TikTok Việt Nam: Ngay cả bố mẹ, thầy cô cũng thiếu kỹ năng để an toàn trên mạng
Theo đại diện TikTok Việt Nam, một thực trạng ở Việt Nam là không chỉ các em học sinh mà thậm chí cả bố mẹ, thầy cô giáo cũng thiếu một số kỹ năng, thậm chí là kỹ năng cơ bản để làm sao có thể an toàn trên mạng.
Nhận định trên được ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam, thành viên Ban tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 chia sẻ tại cuộc gặp mặt báo chí giới thiệu về cuộc thi mới đây.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam chia sẻ tại buổi giới thiệu cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.
Nhấn mạnh bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nói riêng đang là mối quan tâm chung của xã hội, ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội và mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đồng hành tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” đều coi việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em là mối ưu tiên hàng đầu.
Đại diện TikTok Việt Nam đánh giá cao sáng kiến Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cùng sự bảo trợ của 3 Bộ: TT&TT, GD&ĐT, LĐTB&XH trong việc tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”.
“Đây không chỉ là cuộc thi để cho các em học sinh, mà còn là hoạt động để các em cùng với gia đình, bố mẹ, thầy cô có được kiến thức để bảo vệ con em mình trên môi trường mạng. Chúng tôi tin rằng với cuộc thi được tổ chức rất quy mô, được sự hỗ trợ lan tỏa bởi các cơ quan truyền thông thì sau 3 tháng, 6 tháng nữa các phụ huynh, học sinh Việt Nam sẽ có nhiều kiến thức hơn để có thể tự bảo vệ mình”, ông Nguyễn Lâm Thanh chia sẻ.
Đại diện Bộ LĐTB&XH, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho hay, có rất nhiều lợi ích khi trẻ em tham gia môi trường mạng. Nhưng bên cạnh đó, các em gặp rất nhiều rủi ro cũng như nguy cơ xâm hại trên môi trường mạng.
Video đang HOT
Theo thống kê của Tổng đài 111 trực thuộc Cục Trẻ em, trong năm 2020 có 229 cuộc gọi đến Tổng đài liên quan đến tư vấn cũng như hỗ trợ can thiệp các ca xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Đến năm 2021, con số này tăng lên gấp đôi: 458 cuộc gọi kể cả tư vấn về trẻ em trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ can thiệp các ca trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.
“Do vậy, việc trang bị “vắc xin số” để các em có những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên mạng là rất cần thiết, cần sự vào cuộc của các bên”, bà Nguyễn Thị Nga nói.
Cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” 2022 sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các em học sinh, phụ huynh và nhà trường.
Ở góc độ của cơ quan chủ trì Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025″, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, tại Việt Nam, 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1 – 3 tiếng.
Môi trường Internet mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho trẻ em như cung cấp kiến thức, thông tin; tương tác, chia sẻ, kết nối; vui chơi, giải trí hấp dẫn, đa dạng. Tuy vậy, Internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với nhóm đối tượng là trẻ em – vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, mọi hoạt động làm việc, học tập hầu hết diễn ra trực tuyến, kéo theo gia tăng những nguy cơ, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng như: Tiếp cận với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm, thông tin tiêu cực, vi phạm pháp luật…) làm lệch lạch suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; Phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ; Bắt nạt trực tuyến; Sử dụng quá mức và nghiện Internet; Bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, mại dâm, bị xâm hại tình dục,…
“Với vấn đề nêu trên, cách tốt nhất là trang bị cho trẻ các kiến thức, kỹ năng, công cụ cần thiết, những thứ có thể coi như là “vắc xin số” để trẻ em có thể tự bảo vệ, tự phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng”, ông Nguyễn Thành Phúc cho hay.
TikTok ngập "rác"
Ra đời chưa bao lâu, TikTok trở thành kênh sản xuất và lan tỏa nội dung hiệu quả với tốc độ phát triển nhanh khủng khiếp, song cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại
Nền tảng video dạng ngắn TikTok chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 4-2019 với mục tiêu giúp đa dạng hóa phương thức sản xuất nội dung, tôn vinh sự sáng tạo của người Việt. Nhưng không bao lâu, TikTok đã bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí là những hạn chế "chết người".
Cạm bẫy với trẻ em
Báo New York Post cách đây ít ngày đăng tải thông tin một bé gái 10 tuổi ở bang Pennsylvania (Mỹ) mất mạng khi tham gia trò chơi Blackout Challenge (Thử thách ngạt thở) của TikTok. Bé gái này được cho là đứa trẻ thứ 5 tại Mỹ thiệt mạng khi tham gia thử thách ngạt thở trong năm nay. Trò chơi độc hại này đòi hỏi người tham gia nín thở cho đến khi ngất xỉu. Tuy đã xuất hiện cách đây rất lâu nhưng Blackout Challenge thực sự hồi sinh khi TikTok ra đời với những clip thu hút hàng triệu lượt xem.
TikTok lôi cuốn 1 tỉ người dùng trên thế giới nhờ sức hút của các video dạng ngắn
Tại Việt Nam, mặc dù chưa ghi nhận chính thức thảm kịch nào từ các trò chơi xấu độc trên TikTok, song cũng đã có những cái chết thương tâm xảy ra đối với trẻ em liên quan đến những thử thách trên mạng xã hội.
Đáng lo ngại, TikTok dường như có sự hấp dẫn đặc biệt với trẻ em và giới trẻ trong độ tuổi từ 13 đến ngoài 20. Sức hấp dẫn từ nền tảng này vượt xa các nền tảng ra đời sớm hơn như YouTube, Facebook... một phần nhờ đặc thù nội dung là các video ngắn, phong phú và đầy kích thích. "TikTok cho phép trẻ em từ 13 tuổi trở lên có thể mở tài khoản và sử dụng nhưng không giới hạn nội dung tiếp cận. Trong khi đó, trên nền tảng này nhan nhản video nội dung 18 , cờ bạc, trò chơi thử thách nguy hiểm... Nhiều trẻ em vẫn đang ở nhà học online, còn cha mẹ đã đi làm trở lại nên không thể kiểm soát con một cách sát sao được" - chị Hoài Anh (quận Đống Đa, TP Hà Nội) lo lắng.
Thực tế, mối nguy hại của TikTok đối với trẻ em đã được chính quyền nhiều nước trên thế giới nhận ra và kiên quyết yêu cầu nền tảng này có giải pháp xử lý. TikTok cũng bắt đầu đưa ra điều khoản dành riêng cho người dùng nhỏ tuổi, song việc này chỉ hữu dụng khi người dùng khai báo thông tin trung thực. Nếu so với nhiều đợt "thanh lọc" tài khoản của Facebook thông qua yêu cầu khai báo tên, tuổi thật và cung cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân... thì việc kiểm soát tài khoản của TikTok hiện rất lỏng lẻo.
Cần tăng chế tài quản lý
TikTok đã vượt qua Google để trở thành tên miền có lượng truy cập nhiều nhất thế giới năm 2021, tăng 6 bậc so với năm ngoái. Ở Việt Nam, chỉ sau 2 năm rưỡi kể từ khi ra mắt, TikTok lôi kéo lượng người dùng bằng khoảng 40% dân số. Các con số này cho thấy sức "nóng" của nền tảng video dạng ngắn cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến người dùng ở cả mặt tích cực và tiêu cực.
Một chuyên gia công nghệ góp ý TikTok nên có giải pháp chặn chính xác, nhanh chóng các nội dung khiêu dâm, bình luận tục tĩu, trò chơi nguy hại... đối với trẻ em, nhất là khi lượng người dùng trẻ em trên nền tảng này chiếm đến 30%. Ngoài ra, nền tảng cũng nên bổ sung quy định và giải pháp kiểm soát chặt chẽ người dùng, ví dụ tăng độ tuổi người được phép sử dụng nền tảng lên 15-16 tuổi. "Cách đây ít ngày, Nga đã phạt TikTok số tiền 4 triệu rúp vì không xóa nội dung được nước này cho là bất hợp pháp. Các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng nên mạnh tay, quyết liệt hơn trong xử lý những mạng xã hội đăng tải nội dung độc hại để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng" - chuyên gia này nói.
Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành NTS Việt Nam - nhà phân phối hãng bảo mật Kaspersky Việt Nam, chỉ rõ việc cắt ghép, lồng âm thanh, lời nói của người chơi TikTok vào các đoạn video chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến thông tin sai lệch, tục tĩu, bạo lực, khiêu dâm... xuất hiện rất nhiều trên nền tảng này.
Ông Vũ cho rằng cơ quan quản lý cần có cơ chế giám sát, phát hiện và yêu cầu mạng xã hội gỡ bỏ nhanh chóng những video có nội dung xấu độc, đi ngược truyền thống văn hóa dân tộc và pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định của Luật An ninh mạng, Bộ Luật Hình sự và các nghị định liên quan đối với cá nhân phát tán video xấu độc trên TikTok. "Trong lúc chưa triển khai được giải pháp kiểm soát hữu hiệu nền tảng mạng xã hội, người dùng cần có ý thức tự bảo vệ mình. Đặc biệt, gia đình nên quan tâm, giám sát con cái trong việc tiếp cận các thông tin trên mạng internet để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của trẻ cũng như tránh nguy cơ lệch lạc trong phát triển nhân cách" - ông Vũ lưu ý.
Theo ông Nguyễn Ngọc Long, người sáng lập Truyền thông Trăng Đen, không riêng TikTok, bất cứ mạng xã hội nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với người sử dụng. Do đó, để các mạng xã hội nói chung có thể phát triển an toàn, lành mạnh, cần làm tốt 4 yếu tố: ý thức người dùng, định hướng truyền thông, chính sách của nhà quản lý mạng xã hội và hành lang pháp lý của nước sở tại.
"Các mạng xã hội thường có chính sách chung trên toàn cầu và tuân thủ luật pháp sở tại. Tại Mỹ, một số mạng xã hội thậm chí phải điều trần trước Quốc hội về cáo buộc gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ em. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải xây dựng được khung pháp lý đủ chặt chẽ để kiểm soát nền tảng xuyên biên giới. Nhiều quốc gia thành lập những tổ chức chuyên kiểm soát hoạt động của mạng xã hội nhằm bảo vệ người dùng nhưng Việt Nam chưa có. Cần thiết phải nghĩ đến việc xây dựng một tổ chức như vậy" - ông Long nêu.
TikTok thử nghiệm nút 'Repost' để chia sẻ clip với bạn bè TikTok đang thử nghiệm nút "Repost" trong ứng dụng của mình để cho phép người dùng nhanh chóng chia sẻ lại một đoạn clip với những người theo dõi của họ. Theo Engadget, tính năng mới mà công ty mô tả là một bản thử nghiệm ban đầu và vẫn chưa có sẵn cho tất cả mọi người, chỉ được thử nghiệm ở...