khuẩn đường ruột như: E.coli, Proteus, Klebsiella, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn kỵ khí (C. difficil), nếu thủng các tạng rỗng (dạ dày, ruột, bàng quang…).
Hình ảnh viêm phúc mạc do vỡ túi mật.
Dấu hiệu nhận biết
Video đang HOT
Đau bụng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, vị trí đau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (thủng dạ dày, bụng đau dữ dội và bụng cứng như gỗ, vỡ ruột thừa, đau chủ yếu hố chậu phải và thượng vị…), kèm buồn nôn và nôn. Khi phúc mạc đã bị nhiễm trùng sẽ sốt cao hoặc rất cao (39 – 40oC).
Người bệnh mệt mỏi, hốc hác, bơ phờ, da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Nặng hơn có thể li bì, bán mê hoặc hôn mê, mạch nhanh, huyết áp tụt do mất nước, chất điện giải (nôn, sốt) và do ứ đọng nước trong lòng ruột và ổ bụng gây nhiễm độc tố vi khuẩn.
Khi nghi ngờ, các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như công thức máu (số lượng bạch cầu và tỉ lệ đa nhân trung tính tăng cao), tốc độ máu lắng, urê máu (tăng cao), xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp Xquang ổ bụng…
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phúc mạc gồm: Lọc màng bụng: viêm phúc mạc thường gặp phổ biến ở những người đang thực hiện liệu pháp lọc màng bụng; Bệnh lý khác. Các bệnh lý sau có thể tăng nguy cơ viêm phúc mạc: xơ gan, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, loét dạ dày, viêm túi thừa và viêm tụy; Tiền sử viêm phúc mạc. Nếu bạn đã từng bị viêm phúc mạc thì khả năng bị lại cao hơn những người chưa từng bị.
Rửa tay, dưới vòi nước trước khi chạm vào ống thông giúp ngừa viêm phúc mạc.
Phương pháp điều trị
Kháng sinh: dùng một liệu trình kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và phòng ngừa việc lan tràn vi khuẩn. Loại thuốc và thời gian trị liệu phụ thuộc vào độ nặng của bệnh.
Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật thường cần thiết để loại bỏ mô bị nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa, dạ dày, ruột già.
Phương pháp điều trị khác: Phụ thuộc vào dấu hiệu và triệu chứng, phương pháp điều trị trong lúc ở bệnh viện bao gồm giảm đau, truyền dịch đường tĩnh mạch, thở ôxy và trong vài trường hợp có thể truyền máu.
Phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh
Thông thường, viêm phúc mạc liên quan tới lọc màng bụng do vi khuẩn cần: Rửa tay, bao gồm bên dưới móng tay và giữa các ngón tay của bạn, trước khi chạm vào ống thông; Làm sạch vùng da xung quanh ống thông với chất diệt khuẩn hàng ngày; Lưu trữ các dụng cụ, vật tư lọc màng bụng ở nơi sạch sẽ; Đeo khẩu trang phẫu thuật trong lúc thay dịch lọc; Không ngủ với thú nuôi…
Hậu quả của viêm phúc mạc, nếu nặng, không phát hiện sớm và xử trí kịp thời có thể tử vong; nếu qua khỏi, điều trị tích cực, về sau có thể gây dính ruột, tắc ruột rất phức tạp. Vì vậy, sau khi ra viện, người bệnh luôn phải chú ý nếu có các dấu hiệu đau bụng, bí trung – đại tiện, buồn nôn, nôn phải khẩn trương đến bệnh viện ngay.
Phát hiện, xử trí sớm trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng, trong đó 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đoạn ruột bị lồng vào nhau sẽ bị hoại tử, dẫn đến thủng ruột và gây viêm phúc mạc (màng bụng).
Nguyên nhân gây lồng ruột
Hiện các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây lồng ruột. Tuy vậy, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải hiện tượng này như: độ tuổi bị lồng ruột nhiều nhất là trẻ 5 - 9 tháng tuổi;
Giới tính: chứng lồng ruột xảy ra nhiều hơn ở các bé trai; Các vấn đề bất thường: viêm ruột, khối u trong ruột, polype lồng ruột hoặc mắc bệnh gây rối loạn co bóp ruột, mắc hội chứng suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng lồng ruột
Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng từng cơn, khóc thét đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn,... Cơn đau bụng có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú; Nôn: ở giai đoạn đầu lồng ruột, trẻ bị nôn ra thức ăn. Ở giai đoạn muộn, trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng;
Đại tiện ra máu: thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, phân có nước nhầy; Với những trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì triệu chứng trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ bị lồng ruột,...
Trẻ bị lồng ruột cần được xử trí kịp thời.
Cách xử trí khi trẻ bị lồng ruột
Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn ói nhiều, phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám, siêu âm, chụp X-quang ruột, chụp CT.
Trong trường hợp phụ huynh đưa trẻ đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau, gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu hay thậm chí là hoại tử, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bị lồng này. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ cũng rất khó khăn, phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng. Vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện lớn ngay khi bé có dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột.
Hình ảnh lồng ruột.
Chăm sóc trẻ sau khi tháo ruột lồng
Tỷ lệ lồng ruột tái phát cao trong vòng 48 giờ sau khi tháo lồng, do vậy bố mẹ hay người chăm trẻ phải chú ý biểu hiện của lồng ruột tái phát như: đau bụng đột ngột, trẻ khóc thét, bỏ chơi, biếng ăn, nôn ói,... để đưa trẻ khám ngay; Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc, không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa kê;
Sau khi tháo ruột lồng vẫn cho trẻ ăn uống, sinh hoạt như bình thường, không cần phải kiêng cữ nên cho trẻ vui chơi, vận động mạnh hay nhún nhảy quá nhiều vì việc này không ảnh hưởng đến lồng ruột; Với trẻ bị lồng ruột tái phát nhiều lần, phụ huynh không nên quá lo lắng, chỉ cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ ngoại nhi để được tư vấn và xử trí cho trẻ.
Quan trọng là phát hiện bất thường của trẻ và đưa đi khám kịp thời; Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa đông xuân, ăn uống vệ sinh, tránh nguy cơ viêm hạch mạc treo dẫn tới lồng ruột.
Lồng ruột là bệnh lý nguy hiểm, trẻ cần được thăm khám ở giai đoạn sớm, nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, sau khi điều trị bệnh, chế độ chăm sóc trẻ sau khi tháo lồng ruột cũng cần được chú ý. Vì thế các bậc cha mẹ nên chọn địa chỉ thăm khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm, chuyên môn để chăm sóc và điều trị tốt nhất cho trẻ.
Nam thanh niên bị hoại tử ruột do mắc hội chứng hiếm gặp Tại bệnh viện, bệnh nhân được phát hiện nhiều chấm đen quanh môi, trong miệng, mí mắt, tay, chân và hậu môn. Bệnh nhân là nam thanh niên 20 tuổi có biểu hiện đau bụng quanh rốn và rối loạn tiêu hóa. Khi tới cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), bệnh nhân bắt đầu đau bụng và...