Tiêu chuẩn ngoại ngữ: Khó như “leo cột mỡ”
Đối với giáo viên (GV) dạy ngoại ngữ trong trường học phổ thông nhiều nơi còn chưa thực sự “chuẩn” thì yêu cầu mới đối với các thầy cô giáo khác lại càng xa vời.
TS Nguyễn Tùng Lâm-Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội)
Trong bộ tiêu chuẩn quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có tiêu chuẩn thứ 5 về ngoại ngữ và công nghệ thông tin hiện đang gặp nhiều ý kiến phản đối từ phía các GV và chuyên gia giáo dục. Cụ thể để đạt mức xếp loại tốt, các GV phải có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh).
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm-Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thì đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với thời đại. “GV phổ thông sử dụng được tiếng Anh thì quá tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và cũng sẽ khơi gợi được phong trào học ngoại ngữ cho học sinh. Tuy nhiên, giữa cái mong muốn và việc để đưa được tiêu chuẩn này vào thực tế là điều rất khó khăn và cần có một lộ trình lâu dài”.
“Thực tế hiện nay, việc chưa thể chuẩn hóa được việc dạy và học tiếng Anh trong trường đại học, cao đẳng thì làm sao có thể yêu cầu chuẩn hóa tiếng Anh trong môi trường giáo dục phổ thông. Cái gốc của chúng ta chưa có, thì không thể ngay lập tức yêu cầu cái ngọn phải xanh tươi được.
Tôi kiến nghị cần phải có một lộ trình, thời gian và điều kiện cụ thể để GV hoàn thiện. Trước mắt là cần phải chuẩn hóa các GV dạy tiếng Anh cái đã, rồi dần dần sẽ tới các GV bộ môn khác” – ông Lâm cho hay.
Đột xuất áp dụng cho giáo viên tiêu chuẩn thì khó như “leo cột mỡ”. Ảnh: I.T
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nhận định rằng cần phải xem lại tiêu chuẩn này áp dụng cho đối tượng nào, nếu đột xuất áp dụng cho GV giáo dục phổ thông thì khó như “leo cột mỡ” vậy. Ví dụ như áp dụng cho đối tượng là giáo viên đang công tác lâu năm rồi thì rất khó để thực hiện. “Muốn đưa vào thực tế thì phải có những đột phá, ví dụ như sinh viên sư phạm trước khi ra trường cần phải vượt qua được một ngưỡng ngoại ngữ nào đó và đặc biệt phải đảm bảo là ngưỡng này đúng chuẩn, học thật, thi thật. Ngoài ra có thể yêu cầu thêm ngoại ngữ đầu vào sư phạm, có vậy thì tiêu chuẩn về ngoại ngữ trong giáo viên phổ thông mới đi được vào thực tiễn. Đây là một quá trình vô cùng gian khổ chứ không hề đơn giản” – ông Nhĩ chia sẻ.
Video đang HOT
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, có nhiều cách nâng cao chất lượng GV chứ không phải chỉ áp dụng các tiêu chuẩn cứng nhắc trên. Theo ông, điều quan trọng là làm từ gốc, tức là cần siết chặt đầu vào các trường sư phạm; tổ chức dạy, học, kiểm tra đánh giá nghiêm túc để đào tạo, cho ra trường những GV thật sự có chất lượng. Thay đổi cách thi tuyển công chức GV sao cho thực chất, công bằng, hiệu quả.
Ông Lâm cũng nhấn mạnh để khuyến khích GV tự hoàn thiện mình thì đi kèm chuẩn mới cần có chế độ lương, thưởng tương xứng với các mức độ khác nhau theo bảng đánh giá GV. “Nếu Bộ GDĐT ban hành các loại chuẩn cho GV, trong khi lương thì không đạt chuẩn để lo đủ cho đời sống của họ thì thật vô lý”.
“Dĩ nhiên việc chuẩn hóa GV là yêu cầu thiết thực, tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận lại thực tế rằng lương GV hiện nay đa phần còn chưa đủ sống. Nhất là những người có gia đình và trên 30 tuổi, việc tự hoàn thiện năng lực trong khi còn phải lo cơm áo, gạo tiền là điều không dễ. Vì vậy cần phải có những chính sách để “chuẩn” về mặt đời sống của GV trước đã” – PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cùng chung quan điểm.
Theo Dân Việt
Chống bệnh thành tích, chống học lệch từ phương án thi mới
Từ năm học 2019-2020, Hà Nội sử dụng bài thi tích hợp gồm môn Ngoại ngữ và một môn tự nhiên, một môn xã hội trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Phương án thi mới này nhận được sự ủng hộ của những người đứng đầu nhà trường, cả cấp THPT và THCS.
Ảnh minh họa/internet
TS Nguyễn Tùng Lâm - nguyên hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội:
Tôi hoan nghênh Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin sớm phương án đổi mới tuyển sinh vào lớp 10, một phương án góp phần giải quyết một số hạn chế trong giáo dục hiện nay mà chúng ta chưa khắc phục được hết.
Nếu học mà không có kiểm tra, không có thi thì sẽ không đánh giá được kết quả học tập của học sinh. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ là cần phải làm trong bối cảnh hiện nay của chúng ta.
Nhưng kiểm tra, đán giá phải đảm bảo giúp học sinh phát triển toàn diện. Trước đây, vì muốn giảm áp lực cho học sinh nên thi vào lớp 10 ở Hà Nội chỉ có 2 môn Toán và Ngữ văn. Từ đó nảy sinh thầy trò chỉ tập trung vào học 2 môn này, những môn khác học đối phó.
Do đó, phương án thi mới, ngoài Toán, Ngữ văn có thêm bài tổ hợp tôi cho là hết sức phù hợp. Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ công bố đề thi minh họa trong tháng 9 tới, đây là thông tin tốt.
Tuy nhiên, dư luận cũng đặt câu hỏi liệu có dẫn đến dạy học thêm tràn lan? Chưa đổi mới cách dạy học đã đổi mới cách thi?...
Tôi cho rằng, câu chuyện chống dạy học thêm tràn lan là một quá trình và thi cũng là một cách. Đơn cử, khi đổi mới cách thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ, việc luyện thi, lò luyện không còn nhiều nữa.
Để không còn vi phạm dạy học thêm, trước hết học sinh cần học vì sự phát triển của bản thân chứ không phải học để đối phó với thi cử. Đề thi đưa ra những câu hỏi phát triển tư duy, gắn việc học với thực tiễn, như thế học sinh phải tự học hàng ngày. Việc học sinh tự giác học là rất quan trọng.
Cũng có ý kiến cho rằng, sẽ khó khăn nếu thay đổi cách thi mà chưa đổi mới cách dạy. Có 2 phía: đổi mới cách dạy rồi đổi mới cách thi, nhưng đổi mới cách thi cũng sẽ tác động trở lại với việc đổi mới dạy học. Trong khoa học giáo dục, việc dùng các hình thức thi để buộc học sinh phải học toàn diện, rèn tư duy cũng là cần thiết. Không nhất thiết phải mà xong việc này rồi mới đến việc kia.
TS Nguyễn Tùng Lâm
Ông Nguyễn Thiết Sơn - Hiệu trưởng THPT Kim Liên (Hà Nội):
Việc đổi mới tuyển sinh vào lớp 10 được Sở GD&ĐT Hà Nội trăn trở trong mấy năm gần đây. Hàng năm, các trường THPT trên địa bàn vẫn thực hiện kết hợp thi tuyển và xét tuyển, đến nay đã nảy sinh bất cập. Hầu như các trường THCS chỉ tập trung cho học sinh học 2 môn Văn và Toán. Kết quả 4 năm học THCS đều rất cao, nhất là các trường top cao trong nội thành, chỉ chênh nhau ở bài thi Văn và Toán.
Trường THPT chúng tôi cũng rất trăn trở, vì khi tiếp nhận học sinh, đầu vào dù cao nhưng có em kiến thức cơ bản những môn Lý, Hóa không nắm được, do đó, khó khăn cho thầy cô. Trong hội thảo do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, chúng tôi đề nghị nghiên cứu, tính toán để đổi mới phương án thi, công bố sớm để phụ huynh, học sinh và nhà trường có thời gian chuẩn bị. Việc Sở GD&ĐT công bố thời điểm này là phù hợp.
Cách lựa chọn môn trong bài thi tổ hợp cũng là hợp lý, yêu cầu học sinh phải học đồng đều các môn. Nếu máy móc học theo tổ hợp thi THPT quốc gia sẽ dẫn tới việc: nếu thi môn khoa học xã hội sẽ thiệt thòi cho học sinh có năng khiếu học tự nhiên và ngược lại.
Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT đang có quyết tâm lớn trong chống bệnh thành tích, yêu cầu học sinh học toàn diện, không phải chỉ tập trung vào Văn và Toán. Từng cấp học phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đào tạo của mình. Do đó, tôi hoàn toàn ủng hộ phương án thi mới này.
Ông Nguyễn Thiết Sơn
Bà Lê Kim Anh - Hiệu trưởng THCS Cầu Giấy (Hà Nội):
Thi tốt nghiệp THPT đã thay đổi cách thi từ lâu, không có lý do gì thi vào lớp 10 vẫn giữ cách thi đã tồn tại hơn 10 năm. Cách thi mới, học sinh THCS không có khái niệm môn chính, môn phụ, không học lệch, các môn đều phải tập trung học. Bên cạnh đó, kiến thức trong đề thi nằm trong chương trình lớp 9 nên nếu nắm chắc kiến thức chuẩn, học sinh sẽ làm được bài.
Tôi cũng đồng tình cho môn Ngoại ngữ vào bài thi tổ hợp, nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học này trong giai đoạn hiện nay. Cách xen kẽ cả môn tự nhiên và xã hội cũng hợp lý để tạo bình đẳng, công bằng cho học sinh.
Hiếu Nguyễn (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tạo mọi điều kiện cho học sinh TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - nhận định kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã có những cải tiến, tiếp cận thực tế hợp lý, tạo mọi điều kiện cho học sinh. Quy định mới học sinh không phải đóng lệ phí thi THPT Quốc gia là một ví dụ điển hình. Giáo viên Trường THPT...