Tiểu hành tinh cỡ xe buýt suýt gây họa cho Trái đất
Một tiểu hành tinh có kích thước bằng một chiếc xe buýt vừa bay sượt qua Trái đất với khoảng cách còn gần hơn cả Mặt trăng. Nếu chẳng may đâm vào Trái đất, nó có thể san bằng cả một thành phố nhỏ.
Tiểu hành tinh có độ rộng 7,6m. Nó được các nhà khoa học thuộc Dự án Theo dõi Thiên thạch của NASA đặt tên là HL129. Các nhà khoa học mới chỉ phát hiện ra tiểu hành tinh nói trên từ ngày 28/4, tức là chỉ vài hôm trước khi nó bay sượt qua Trái đất vào sáng 3/5. Khoảng cách lúc tiểu hành tinh tiếp cận gần nhất với Trái đất là 186.000 dặm (gần 300.000 km), còn gần hơn cả khoảng cách giữa mặt trăng với trái đất là 238.855 dặm (382.000 km).
Các nhà khoa học cho biết, một tiểu hành tinh kích thước như vậy nếu đâm xuống trái đất nó sẽ gây ra một vụ nổ với sức công phá bằng một nửa quả bom nguyên tử đã ném xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Nhưng may thay, tác động của nó chỉ diễn ra ở bầu khí quyển trên cao và ở những nơi không có dân cư như Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trước đây cũng đã có trường hợp thiên thạch gây thiệt hại trên Trái đất. Năm 2013, một tiểu hành tinh bay qua bầu trời thành phố Chelyabinsk đã làm bị thương hàng trăm người. Nó cho thấy mức độ nguy hiểm của những viên đá “từ trên trời rơi xuống”. Cũng theo một báo cáo mới được tiết lộ, từ năm 2000 – 2013 đã có 26 lần thiên thạch va vào trái đất gây ra tác động tương đương với những vụ nổ hạt nhân cỡ nhỏ.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang theo dõi sát sao bầu trời để phát hiện các nguy cơ va chạm thiên thạch. Sau 3 trường hợp thiên thạch bay sượt Trái đất gần đây, các nhà khoa học mới nhận thấy rằng trái đất có nguy cơ bị thiên thạch “tấn công” gấp 10 lần so với những gì họ nghĩ trước đây. Chúng ta chỉ có thể tránh những thảm họa này bằng cách… dựa vào may mắn!
Theo Dailymail, Vnreview
Nguy cơ tiểu hành tinh đâm Trái đất cao hơn vẫn tưởng
Kết quả nghiên cứu mới đã nâng xác suất Trái đất bị tiểu hành tinh oanh tạc lên mức cao hơn trước đây.
Một mẩu nhỏ thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời Nga vào đầu năm ngoái - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Tổ chức B612 trụ sở tại California (Mỹ) đã công bố phát hiện mới cho thấy đã có 26 tiểu hành tinh phát nổ trong khí quyển Trái đất từ năm 2000 đến 2013.
Đây là kết quả thu thập được từ hệ thống chuyên theo dõi các vụ nổ hạt nhân trên toàn cầu, bao gồm vụ nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga, vào ngày 15.2.2013.
Cựu phi hành gia Ed Lu, hiện dẫn đầu Tổ chức B612, cho hay các tiểu hành tinh kích thước cỡ 40 m đã đủ sức san bằng 1 thành phố.
"Cứ thử tưởng tượng một tòa nhà lớn di chuyển với tốc độ Mach 50 (gấp 50 lần vận tốc âm thanh)", theo Reuters dẫn lời ông Lu.
Ước tính, cứ 100 năm lại có một tiểu hành tinh đâm vào địa cầu, nhưng dự đoán này không dựa vào bằng chứng rõ ràng mà chỉ là tiên đoán của giới chuyên gia
Mục tiêu của Tổ chức B612 là phóng kính viễn vọng không gian tư nhân Sentinel lên quỹ đạo vào năm 2018 để phát hiện sớm các tiểu hành tinh nguy hiểm lởn vởn gần Trái đất.
Theo TNO
NASA treo giải về tiểu hành tinh Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang công bố giải thưởng lên đến 6 triệu USD cho những dự án có thể giúp dẫn dắt các tiểu hành tinh vào quỹ đạo quanh mặt trăng để nghiên cứu. NASA hy vọng sẽ gửi các phi hành gia đến lấy mẫu từ một tiểu hành tinh trong tương lai - Ảnh:...