Tiêu cực điểm thi năm 2018: Cần rà soát những thí sinh điểm cao “chót vót” các năm trước?
Từ vụ án tiêu cực điểm thi tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang năm 2018, cần mở rộng rà soát đối với những thủ khoa hoặc thí sinh học lực trung bình nhưng điểm thi cao “chót vót” những năm gần đây.
Còn liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại tỉnh Hòa Bình, ngày 23/4/2019, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với 3 cá nhân tổ tự luận (Ngữ văn), bao gồm: Nguyễn Thị Thu Loan, Trường THPT Lạc Long Quân (TP. Hòa Bình); Nguyễn Thị Hồng Chung, Trường THPT Ngô Quyền (TP. Hòa Bình); Bùi Thanh Trà, Trường THPT Lương Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình).
Ths.Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, trong qua trinh điêu tra các vụ án gian lận điểm thi tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang phat hiên thêm nhiêu đôi tương co liên quan đên vu viêc gian lân điêm thi, không chi co nhưng can bô la trương, pho phong khao thi, pho Giam đôc Sơ GD&ĐT,… mơi đây, con khơi tô thêm môt sô giao viên châm môn thi tư luân. Co nhiêu thông tin, tình tiết cho thấy vụ việc này có dâu hiêu cua tôi đưa – nhân hôi lô của một số người mà chưa ai bị đề cập xử lý.
Sở GD&ĐT Hòa Bình và 3 giáo viên mới bị khởi tố vì nâng điểm thi.
Cu thê, theo môt danh sach đươc công bô thi phân lơn hoc sinh đươc nâng điêm la con em cua nhưng can bô, nhưng ngươi co chưc vu quyên han; nhiêu hoc sinh đươc nâng vơi điêm sô 28 điêm trơ lên va vao nhưng trương “top đâu”.
Hơn nưa, theo kết quả điều tra thì trong việc can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm, bị can Mạnh Tuấn – Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS vàTHPT huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) thừa nhận được hưởng lợi bất chính 550 triệu đồng.
Luật sư Cường nhận định, đối với vụ án về gian lận thi cử này hoàn toàn có thể là một vụ việc chạy điểm có hệ thống, có tổ chức gây ra sự bất công bằng trong xã hội, bức xúc trong dư luận xã hội. Do đo, co cơ sơ đê nghi ngơ trong vu viêc gian lân thi nay co sư tac đông lơi ich vât chât, phi vât chât đê thay đôi điêm thi cua cac em hoc sinh, co dâu hiêu cua tôi đưa, nhân hôi lô chư không con la hanh vi lơi dung chưc vu, quyên han trong khi thi hanh công vu.
Nếu có căn cứ cho thấy người thân hoặc phụ huynh của các học sinh đã có những tác động vật chất hoặc tác động phi vật chất để cho người có chức vụ quyền hạn thay đổi kết quả thi, nâng điểm thi thì người tác động sẽ bị xử lý về tội đưa hối lộ theo quy định tại điều 364 bộ luật hình sự. Còn người nhận tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất để sửa điểm, nâng điểm thì sẽ bị xử lý về tội nhận hối lộ theo quy định tại điều 354 bộ Luật Hình sự năm 2015 thì mới đúng pháp luật, đảm bảo công bằng.
“ Ngoài ra, các trường đại học, học viện lực lượng vũ trang trong những năm gần đây vơi điểm chuẩn cao, tuyên hàng nghìn ngươi mà điểm vẫn cao như vậy? Từ vụ án năm 2018, cơ quan điều tra cần mở rộng điều tra làm rõ nghi ngờ đối với những thủ khoa hoặc một số thí sinh trong những năm trước đây như: Lực học thì bình thường nhưng điểm thi cao chót vót… từ đó có căn cứ để xử lý tất cả những người vi phạm, đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng trước pháp luật” – Luật sư Đặng Văn Cường đề xuất.
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi xảy ra ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh việc gian lận điểm thi đã thể hiện dấu hiệu hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/5/2019.
Theo giadinh.net.vn
Video đang HOT
Vụ gian lận điểm thi: Giám đốc Sở GDĐT trốn tránh trách nhiệm đến khi nào?
9 tháng sau khi vụ sửa điểm bài thi THPT quốc gia gây chấn động cả nước bị phát hiện, sự việc vẫn đang "nóng" khi cơ quan công an tiếp tục khởi tố thêm nhiều bị can. Học sinh, phụ huynh, người dân vẫn chờ đợi người đứng đầu ngành Giáo dục của 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình phải chịu trách nhiệm về những lời họ đã từng nói trước khi vụ gian lận thi cử bị phanh phui.
Giám đốc Sở GDĐT Hà Giang: "Hãy tin chúng tôi!"
Hà Giang là địa phương đầu tiên bị phát giác có tiêu cực sửa điểm bài thi THPT quốc gia 2018.
Trước khi bắt tay vào rà soát lại quy trình tổ chức thi, chấm thi theo yêu cầu của Bộ GDĐT, ông Vũ Văn Sử - Giám đốc Sở GDĐT Hà Giang (nay đã nghỉ hưu) nhận định, quy trình làm thi chặt chẽ, có máy móc và con người giám sát, nhưng nếu có "góc khuất" thì nó phải rất tinh vi!
Sau khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Trọng Lương để điều tra về hành vi nâng điểm cho hơn 300 bài thi tốt nghiệp THPT, ngày 21.7.2018, ông Sử cho biết cảm xúc của ông là "trên cả sốc!".
"Nếu dùng một từ sốc thì không diễn đạt hết được. Cảm xúc còn trên cả sốc. 60 năm cuộc đời, gần 40 năm lăn lộn với giáo dục vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang, có thể nói, đây là lần đầu tiên tôi có cảm xúc như vậy", ông Sử khẳng định trên Zing.vn.
Phát biểu của ông Vũ Văn Sử. Ảnh: Zing.vn
Trước nghi vấn "đánh mẻ lớn" rồi nghỉ hưu, ông Vũ Văn Sử tiếp tục khẳng định: "Chuyện tiêu cực, tôi và 2 phó giám đốc sở trong hội đồng thi tuyệt nhiên không. Tôi biết mình và hai phó giám đốc nên tôi mới nói là không".
Ông cũng khẳng định bản thân nhận thức sâu sắc và đầy đủ rằng khi vụ việc xảy ra, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm theo quy định.
"Chúng tôi có trách nhiệm rất lớn với Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, với Bộ GDĐT và lớn hơn là với nhân dân tỉnh Hà Giang và các em học sinh.
Hãy tin chúng tôi! Là nhà quản lý, chúng tôi rất muốn công bằng, khách quan và đổi mới. Chỗ nào tiêu cực phải đấu tranh làm sáng tỏ để tạo ra khí thế, niềm tin. Không thể đổi mới và làm việc hiệu quả khi niềm tin bị mất hoặc lung lay. Chúng tôi đã làm hết sức mình và trách nhiệm đến đâu chúng tôi xin hoàn toàn chấp nhận", ông Sử nhấn mạnh.
Tuy vậy, đến đầu tháng 4.2019, cơ quan công an đã khởi tố thêm 2 Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang là bà Triệu Thị Chính và Phạm Văn Khuông vì có liên quan đến việc sửa điểm.
Ông Vũ Văn Sử - Giám đốc Sở GDĐT Hà Giang nhận quyết định nghỉ hưu cuối năm 2018.
Giám đốc Sở GDĐT Hoà Bình: Không bao giờ nghĩ đến gian lận như thế!
Khi bắt đầu có dư luận về điểm thi bất thường tại tỉnh này, trao đổi với báo chí, ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hoà Bình khẳng định kết quả thi tại Hòa Bình là trung thực, khách quan.
Tuy nhiên, khi sự việc gian lận trong khâu chấm thi được phát hiện, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án, ông Đắc lý giải khẳng định ban đầu là do ông đã quá tin tưởng cấp dưới.
"Với tư cách là người đứng đầu, tôi cảm thấy rất tiếc và tôi xin được xin lỗi các bậc phụ huynh học sinh, xin lỗi các thầy cô giáo, xin lỗi các em học sinh đã để xảy ra điều đáng tiếc này. Tôi cũng xin hoàn toàn chịu trách nhiệm những nội dung có liên quan về công tác quản lý của mình", ông Đắc bày tỏ.
Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GDĐT Hoà Bình. Ảnh: Huyên Nguyễn
Mới đây, trong 1 buổi làm việc với Báo Lao Động, Giám đốc Sở GDĐT Hoà Bình cho rằng đây là câu chuyện buồn, 40 năm theo nghề, không bao giờ ông nghĩ đến việc như thế.
Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GDĐT Hoà Bình sẽ nghỉ hưu trong năm 2019.
Giám đốc Sở GDĐT Sơn La: Từ chối nói về vụ việc
"Hàng trăm bài thi được sửa chữa, nâng điểm, nhưng giám đốc Sở GDĐT Sơn La vẫn "mất tích" là câu hỏi đã được nhiều cơ quan báo chí, các chuyên gia đặt ra khi đề cập đến vụ việc gian lận thi cử gây chấn động dư luận thời gian qua.
Trước đó, ngày 19.7.2018, khi dư luận mới chỉ bàn tán về điểm thi bất thường tại Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La khẳng định với Báo Lao Động về toàn bộ quy trình tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh được thực hiện rất nghiêm ngặt, không hề có bất kì tiêu cực nào.
"Kết quả điểm thi cao nổi bật so với các năm trước là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô, các em học sinh và ngành giáo dục tỉnh nhà. Để đạt được kết quả như trên, bản thân tôi cũng rất vui mừng", ông Đức nói.
Phát ngôn của ông Hoàng Tiến Đức trái ngược với thực tế. Ảnh: Zing.vn
Thế nhưng, sau khi sai phạm tại Sơn La bị phanh phui, vị giám đốc Sở này né tránh xuất hiện và không trả lời câu hỏi của báo chí.
Thậm chí, ngay buổi thông tin báo chí do UBND tỉnh, Bộ GDĐT công bố ban đầu về sai phạm, Giám đốc Sở GDĐT Sơn La cũng không xuất hiện vì "lý do đặc biệt".
Giữa "tâm bão", ông Hoàng Tiến Đức - người mà lẽ ra không được phép vắng mặt trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, đến giờ, vẫn chưa mấy ai rõ "lý do đặc biệt" để ông phải vắng mặt là vì sao.
Là người đứng đầu ngành giáo dục địa phương, nhưng mỗi lần PV các cơ quan báo chí đặt vấn đề thông tin về gian lận thi cử, trách nhiệm người đứng đầu, Giám đốc Sở GDĐT Sơn La Hoàng Tiến Đức liên tục nói "Tôi bận đi công tác", "Tôi nghỉ phép" và từ chối gặp phóng viên...
Ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở GDĐT Sơn La sẽ nghỉ hưu trong năm 2019.
HUYÊN NGUYỄN - ĐẶNG CHUNG
Theo Lao động
Xử lý gian lận thi cử nhìn từ các vụ việc quốc tế liên quan Những ngày vừa qua, diễn biến về việc xử lý những người liên quan đến gian lận thi cử ở ba tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vì vụ việc chưa có tiền lệ, nên quá trình điều tra phải kỹ lưỡng, hướng xử lý phải xem xét nhiều luật liên quan......