Tiểu thương kinh doanh ở chợ, cần biết gì khi vay vốn ngân hàng?
Tết Nguyên đán sắp đến là dịp để nhiều cá nhân, hộ tiểu thương, doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh, làm ăn buôn bán. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động kinh doanh đòi hỏi họ phải vận dụng sức mạnh từ nguồn vốn ngân hàng. Dưới đây là ý kiến tư vấn của ngân hàng trong trường hợp cụ thể là một hộ tiểu thương có cửa hàng kinh doanh tại chợ đầu mối và đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô, nhập thêm hàng phục vụ Tết.
Theo ý kiến của các chuyên gia ngân hàng, việc lựa chọn ngân hàng khi cần vay vốn là một quyết định sáng suốt, vì trong giao dịch với ngân hàng, người vay sẽ được hưởng các điều khoản vay minh bạch, dịch vụ uy tín và đôi khi còn có thể nhận được lãi suất ưu đãi rất thấp. Tuy nhiên, để được hưởng tối đa các lợi ích này, người vay vốn cũng cần tự trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản sau đây.
Lựa chọn ngân hàng phù hợp
Lựa chọn một ngân hàng phù hợp là bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của các tiểu thương. Tốt hơn hết, khách hàng cần ngồi lại và xem xét kỹ lưỡng và tự đặt cho mình những câu hỏi như: Bạn cần gì? Bạn muốn gì?…
Bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố như: Trên thị trường vay vốn, mỗi ngân hàng lại có chính sách khác nhau dành cho khách hàng. Tùy đối tượng khách hàng mục tiêu mà mỗi ngân hàng có dịch vụ thế mạnh khác nhau, quy trình thủ tục, phương pháp tính lãi và các khoản lệ phí, phạt cũng rất khác nhau. Vì thế khách hàng cần phải nghiên cứu kỹ.
Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và chưa yên tâm về các thủ tục vay, thì họ có thể đến BIDV để được tư vấn và vay vốn. Ngân hàng này được bình chọn là Ngân hàng Bán Lẻ tốt nhất Việt Nam 5 năm liên tiếp. Ngân hàng cũng có rất nhiều ưu đãi phù hợp cho đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình và đặc biệt là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Ngoài ra, với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam dựa trên quy mô tài sản, BIDV có hệ thống chi nhánh rất rộng, tới hơn 1.000 điểm giao dịch trên toàn quốc. Bà con tiểu thương có thể dễ dàng tìm thấy các chi nhánh và điểm giao dịch của BIDV khắp toàn quốc.
Video đang HOT
Lựa chọn thời hạn vay hợp lý
Kỳ hạn vay cũng rất quan trọng khi bạn có nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh. Nếu vay thời hạn quá dài, bạn sẽ phải “gánh” thêm một khoản tiền lãi không cần thiết. Nếu vay với thời hạn quá ngắn thì áp lực trả nợ có thể ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh doanh của bạn.
Theo các chuyên gia tài chính, nếu cần vay vốn để sản xuất kinh doanh, thì việc trả nợ chỉ nên chiếm tối đa 30-40% tổng lợi nhuận hàng tháng của bạn, phần còn lại dùng cho chi tiêu cá nhân và tái đầu tư. Nếu vượt qua tỷ lệ này, rất có thể bạn sẽ rơi vào cảnh đi vay nợ mới để trả nợ cũ.
Tìm kiếm gói vay lãi suất ưu đãi
Lãi suất chính là điều bạn cần quan tâm nhất khi vay vốn. Chỉ một chênh lệch nhỏ trên lãi suất cũng khiến tiền lãi của bạn thay đổi rất nhiều. Để tìm được gói vay có lãi suất ưu đãi, bạn cần lưu ý 2 vấn đề:
Thứ nhất, có 2 hình thức tính lãi là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu. Nhiều ngân hàng tận dụng điều này để công bố lãi suất cực thấp nhưng sau đó áp dụng tính lãi trên nợ gốc khiến khách hàng khổ sở vì lãi vay.
Thứ hai, nếu được vay trong diện hỗ trợ sản xuất kinh doanh, bạn sẽ được giảm nhẹ rất nhiều về gánh nặng lãi. Hiện nay, lãi suất cho vay VND trung và dài hạn trên thị trường đang giao động ở mức 9-11%.
Trong khi đó, gói vay ưu đãi cho cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh của BIDV đang có lãi suất chỉ từ 7.3%/năm đối với khoản vay trung dài hạn (kỳ hạn từ 36 tháng và) chỉ từ 6%/năm đối với vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn đến 12 tháng). Đặc biệt, lãi suất này được tính trên dư nợ giảm dần, giúp người vay giảm bớt được mỗi khoản lãi vay không nhỏ.
Khi đã được ngân hàng hỗ trợ tối đa về lãi suất và điều kiện vay vốn, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hy vọng, những thông tin trên sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.
Theo Kinhtedothi.vn
Bất ngờ 2 triệu tỷ đồng cho vay một lĩnh vực
Hiện nay tổng dư nợ tín dụng ngân hàng của cả nước là khoảng 8 triệu tỷ đồng...
Nông nghiệp nông thôn là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, được các ngân hàng cho vay với lãi suất siêu rẻ (ảnh minh họa)
Sáng 10/12/2019 tại Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân.
Chủ trì Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản", Hội nghị tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nông dân trong quá trình sản xuất, khơi nguồn lực để tăng thu hút đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Đây là lần thứ 2, người đứng đầu Chính phủ đối thoại với nông dân sau thành công của lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Dương diễn ra vào tháng 4/2018.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần này có sự tham dự của 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành; các chuyên gia, nhà khoa học; các doanh nghiệp đang đồng hành cùng nhà nông, các cơ quan thông tấn, báo chí; đặc biệt là sự có mặt của đông đảo nông dân đến từ các địa phương cả nước- đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân tham gia đối thoại trực tiếp với Thủ tướng.
Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đại diện cho 4.000 hộ chăn nuôi heo vùng Đông Nam Bộ đã bày tỏ khó khăn của bà con nông dân trước dịch tả lợn châu Phi.
Tham dự hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã trả lời về chính sách của ngành ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn.
Liên quan đến tín dụng hỗ trợ nông dân thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, theo Phó Thống đốc, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn, làm mất cân đối cung cầu, từ đó, các địa phương đã triển khai hỗ trợ người dân từ ngân sách. Thời gian qua, chính sách của Chính phủ đã có nhiều khoản tín dụng, khoanh nợ, giãn nợ người dân không có khả năng trả nợ, nếu sự việc xảy ra với quy mô lớn thì có thể tính đến việc xoá nợ. Về phía ngành Ngân hàng, NHNN đã chỉ đạo tất cả các chi nhánh khoanh nợ, kéo dài các khoản nợ tạo điều kiện cho người dân, trong đó có người dân bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu phi có điều kiện tái đàn, khôi phục sản xuất.
Trước câu hỏi của nông dân Nguyễn Hữu Hà về tín dụng cho công nghệ cao, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Cuối năm 2016, Thủ tướng giao cho ngành ngân hàng triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng để tập trung cho vay tín dụng công nghệ cao. Trước chỉ đạo của Thủ tướng, ngành Ngân hàng đã nhận thức đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp đó, ngày 7/3/2017, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định để chỉ đạo về việc này, và ngay sau đó, ngành Ngân hàng có văn bản quyết liệt triển khai chủ trương của Chính phủ, đồng thời cam kết gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ưu đãi theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đây là gói tín dụng lớn nhất từ trước đến nay và đã có 8 ngân hàng thương mại sẵn sàng cho vay gói này.
Về lãi suất, gói cho vay này giảm so với lãi suất cho vay thông thường, kể cả ngắn và trung, dài hạn, từ 1-1,5%, căn cứ trên những quy định của Bộ NNPTNT về dự án, chương trình ứng dụng công nghệ cao, nhằm đảm bảo đúng đối tượng ưu đãi. Đến nay, với chính sách ưu đãi như vậy thì đã có doanh số là 53.000 tỷ đồng, dư nợ 38.000 tỷ đồng cho 17.000 khách hàng vay vốn liên quan ứng dụng công nghệ cao; trong đó tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 90%.
Phó Thống đốc cho biết thêm, hiện nay, tổng dư nợ tín dụng ngân hàng của cả nước là khoảng 8 triệu tỷ đồng, riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 2 triệu tỷ đồng, chiếm 25%. Như vậy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên tập trung vốn tín dụng một cách tích cực và nhanh hơn các lĩnh vực khác.
P.V (tổng hợp theo SBV)
Theo Nhịp Sống Việt
Dù có nhiều khuyến cáo, tiền ngân hàng vẫn đổ vào nhà đất Tại TP HCM, dư nợ cho vay bất động sản trong 11 tháng năm 2019 vẫn tăng 9,6% so với cuối năm ngoái. Người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự không bị ảnh hưởng từ việc siết tín dụng Ngày 5-12, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết trong 11...