TikTok điều tra loạt video cổ súy nhịn ăn
Dù TikTok đã đưa ra chính sách cấm quảng cáo nhịn ăn và thuốc giảm cân, phóng viên của The Guardian vẫn phát hiện những bài đăng có nội dung liên quan trôi nổi trên ứng dụng.
Một tài khoản kêu gọi chia sẻ phương pháp giảm cân cấp tốc trong vòng 3 ngày bất chấp sức khỏe
Sau khi sự việc được tờ The Guardian đăng, TikTok đã mở cuộc điều tra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn những từ khóa vi phạm xuất hiện trên thanh tìm kiếm. 6 tài khoản tuyên truyền giảm cân không lành mạnh cũng vừa bị cấm hoạt động.
Hiện nay TikTok là một trong những ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng nhất thế giới với hơn 800 triệu người dùng. Nửa số thành viên ở độ tuổi từ 16 đến 24 – độ tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai sự thật trên mạng. Tháng 9 vừa qua, TikTok phải ban hành chính sách cấm các quảng cáo giảm cân sau khi bị hàng loạt người dùng phản đối.
Video đang HOT
Bất chấp nguyên tắc cộng đồng mới của TikTok, những tài khoản này vẫn tiếp tục chia sẻ các liệu pháp giảm cân nguy hiểm nhưng kèm dòng cảnh báo: “Nếu bạn không thích việc nhịn đói thì làm ơn rời khỏi đây”, hoặc “luồn lách” bằng cách lập nhiều tài khoản phụ, thiết lập chế độ riêng tư, chặn bạn bè… để không bị báo cáo. Ngoài ra, họ còn gắn hashtag bằng các từ đồng nghĩa, cố tình gõ sai chính tả sao cho qua mặt được ban kiểm duyệt.
TikTok khó có thể gỡ bỏ những nội dung độc hại khỏi nền tảng
Ysabel Gerrard – giảng viên về truyền thông kỹ thuật số và xã hội tại Đại học Sheffield (Anh) cho biết: “Chỉ mất hơn 30 giây để tìm thấy một tài khoản tuyên truyền nhịn ăn trên TikTok. Khi đã theo dõi đúng người, trang đề xuất của TikTok sẽ tự động giới thiệu cho bạn những nội dung tương tự. Điều này là do TikTok được thiết kế để hiển thị những gì nó nghĩ bạn muốn xem”.
Mục For You của TikTok là nguồn cấp dữ liệu dựa trên lịch sử hoạt động của người dùng. Nếu bạn thường tìm kiếm những nội dung về ẩm thực thì thuật toán sẽ gợi ý video có liên quan. Đây là một trong những lỗ hổng khiến chính sách mới của TikTok không thực sự triệt để.
Kể từ khi báo chí phanh phui các nội dung độc hại trên TikTok, công ty đã lắng nghe và thực hiện từng bước giải quyết vấn đề. Gerrard chia sẻ: “Tôi hoan nghênh công ty đã làm vậy. Tuy nhiên, có một số việc TikTok cần làm để giúp nền tảng an toàn hơn nữa”. Cô chỉ ra rằng việc ngăn chặn tìm kiếm bằng hashtag vẫn chưa đủ hiệu quả, vì người dùng TikTok có thể tiếp cận nội dung mới không chỉ bằng hashtag mà còn bằng nhiều phương pháp khác.
Gerrard thừa nhận rằng việc xóa hoàn toàn nội dung liên quan đến giảm cân rất khó. Cô nhấn mạnh: “TikTok cần phải cẩn thận khi giới hạn kết quả tìm kiếm tên người dùng vì vẫn có những tài khoản lan truyền thông điệp chữa lành, phục hồi. Những kênh truyền thông xã hội cũng có thể giúp ích cho người mắc chứng biếng ăn”.
Tiến sĩ Jon Goldin – Phó chủ nhiệm Khoa trẻ em và vị thành niên tại Đại học Tâm thần Hoàng gia kêu gọi các công ty truyền thông xã hội có những biện pháp mạnh để ngăn chặn hành vi tuyên truyền này. Trước ý kiến của dư luận, đại diện TikTok phản hồi: “Ngay sau khi vấn đề này được báo cáo, chúng tôi đã cấm các tài khoản, xóa nội dung và những từ khóa tìm kiếm vi phạm nguyên tắc. Khi nội dung thay đổi, chúng tôi sẽ làm việc với các chuyên gia để cập nhật công nghệ, xem xét các quy trình nhằm đảm bảo chúng tôi có thể ứng phó kịp thời”.
TikTok sẽ cho người dùng biết lý do video bị xóa
Thay vì xóa video và chỉ đưa ra lý do không rõ ràng thì từ bây giờ TikTok sẽ đưa ra nguyên nhân cụ thể cho người dùng khi tiến hành xóa video.
Giao diện thông báo lý do video bị xóa trên TikTok
TikTok từ trước đến nay không giải thích lý do tại sao công ty xóa video của người dùng khỏi nền tảng. Người dùng chỉ nhận được thông báo lý do xảy ra điều đó vì đã vi phạm "nguyên tắc cộng đồng" của công ty theo một cách nào đó.
Nhưng từ bây giờ, TikTok cho biết sẽ cung cấp cho người dùng ít nhất một lý do cụ thể tại sao video "biến mất", bằng cách đặt tên cho vi phạm. Cách làm việc này khá giống với một số công ty khác hiện tại áp dụng.
Như trước đây, bạn sẽ có thể gửi kháng nghị về việc bị xóa video. TikTok cho biết họ đã thử nghiệm những thông báo vi phạm trong một vài tháng và số lượng phản hồi thực sự giảm 14%.
Và đây là động thái được nhiều người dự đoán trước vì vào tháng 7.2020 công ty phát hành các báo cáo mang tính minh bạch lần thứ hai, tiết lộ các lý do cụ thể xóa từng video.
Hơn 170.000 video của người Việt đã bị YouTube gỡ bỏ trong quý III/2020 Các video bị gỡ bỏ vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của YouTube trong quý III/2020 của Việt Nam, giảm nhẹ so với quý trước đó. Như thường lệ, hàng quý Google sẽ đưa ra bản báo cáo minh bạch trong đó liệt kê số lượng các video và kênh đã bị gỡ bỏ trên YouTube do vi phạm tiêu chuẩn cộng...