TikTok cập nhật sticker để người dùng quyên tiền từ thiện
Các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội video TikTok có thể thêm sticker Donation ( quyên góp) trên video của mình để khuyến khích người dùng tặng tiền từ thiện trong đại dịch Covid-19.
Người dùng Việt Nam chưa thể quyên góp cho chiến dịch chống Covid-19 qua TikTok
Sau khi sticker mới được thêm vào các video và nội dung phát trực tiếp, người dùng chỉ cần chạm vào biểu tượng đó sẽ được dẫn sang một trang quyên tiền từ thiện ngay trong ứng dụng TikTok. Tại đây, họ sẽ thêm thông tin tài khoản tín dụng (thanh toán quốc tế) của mình vào và chọn số tiền muốn quyên góp. TikTok dự kiến sẽ chạm mốc 10 triệu USD quyên góp được trên toàn cầu tính tới cuối tháng 5.2020.
Danh sách các tổ chức nhân đạo gồm Quỹ CDC, Meals on Wheels, quỹ James Beard tại Mỹ, Hội Chữ thập đỏ Anh, Quỹ Hỗ trợ nhạc sĩ (Anh). Đại diện TikTok cho biết hãng đang cố gắng chọn những tổ chức nhân đạo chuyên hỗ trợ cho nhóm cộng đồng sử dụng dịch vụ của mình và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Các tổ chức có tên trong danh sách trên đang có vai trò quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 nhưng tính năng sẽ không dừng lại sau giai đoạn khủng hoảng này. Theo TikTok, sticker quyên góp vẫn tiếp tục hiển thị và là một tính năng vĩnh viễn trên nền tảng này. Hiện sticker mới chỉ khả dụng tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Ý.
Video đang HOT
Theo TheVerge, mạng xã hội chia sẻ video của Trung Quốc không phải là hãng đầu tiên trong lĩnh vực hiện thực hóa các sticker quyên tiền nhân đạo. Năm ngoái, cả Facebook và Instagram đã bổ sung tính năng tương tự trên hệ thống hiển thị Stories của hãng. Instagram cho phép các tổ chức phi lợi nhuận thêm nút quyên tiền vào trang chính của họ.
Nếu là một người chuyên chia sẻ nội dung trên TikTok, người dùng có thể tự thêm sticker quyên góp vào video của mình trong phần cài đặt trang bằng cách chọn vào biểu tượng quyên tiền cho chiến dịch chống Covid-19, sau đó chọn một tổ chức (trong danh sách đã nêu) để sticker hiển thị trên video. TikTok sẽ tự động thêm hashtag #doubleyourimpact vào mọi video có hiển thị sticker. Người quyên góp cần phải đủ 18 tuổi trở lên để thực hiện hành vi của mình.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới người làm nội dung YouTube như thế nào?
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực, trong đó có những ngành nghề nhạy cảm với các biến động của xã hội như các nhà sáng tạo nội dung (creator) của YouTube.
Covid-19 phủ bóng đen lên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành làm nội dung YouTube
Hiện dịch Covid-19 đã lây nhiễm tới hơn 1 triệu người. Các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa mọi người trong cộng đồng, bao gồm cả các đề xuất làm việc tại nhà và thậm chí tạm thời đóng cửa một số dịch vụ không cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các ngành nghề trong xã hội, trong đó có các nhà sáng tạo nội dung số YouTube và cả người theo dõi.
Có lẽ đó cũng là lý do mà gần đây một số người dùng YouTube (YouTuber) cũng tỏ ra lo lắng với diễn biến dịch bệnh và những hệ lụy từ nó. Theo chia sẻ của một thành viên trên group Facebook "Học viện YouTube" thì "YouTube cũng bắt đầu ngấm đòn Covid-19 rồi các bác ạ, view (lượt xem) vẫn thế mà doanh thu giảm quá nửa". Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, Thanh Niên đã trao đổi với một số YouTuber trong ngành công nghệ và được xác nhận điều này khá đúng với tình hình hiện nay.
Cụ thể, theo một YouTuber khá có tiếng trong mảng review điện thoại và thiết bị công nghệ tại TP.HCM là T.A - người đã mở studio riêng để dồn toàn tâm toàn ý vào ngành này, cho biết. Cốt lõi vấn đề ở đây là do dịch Covid-19 nên nhiều công ty cân nhắc ngừng hoặc hạn chế chạy quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (trong đó có YouTube) để cắt giảm chi phí và xem xét hiệu quả. Ngoài ra, CPC (cost-per-click, số tiền tính trên mỗi lần nhấp chuột) của YouTube chi trả cho các kênh cũng bị cắt giảm.
Theo YouTuber này, "quy trình kiếm tiền từ YouTube thường bao gồm các bước: Xây dựng video, nhà quảng cáo đặt quảng cáo ở YouTube, YouTube cho hiển thị quảng cáo ở video đó, người xem click (nhấp chuột) vào quảng cáo, từ đó người làm video mới được trả tiền. Nên có những campain (chiến dịch) mà nhà quảng cáo rót nhiều tiền vào thì cùng là lượng view đó, nhưng quảng cáo hiển thị ở dạng không thể bỏ qua (bạn phải đợi chạy xong) thì người làm video càng được nhiều tiền. Mấu chốt vấn đề ở đây là hiện nay các bên hầu như không đặt quảng cáo nữa, nên anh em làm YouTube cũng "móm" theo".
T.A cho biết thêm, anh làm việc chủ yếu với các đại lý nhưng giờ các đại lý cũng đang phải vật lộn vì ảnh hưởng của đại dịch nên riêng doanh thu tháng 3 vừa rồi của anh bị giảm gần 50%, anh dự báo tháng 4 này sẽ còn sụt giảm mạnh hơn nữa.
Còn theo C.H - một YouTuber trẻ mới nổi sau khi tách ra làm riêng và đã xây dựng một kênh công nghệ ấn tượng với hàng ngàn lượt xem trên các nội dung, vấn đề này gần đây đã được YouTube gợi ý dưới dạng chính thức và không chính thức. Cụ thể, theo C.H, "YouTube có chia sẻ sơ qua hai ý, trong đó: Thứ nhất là họ phải giảm lượng nhân viên YouTube làm việc ở văn phòng nên có thể xóa cả các video trong diện nghi vấn dù không vi phạm bản quyền. Thứ hai, tùy từng nội dung mà YouTube sẽ "bóp" quảng cáo lại, ví dụ đợt này YouTube tập trung nhiều cho các video tin tức về Covid-19 chính thống nên các nội dung khác hoặc là giảm lượt xem do không còn được nằm trong mục đề xuất, hai là quảng cáo ít xuất hiện".
Các kênh YouTube nhỏ ít bị ảnh hưởng do ít phụ thuộc vào quảng cáo
Tuy nhiên, không phải kênh nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề như kênh của hai YouTuber T.A và C.H, các kênh YouTube nhỏ hơn (lượng người xem ít hơn) có vẻ ít bị ảnh hưởng do không quá phụ thuộc vào quảng cáo (ít được đặt quảng cáo). Chẳng hạn, theo anh Trần Ngọc Phước - sở hữu kênh YouTube Phước Phè Phỡn, một kênh video chuyên về công nghệ cho biết, "mình thấy doanh thu cũng bình thường, chắc do kênh của mình có lượng người đăng ký chưa nhiều hoặc do không tham gia network (mạng lưới các nhà sáng tạo YouTube) nên không thấy giảm gì".
Hiện kênh của Phước đã có khoảng hơn 30.000 lượt người đăng ký với một số video lên tới nửa triệu lượt xem, và anh chỉ coi YouTube là một nơi để sáng tạo theo sở thích và đam mê chứ không phải là công việc chính.
Có thể thấy, rõ ràng đại dịch do virus Corona chủng mới gây ra đã ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề và thu nhập của những người sáng tạo nội dung số trên YouTube cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. YouTube cũng buộc phải cắt giảm bớt chi phí trả cho các nhà sáng tạo để dồn nguồn lực cho các video hỗ trợ đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và chi trả cho nhân viên làm việc ở nhà.
Nhưng cũng nhờ vậy mới thấy rằng nếu các nhà sáng tạo nội dung số phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo thì các biến động như thế này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhưng nếu không có quảng cáo thì bài toán doanh thu cũng khó bề giải quyết với những người làm về YouTube. Đó cũng là thứ khiến các nhà sáng tạo số phải lựa chọn khi tham gia các nền tảng như YouTube hay TikTok.
Hữu Thắng
Vietcombank điều chỉnh tính năng chuyển tiền từ thiện trên VCB-Mobile B@nking Đối với các khách hàng sử dụng hệ điều hành này có nhu cầu chuyển tiền từ thiện trên ứng dụng VCB-Mobile B@nking, khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền qua tính năng Chuyển tiền trong Vietcombank. Nhằm đáp ứng các chính sách của Apple, từ ngày 22/04/2020, Vietcombank thông báo tạm ngừng cung cấp tính năng chuyển tiền từ thiện đối...