TikTok khẳng định lý do thuyết phục để minh oan trước lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump
TikTok mới đây khẳng định máy chủ của nó đặt ở Mỹ và mọi yêu cầu dữ liệu phải được chính phủ Mỹ thông qua.
Người đứng đầu mảng bảo mật của TikTok cho biết chính phủ Trung Quốc không thể có dữ liệu người dùng từ ứng dụng này, trái với những quan ngại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
TikTok một lần nữa khẳng định máy chủ của nó đặt ở Mỹ. Ảnh: Yahoo Finance
Trong một bài phỏng vấn với Cyberscoop, ông Roland Cloutier, người đứng đầu mảng bảo mật của ByteDance toàn cầu, công ty mẹ TikTok, nói rằng bất kì yêu cầu nào liên quan đến dữ liệu người dùng TikTok từ chính phủ Trung Quốc cũng phải được chính phủ Mỹ thông qua vì máy chủ của TikTok đặt ở Mỹ. Thực tế, ứng dụng TikTok không hoạt động tại Trung Quốc. Ở quốc gia tỉ dân, ByteDance triển khai một ứng dụng tương tự có tên Douyin.
“Chúng tôi có các quy trình cụ thể khi một cơ quan pháp luật hoặc cơ quan chính phủ yêu cầu thông tin, và bởi vì chúng tôi ở Mỹ, mọi thứ phải được chính phủ Mỹ thông qua,” ông Cloutier khẳng định. TikTok trước đó nhiều lần khẳng định máy chủ của mình đặt ở Mỹ và dữ liệu sao lưu đặt ở Singapore.
Video đang HOT
“Chúng tôi đơn giản là không chia sẻ dữ liệu với chính phủ, bao gồm cả chính phủ Trung Quốc,” người đứng đầu mảng bảo mật của TikTok nói thêm.
Tương lai cỉa TikTok ở Mỹ vẫn là một ẩn số. Ảnh: CNET
Tương tự nhiều công ty mạng xã hội khác, TikTok cũng nhận được các yêu cầu thông tin từ chính phủ, ví dụ, để thực hiện các hoạt động điều tra của cảnh sát. Dù vậy, Cloutier khẳng định TikTok chưa từng nhận được yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc vì nó không hoạt động ở nước này.
Khi được hỏi về việc ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc và phải tuân thủ các yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc, ông Cloutier cũng không tỏ ra nao núng. “Thông tin là thông tin. Nó nằm trong luật của quốc gia mà nó xuất phát. Vì thế điều này không thay đổi điều gì,” ông nói.
Trụ sở ByteDance ở Trung Quốc. Ảnh: WSJ
Hôm 6/8, Tổng thống Donald Trump kí một sắc lệnh hành pháp trong đó chặn tất cả các giao dịch với ByteDance. Ban đầu, sắc lệnh hành pháp này được ấn định sẽ có hiệu lực trong vòng 45 ngày song sau đó Tổng thống Mỹ kéo dài thời hạn thành 90 ngày. Trong thời gian này, TikTok cần bán mảng vận hành tại Mỹ cho một hãng công nghệ Mỹ, hoặc không, nó sẽ bị cấm. Lúc này, Microsoft, Walmart, Oracle, Twitter và có thể là cả Alphabet có thể là những công ty đang ngồi trên bàn đàm phán.
Sau tất cả, Apple là người gánh hậu quả nặng nhất từ vụ WeChat
Tổng thống Donald Trump không hề tỏ ra lo ngại về lệnh cấm WeChat sẽ làm tổn thương Apple như thế nào.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu vừa qua, Tổng thống Mỹ - Donald Trump tỏ ra không quan tâm đến tác động mà lệnh cấm WeChat có thể gây ra đối với hoạt động kinh doanh của Apple. Trước đó, vào đầu tháng 8, ông Trump đã ký lệnh cấm mọi giao dịch giữa các công ty Mỹ với TikTok và WeChat do Trung Quốc sở hữu. Trên thực tế, điều đó đồng nghĩa với việc cấm cả hai ứng dụng từ Mỹ, mặc dù vẫn chưa rõ tác động của nó trên toàn cầu.
CEO Apple - Tim Cook và Tổng thống Mỹ - Donald Trump.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Apple đã cùng với một số công ty lớn khác kêu gọi chấm dứt các lệnh điều hành. Các "ông lớn" bao gồm Disney, Ford và Walmart.
Khi được phóng viên Bloomberg phỏng vấn tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào sáng thứ Sáu về việc liệu có lo ngại về ảnh hưởng của lệnh cấm đối với doanh số bán iPhone ở Trung Quốc và các thị trường khác hay không, ông Trump chỉ trả lời "whatever", tỏ ý không hề quan tâm tới điều này. Vị Tổng thống nhấn mạnh: "Phải làm những gì tốt nhất cho an ninh của đất nước chúng ta. Trung Quốc đã làm cho chúng ta thất vọng nặng nề."
WeChat là một ứng dụng rất phổ biến đối với người dùng Trung Quốc. Và trong một cuộc khảo sát của Bloomberg được thực hiện vào tháng 8, có tới 95% người được hỏi ở Trung Quốc nói rằng, họ thà từ bỏ iPhone để sử dụng Android còn hơn là bỏ WeChat.
Ảnh concept iPhone 12 Pro năm nay.
Trong khi đó, vào hôm thứ Hai, nhà phân tích Ming-Chi Kuo đã đưa ra lời cảnh báo: lệnh cấm hoàn toàn đối với WeChat có thể làm giảm lượng xuất xưởng iPhone toàn cầu khoảng 30%. Hiện vẫn chưa rõ liệu lệnh cấm của Mỹ sẽ chỉ ngăn chặn việc sử dụng WeChat ở quốc gia này hay có thể buộc Apple rút 2 ứng dụng này hoàn khỏi App Store toàn cầu hay không. TenCent, công ty mẹ của WeChat hiện vẫn đang tìm kiếm câu trả lời rõ ràng.
Lệnh cấm TikTok của Trump có thể hoãn lại nếu một công ty Mỹ mua lại thành công nền tảng truyền thông xã hội. Cho tới nay, Microsoft đang đàm phán để thực hiện thương vụ này. Tuy nhiên, việc mua lại WeChat vẫn chưa được tiến hành.
TikTok đang bị sốc vì lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump, dọa kiện Mỹ Trong một tuyên bố do TikTok đưa ra, công ty cho biết họ rất sốc khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một lệnh hành pháp cấm giao dịch với hãng và WeChat trong 45 ngày. TikTok dọa sẽ kiện Nhà Trắng vì lệnh hành pháp gần đây Theo Neowin, TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng họ cung cấp...