Tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam tăng trưởng theo chiều “thẳng đứng”
Mức tiêu thụ rượu bia trên thế giới trong 15 năm qua không tăng lên, trong khi lượng tiêu thụ bia rượu ở Việt Nam tăng trưởng theo đường thẳng đứng. Năm 2010 ở mức 6,6 lít/người/năm, gần gấp đôi giai đoạn 2003-2005.
Người Việt uống rượu bia tăng “phi mã”
Con số này được bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết tại hội thảo liên quan đến phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia ngày 2/4 tại Hà Nội.
Theo bà Hạnh, mức tăng sử dụng rượu bia tại Việt Nam chưa dừng ở đó mà còn có xu hướng tăng nhanh về mức độ. Dự báo đến năm 2025 số tiêu thụ sẽ là 7 lít/người/năm. Với mức tiêu thụ rượu bia này, Việt Nam đã được “thăng hạng” về tăng trưởng ngành rượu bia, trở thành nước đứng đầu ASEAN về tăng trưởng rượu bia.
Trong khi mức tiêu thụ bia rượu trên thế giới 15 năm qua gần như không thay đổi (khoảng 6 lít/người/năm) thì tại Việt Nam, tốc độ tiêu thụ tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2003 – 2010. Ảnh: H.Hải
Theo một nghiên cứu năm 2012, Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia, tương đương với 3 tỉ USD và khoảng 68 triệu lít rượu. Điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (14-15 tuổi) cho thấy 69% nam và 28% nữ từng uống bia, rượu.
Các chuyên gia cho biết, lạm dụng rượu bia đang nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của nhiều loại bệnh khác. Cùng với thuốc lá, rượu bia là tác nhân của 8 loại bệnh như ung thư, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ. Đặc biệt rượu bia là tác nhân trực tiếp gây bệnh duy nhất với tình trạng loạn thần do rượu và hội chứng rối loạn phát triển bào thai do rượu. Cả hai loại bệnh này đều có tỷ lệ mắc gia tăng nhanh chóng.
Video đang HOT
“Uống quá nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, là nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Một nghiên cứu của Savy II năm 2010 cho thấy có khoảng 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau uống rượu bia và bị các chấn thương phải nghỉ học trong một tuần trở lên. Gần đây nhất vụ việc một thanh tra kho bạc ở Hải Dương đánh chết vợ cũng là do anh này có sẵn men rượu trong người”, bà Hạnh nói.
Vậy có “ngưỡng” an toàn nào với sử dụng rượu bia? Bà Hạnh cho biết có 4 cấp độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia, trong đó cấp độ an toàn lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia. Ngoài ra. theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nam giới không nên dùng quá 2 đơn vị rượu bia và nữ không quá 1 đơn vị mỗi ngày. 1 đơn vị rượu tương đương với 10g cồn và tương với 2/3 chai bia 330ml, với 1 cốc bia hơi, 1 cốc 100ml vang hoặc 1 chén (hạt mít) 30ml rượu mạnh 40 độ.
Nhiều lỗ hổng trong quảng cáo bia rượu
ThS Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, theo luật, rượu có nồng độ cồn 15 độ trở lên sẽ không được quảng cáo; cấm tất cả các hành vi dùng bia rượu khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; cấm sử dụng rượu có nồng độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới nhiều hình thức; cấm tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật… có gắng với quảng cáo các sản phẩm rượu nhưng quy định này đã tạo nhiều khoảng trống pháp luật về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu bia.
Bởi rượu bia dưới 15 độ được quảng cáo như một hàng hóa, dịch vụ bình thường nên không có bất cứ sự hạn chế nào về đối tượng tiếp cận. Trong khi đó, việc quảng cáo, tài trợ, khuyến mại rượu bia là nguyên nhân thúc đẩy, gia tăng tình trạng sử dụng rượu bia do tác động đến đối tượng tiếp nhận, đặc biệt là người trẻ tuổi.
“Những người trẻ bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về rượu bia cao gấp 5 lần người đợi đến 21 tuổi mới uống. Theo đó cũng tăng khả năng nghiện gấp 4 lần, khả năng tham gia bạo lực thể chất cao gấp 6 lần sau khi uống. Có khả năng tai nạn xe cộ cao gấp hơn 6 lần do ống rượu bia”, bà Trang nói.
Vì thế, dự thảo mới nhất của Luật phòng chống tác hại rượu bia đưa ra nhằm ngăn sự tác động của bia rượu đến đối tượng sử dụng. Theo đó, việc quảng cáo bia rượu chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới của doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng, đại lý tiêu thụ đối với rượu, bia từ 13 độ đến dưới 15 độ. Chỉ được phát thông tin về quảng cáo rượu, bia dưới 15 độ trên các kênh thông tin đại chúng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo dự thảo này Chính phủ sẽ quy định danh mục một số địa điểm không được bán và sử dụng tại chỗ rượu, bia trong khoảng thời gian sau 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau thay cho quy định tại các dự thảo trước đó sẽ cấm bán rượu bia sau 22 giờ.
Hồng Hải
Theo Dantri
Ngành vận tải ô tô lo "sốt vó" trước đề xuất tịch thu xe
Đề xuất tịch thu xe của tài xế "nặng" hơi men, bất kể người vi phạm không phải là chủ sở hữu chiếc xe, đang khiến các doanh nghiệp vận tải ô tô lo "sốt vó".
Ngành vận tải đường bộ bao gồm các hãng vận chuyển hàng hóa, vận tải hành khách và vận tải taxi, các doanh nghiệp cho thuê ô tô với số phương tiện gần hai triệu chiếc, chịu trách nhiệm tới 90% về vận chuyển hành khách và hàng hóa tại Việt Nam. Thế nhưng đa số tài xế điều khiển hai triệu chiếc ô tô này không phải là chủ sở hữu. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải đang "phát sốt" bởi đề xuất tịch thu xe khi lái xe có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.
Ảnh minh họa
Nếu phương tiện bị tịch thu hàng loạt, viễn cảnh những doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách, các công ty cho thuê xe phá sản chắc chắn sẽ diễn ra; vì làm sao dám giao xe cho lái xe chở khách độc lập hàng tuần trên đường? Làm sao dám giao xe cho người lạ thuê khi không thể kiểm soát được khách sau khi thuê xe có sử dụng rượu bia hay không?
Những tranh luận trái chiều gay gắt đã nổ ra tại cuộc tọa đàm ở Hà Nội hôm 11/3 về chủ đề "Tịch thu phương tiện: Pháp lý và thực tiễn". Đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông Khuất Việt Hùng cho rằng các tài xế phải có trách nhiệm đền bù cho chủ xe, nhưng ý kiến này không nhận được nhiều sự đồng tình bởi lái xe đại đa số là người lao động nghèo, làm sao có nổi hàng tỷ đồng để đền bù cho chủ sở hữu?
Trên những diễn đàn khác, luật sư Trần Vũ Hải cũng giải thích là: "Nếu người chủ xe vô can, thì xe sẽ trả lại cho chủ (Điều 126), lái xe buộc phải nộp phạt số tiền ngang bằng giá trị xe". Nhưng các bình luận trái chiều chất vấn gay gắt: "Lái xe lấy đâu ra số tiền "khủng khiếp" ấy khi trị giá xe có thể lên tới vài tỉ đồng? Áp dụng biện pháp giữ phương tiện của doanh nghiệp (chủ sở hữu xe) đến khi người lái xe hoàn thành nghĩa vụ nộp khoản phạt "không tưởng" ấy có phải thực chất là tịch thu xe của doanh nghiệp không? Những hệ lụy, bất công đối với doanh nghiệp, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã tính đến chưa?".
Đại diện một hãng taxi lớn tại Hà Nội cho biết: "Làm việc với hàng ngàn tài xế suốt hàng chục năm nay nên chúng tôi biết rõ rằng, đa phần họ là người lao động nghèo. Như vậy, liệu có khả thi không để cưỡng chế họ nộp phạt hàng tỉ đồng? Lái xe vi phạm thì chỉ xử phạt đúng vào người lái xe thôi chứ tại sao lại cố tình nhắm vào doanh nghiệp ở đây?".
Kết quả khảo sát trên Báo Dân trí cho thấy, có 30% ý kiến độc giả cho rằng không nên tịch thu xe vì đó là những tài sản quá lớn và nhiều khi không phải của người lái; 53% ý kiến cho rằng chỉ nên xử phạt thật nặng và tước giấy phép lái xe 1 - 3 năm. Chỉ 17% ý kiến đồng tình với việc tịch thu xe vì tính mạng con người là trên hết.
Theo Trung tâm Truyền thông & Giáo dục cộng đồng, tại một số diễn đàn, cũng có khoảng 75% ý kiến không ủng hộ đề xuất tịch thu xe mà cho rằng chỉ cần tăng mức phạt bằng tiền, thu bằng lái vĩnh viễn hoặc bỏ tù lái xe vi phạm.
"Chúng tôi không phản đối chủ trương đúng đắn loại trừ các "ma men" cầm lái để nhằm kéo giảm tỉ lệ thương vong và người chết bởi tai nạn giao thông hàng năm - Đại diện một công ty vận tải hành khách đường dài nhấn mạnh - Nhưng vấn đề là cách chúng ta làm như thế nào cho đúng. Một số nước văn minh trên thế giới cũng áp dụng biện pháp thu xe nhưng phải sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp: phạt tiền, thu bằng lái có thời hạn hoặc vĩnh viễn, phạt lao động công ích hoặc bỏ tù lái xe vi phạm. Thêm nữa, tịch thu xe chỉ áp dụng đối với các lái xe tái vi phạm nhiều lần, và/hoặc gây tai nạn nghiêm trọng. Vội vã áp dụng những quy định bất hợp lý khi chưa nghiên cứu kỹ môi trường xã hội, trình độ dân trí và pháp luật VN có thể đẩy hàng loạt doanh nghiệp vận tải lâm vào khó khăn chồng chất và hàng triệu người lao động có thể mất việc".
Mặc dù uống rượu rồi mà còn lái xe thì "coi như cầm súng liên thanh, hay lựu đạn đã mở chốt" (trích lời luật sư Trần Vũ Hải), hoặc nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: "uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là có thể giết người", nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải xử phạt đúng người vi phạm, chứ một xã hội công bằng thì không thể chấp nhận việc "quýt làm" mà "cam chịu".
Bước lùi của môi trường kinh doanh? Nhiều công ty cho thuê ô tô và các doanh nghiệp vận tải đang băn khoăn tự hỏi đề xuất tịch thu xe bằng mọi giá, không cần phân biệt rõ chủ sở hữu với người vi phạm liệu có phải là một bước lùi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam trước thế giới hay không, một môi trường vốn đã quá nhiều khó khăn?
P.V
Theo Dantri
Giá bán lẻ điện cao nhất lên đến 2.587 đồng/kWh Bộ Công Thương vừa có quyết định về giá bán điện, có hiệu lực từ ngày 16-3 tới đây. Biểu giá mới sẽ áp dụng từ 16-3 Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được chia làm 6 bậc. Bậc 1 từ 0-50kWh, giá bán lẻ điện là 1.484 đồng/kWh; Bậc 2 từ 51-100kWh, giá bán lẻ là 1.533 đồng/kWh; Bậc...