Tiêu chuẩn mới để đánh giá hiệu trưởng ‘chuẩn’ có gì đặc biệt?
Để đánh giá một hiệu trưởng “chuẩn”, phải đáp ứng được 5 tiêu chí với 21 tiêu chuẩn mới. Yêu cầu được đặt ra trong dự thảo mới của Bộ GD&ĐT ban hành.
ảnh minh họa
Theo Dự thảo số 2/2018/TT-BGDĐT của thông tư quy định mới nhất Bộ GD&ĐT ban hành, sẽ có thước đo chính xác và cụ thể hơn để quyết định cho danh hiệu một “hiệu trưởng chuẩn” tại các cơ sở giáo dục.
Theo dự thảo, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn, với 21 tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn 1: Có phẩm chất tốt
Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống. Đầu tiên, hiệu trưởng phải là người có “đức” trong nghề nghiệp, lối sống và cách ứng xử.
Hiệu trưởng phải luôn đi đầu trong các hoạt động của cơ sở giáo dục, triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối chính sách của Bộ GD&ĐT đề ra.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn
Đối với người hiệu trưởng chuẩn mẫu là phải am hiểu và có kiến thức không chỉ bộ môn của riêng mình mà còn phải theo kịp xu thế thời đại, giỏi ngoại ngữ, tin học.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý
Là người “đầu tàu”, hiệu trưởng phải có năng lực quản lý toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục. Người hiệu trưởng “chuẩn” phải điều hành một bộ máy giáo dục trơn tru, từ việc chi tiêu tài chính đến những khó khăn tồn tại trong nhà trường.
Tiêu chuẩn 4: Xây dựng môi trường giáo dục dân chủ
Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình giáo dục theo xu hướng mở, do vậy người hiệu trưởng chuẩn phải xây dựng được quy chế dân chủ, nếp sống chuẩn mực hợp với bản sắc dân tộc.
Video đang HOT
Tiêu chuẩn 5: Quan hệ xã hội
Không chỉ làm tốt công tác trong trường mà một hiệu trưởng “chuẩn còn phải làm tốt công tác phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở giáo dục cấp trên, liên kết với gia đình học sinh và cộng đồng địa phương.
Với những tiêu chuẩn trêm, chúng ta sẽ có đội ngũ cán bộ quản lý, các hiệu trưởng có đủ phẩm chất năng lực thực hiện đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường phổ thông.
Để xét hiệu trưởng “chuẩn” phải có đủ hồ sơ chứng minh, ý kiến đông đảo của giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, kết luận của cấp quản lý cao hơn.
Theo Tieudungplus.vn
Một hiệu trưởng thực sự "chuẩn" cần có những tiêu chí nào?
Bộ GD&ĐT vừa dự thảo "Thông tư Ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông" để xin ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân.
Một hiệu trưởng chuẩn cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn
Theo đó, quy định về chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông, bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông; quy định đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường phổ thông theo Chuẩn.
Cụ thể, dự thảo đã đưa ra một số tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Hiệu trưởng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực.
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Gương mẫu chấp hành và tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhà trường.
Tiêu chí 2. Đạo đức: Công bằng, bao dung, vị tha, tôn trọng người khác; trung thực, trách nhiệm với công việc.
Tiêu chí 3. Lối sống: Lối sống lành mạnh, chân thành, giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học
Hiệu trưởng vững vàng về chuyên môn; am hiểu nghiệp vụ sư phạm, quản trị nhà trường; sử dụng được ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.
Tiêu chí 4. Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. 2. Tiêu chí 5. Nghiệp vụ sư phạm: Có kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, hỗ trợ giáo viên phát triển nghiệp vụ sư phạm.
Tiêu chí 6. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với hiệu trưởng công tác ở vùng dân tộc thiểu số) và tin học: Sử dụng được ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.
Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản trị nhà trường Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường có kế hoạch, quy trình thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tiêu chí 7. Lập kế hoạch phát triển nhà trường
Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường gồm: phân tích tình hình, mục tiêu, kết quả, hoạt động và điều kiện thực hiện phù hợp với bối cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương và định hướng của ngành Giáo dục.
Tiêu chí 8. Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục học sinh: Chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tiêu chí 9. Quản trị tổ chức, hành chính: Xây dựng tổ chức, bộ máy nhà trường; chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các thành viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ hiệu quả; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Tiêu chí 10. Quản trị nhân sự: Đề xuất để tuyển dụng được giáo viên, nhân viên có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt; tạo được động lực, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Tiêu chí 11. Quản trị tài chính: Chỉ đạo lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo, kiểm tra, công khai tài chính của nhà trường minh bạch, đúng quy định; khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hợp pháp phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Tiêu chí 12. Quản trị cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục: Tổ chức huy động và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong nhà trường phục vụ nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.
Tiêu chí 13. Quản lý chất lượng giáo dục: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, liên tục cải tiến và chịu trách nhiệm giải trình về các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường; chất lượng giáo dục học sinh được nâng lên.
Tiêu chí 14. Quản lý sự thay đổi, giải quyết vấn đề và ra quyết định: Tổ chức và quản lý các hoạt động trong nhà trường dựa trên nguyên tắc quản lý sự thay đổi, khuyến khích các ý tưởng và hành động đem lại sự thay đổi tích cực, định hướng thích ứng và lựa chọn ưu tiên giải quyết những khó khăn nhà trường gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
Tiêu chuẩn 4. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nếp sống văn hóa trong nhà trường chuẩn mực, bền vững.
Tiêu chí 15. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường hiệu quả, tạo điều kiện cho các chủ thể trong nhà trường tham gia, giám sát và có ý kiến về các hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 16. Xây dựng nếp sống văn hóa trong nhà trường: Chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lề lối làm việc, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, 6 đạo đức lối sống trong nhà trường phù hợp với bản sắc dân tộc địa phương, quốc gia và hội nhập quốc tế.
Tiêu chuẩn 5. Năng lực phát triển quan hệ xã hội
Hiệu trưởng tổ chức hiệu quả các hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong giáo dục học sinh, phát triển nhà trường và cộng đồng.
Tiêu chí 17. Phát triển mối quan hệ với cấp quản lý ngành: Tổ chức thực hiện, báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp có tính khả thi với cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của nhà trường theo quy định.
Tiêu chí 18. Phát triển mối quan hệ với cha mẹ học sinh: Tổ chức phối hợp, tư vấn, huy động cha, mẹ, người thân của học sinh tham gia các hoạt động giáo dục học sinh, phát triển nhà trường theo quy định.
Tiêu chí 19. Phát triển mối quan hệ với chính quyền địa phương: Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư các nguồn lực phát triển nhà trường và tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng địa phương.
Tiêu chí 20. Phát triển mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức xã hội: Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội và huy động các cá nhân, tổ chức xã hội hỗ trợ các hoạt động giáo dục học sinh, phát triển nhà trường.
Tiêu chí 21. Thông tin, truyền thông: Tổ chức thông tin và nhận phản hồi từ các bên liên quan về hoạt động, kết quả giáo dục của nhà trường thông qua các kênh thông tin, truyền thông đa dạng nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động của trường.
Theo Infonet
5 tiêu chuẩn, 21 tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông Nhóm các nhà khoa học do PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý Giáo dục là nhóm trưởng đã hoàn thành chuyên đề nghiên cứu về Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông gồm 5 tiêu chuẩn, 21 tiêu chí. Ảnh minh...