Tiêu thụ ô tô hồi phục mạnh những tháng cuối năm, cổ phiếu VEAM tiến sát đỉnh lịch sử
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VEA đã bứt phá mạnh trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 21/12, thị giá VEA đạt 54.400 đồng/cp, tăng 12,4% so với đầu tháng 11 và hiện đang áp sát đỉnh lịch sử được thiết lập vào giữa năm 2019.
Năm 2020, thị trường ô tô trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến lượng tiêu thụ giảm đáng kể. Tuy vậy, trong những tháng cuối năm, sản lượng tiêu thụ ô tô đang có sự hồi phục tích cực trở lại.
Số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hyundai Thành Công cho biết tiêu thụ ô tô du lịch trong nước tháng 11 đạt gần 39.000 chiếc, tăng khoảng 20% so với tháng trước và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Sự hồi phục của thị trường ô tô bên cạnh yếu tố Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 còn đến từ quy định giảm 50% thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) đến hết ngày 31/12/2020 theo nghị định 70/2020/NĐ-CP khiến nhu cầu tiêu thụ ô tô tăng mạnh trong những tháng cuối năm.
Diễn biến tích cực của thị trường ô tô đã khiến giới đầu tư dồn sự chú ý về VEAM (Mã CK: VEA), đơn vị sở hữu 30% cổ phần liên doanh Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam và 25% cổ phần Ford Việt Nam.
Số liệu tháng 11 vừa qua cho biết, Toyota tiêu thụ 9.444 xe ô tô, tăng 7% so với tháng trước đó và tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Honda tiêu thụ 2.018 ô tô, tăng 16% so với tháng trước đó nhưng giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Với Honda, tiêu thụ xe máy của hãng cũng tăng 7% so với tháng trước nhưng giảm 17% so với cùng kỳ 2019. Trong khi đó, tiêu thụ ô tô Ford trong tháng 11 đạt 2.731 chiếc, gần như không thay đổi so với tháng trước nhưng giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Như vậy, nhìn chung tiêu thụ các dòng ô tô, xe máy trong các liên doanh của VEAM trong tháng 11 đều có sự tăng trưởng so với tháng trước đó.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VEA đã bứt phá mạnh trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 21/12, thị giá VEA đạt 54.400 đồng/cp, tăng 12,4% so với đầu tháng 11 và hiện đang áp sát đỉnh lịch sử được thiết lập vào giữa năm 2019.
VEA về sát đỉnh lịch sử năm 2019
Kỳ vọng KQKD hậu Covid-19 lạc quan
Trong báo cáo được công bố, CTCK Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra quan điểm lạc quan về thị trường ô tô Việt Nam trong dài hạn, dựa trên sự kết hợp của tỷ lệ sở hữu ô tô ở mức thấp của Việt Nam, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và cơ sở hạ tầng cải thiện. Năm 2021, BVSC dự báo sản lượng ô tô của Việt Nam sẽ phục hồi tốt 15% YoY, lên 330.315 chiếc so với mức trước Covid-19 là 322.322 chiếc năm 2019.
BVSC đánh giá VEA có khả năng tiếp xúc lớn nhất đối với thị trường ô tô đang bùng nổ và thị trường xe máy rộng lớn ở Việt Nam. VEA có vị thế tốt để hưởng lợi từ sự cải thiện sức mua của người tiêu dùng Việt Nam. BVSC dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VEA tăng 19,6% lên 6,6 nghìn tỷ đồng.
Cùng với triển vọng ngành ô tô, VEA cũng hấp dẫn nhà đầu tư ở chính sách cổ tức tiền mặt cao. ĐHCĐ năm 2020 đã thông qua chính sách cổ tức tiền mặt cho năm 2019 là 5.252 đồng/cp (tỷ lệ chi trả 99%), tương đương suất cổ tức hấp dẫn hơn 10%. Theo quy định, việc trả cổ tức phải được thực hiện trong vòng 6 tháng sau khi được ĐHCĐ thông qua, BVSC kỳ vọng việc trả cổ tức tiền mặt 2019 sẽ sớm được công bố.
BVSC dự báo cổ tức tiền mặt giai đoạn 2020/21 vào khoảng 4.800-5.000 đồng/CP, với suất cổ tức hấp dẫn 10-10,5%, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng.
LPB sẽ niêm yết trên HOSE, chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB) vừa công bố Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên với nhiều nội dung đáng chú ý liên quan đến kế hoạch chuyển sàn và phương án tăng vốn điều lệ.
Thực hiện niêm yết trên sàn HOSE
Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị LienVietPostBank gửi cổ đông, LPB sẽ hoàn thành việc chuyển đăng ký giao dịch cổ phiếu từ hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM) sang niêm yết tại HOSE trong năm 2020 nhằm nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của Ngân hàng trong cộng đồng nhà đầu tư trong nước, quốc tế cũng như các khách hàng đang giao dịch tại Ngân hàng, nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông khi chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư.
Ngoài niêm yết cổ phiếu trên HOSE, Ngân hàng còn đưa ra kế hoạch tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, kế hoạch tăng vốn điều lệ được thực hiện thành 2 đợt: Đợt 1, Ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Đợt 2, Ngân hàng thực hiện tăng vốn thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ chào bán không quá 4,99%.
Như vậy, LPB là một trong số ít các ngân hàng thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông rất đều đặn kể từ khi thành lập đến nay trong bối cảnh một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc chi trả cổ tức hàng năm cho cổ đông.
Theo LPB, việc tăng vốn là cần thiết giúp Ngân hàng tuân thủ các quy định chặt chẽ về chỉ số an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn theo thông lệ của Basel II; đồng thời nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh, tạo nguồn lực phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả trong các năm tiếp theo.
Năm 2019 tăng trưởng ấn tượng
Với kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 2.039 tỷ đồng, tăng tới 68% so với năm 2018, vượt 107% kế hoạch đề ra, đây là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất Ngân hàng đạt được kể từ khi thành lập đến nay.
Trong đó, mảng dịch vụ ghi nhận kết quả ấn tượng, đặc biệt ở lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (bancassurance) với mức tăng trưởng đột biến 217%, góp phần đưa kết quả thu dịch vụ cao gấp hơn 2,5 lần so với năm 2018.
Các chỉ tiêu về kinh doanh khác đều tăng trưởng tốt và xếp thứ hạng cao trong hệ thống ngân hàng, cụ thể: Huy động thị trường 1 đạt 166.162 tỷ đồng, tăng 20%; Dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt 140.883 tỷ đồng, tăng 16%; theo đó, tổng tài sản đạt 202.058 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018.
Năm 2020, LPB tiếp tục kiên định với chiến lược bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh về mạng lưới. Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ và đáp ứng kịp thời cho các đối tượng khách hàng khu vực nông thôn còn rất nhiều tiềm năng mà các ngân hàng khác chưa có khả năng khai thác.
Giao dịch chứng khoán sáng 15/6: Sóng penny vẫn lớn Trong khi thị trường diễn biến khá rung lắc trước tâm lý giao dịch thận trọng bởi dòng tiền có phần kém sôi động, thì nhóm cổ phiếu penny vẫn tiếp tục nổi sóng lớn. Mặc dù có một số dự báo cho rằng thị trường đã xuất hiện dấu hiệu phân phối đỉnh nhưng trên thực tế, sau quãng thời gian dài...