Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
GD&TĐ – Bộ trưởng Bộ GD&DT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm 3 hạng: II, III và IV.
a) Giáo viên mầm non hạng II, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, còn phải thực hiện các nhiệm vụ: Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên; tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên;
Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp huyện trở lên; tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.
Giáo viên mầm non hạng III ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV còn phải thực hiện các nhiệm vụ: Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn; tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học mầm non cấp trường trở lên
Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III…
Video đang HOT
Giáo viên mầm non hạng IV có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách;
Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
Phối họp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của Ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản…
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại AI (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Theo GD&TĐ
Các lãnh đạo Tổng cục Chính trị CAND nói về vụ nữ sinh 29 điểm
(Tấm Gương) - Thiếu tướng Trương Giang Long cho biết, việc phân cấp trong ngành CA rất rõ ràng, khi địa phương đồng ý cho TS nhập học thì nhà trường tiếp nhận, còn không đồng ý thì thuộc thẩm quyền của CA địa phương.
Đạt 29 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tuy nhiên, đến ngày 1/9, nữ sinh Bùi Kiều Nhi (SN 1997, trú xã Đức Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình) không đủ điều kiện nhập học vào trường Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Nguyên nhân của việc này là do trong phần tự khai lý lịch, Nhi đã bỏ qua án tích của bố mình là ông Bùi Vĩnh Tường (SN 1965, đã mất năm 2013).
TS Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị CAND.
"Nếu Công an địa phương đồng ý..."
Trao đổi với báo giới, Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị CANDcho biết, ông đã nắm được thông tin về trường hợp của em Bùi Kiều Nhi, ông cũng đã chỉ đạo mời phòng Công tác chính trị, phòng Đào tạo - Khảo thí của Học viện lên để làm việc.
"Xem xét về trường hợp của thí sinh Nhi, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần trao đổi lại với công an địa phương, nên nhà trường có văn bản nêu một số ý kiến gửi về đó.
Việc phân cấp trong ngành công an rất rõ ràng, khi địa phương đồng ý cho thí sinh nhập học thì nhà trường tiếp nhận, còn không đồng ý thì thuộc thẩm quyền của công an địa phương", ông Long chia sẻ trên Soha News.
Cũng theo Thiếu tướng Long, ý kiến trao đổi lại của nhà trường với công an địa phương có 3 nội dung chính.
"Thứ nhất là trong trường hợp này, việc anh Tường, bố cháu Nhi vi phạm pháp luật diễn ra trước khi kết hôn nên có thể mẹ cháu không nắm được hồ sơ, lý lịch nên không ghi vào trong lý lịch của cháu là có cơ sở.
Thứ hai, thí sinh này ở vùng nông thôn, được ưu tiên 1,5 điểm nên cũng có thể nhận thức còn hạn chế.
Ở đây, bản thân cháu Nhi vô can, cháu làm sao có thể nắm được thông tin trước khi bố mẹ cháu lấy nhau, cho nên trách nhiệm của cháu rõ ràng là không phải.
Thứ ba, đáng lý ra công an địa phương khi xác nhận hồ sơ, giấy tờ, thẩm tra phải xác nhận cháu kê khai nhưng phát hiện ra mà không hướng dẫn, để cho cháu kê khai thì cũng có một phần lỗi, trách nhiệm chứ không phải chỉ có của cháu, gia đình cháu.
Nên chúng tôi đề nghị công an địa phương hướng dẫn cháu khai lại lý lịch cho đúng với những gì đã có và làm văn bản báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Tổng Cục chính trị CAND", Thiếu tướng Long nêu vấn đề.
Ông Long cho hay, sau khi nhận được báo cáo, lãnh đạo Tổng Cục và ông với tư cách là Phó Tổng Cục trưởng sẽ xem xét. Nếu như đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thì Học viện Chính trị Công an nhân dân sẽ sẵn sàng viết giấy gọi cháu nhập học và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cháu hội nhập cùng với các em học viên trúng tuyển năm nay.
Thí sinh Bùi Kiều Nhi
"Vẫn còn kịp"
Cũng theo thông tin mới nhất mà Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân cung cấp cho báo giới sáng nay 17/9, ông Cẩn đã gọi điện trực tiếp cho Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình để trao đổi về trường hợp nữ sinh Bùi Kiều Nhi.
"Chúng tôi đã yêu cầu Công an tỉnh Quảng Bình có văn bản báo cáo về trường hợp này gửi ra Tổng cục Chính trị Công an nhân dân để xem xét" , Thiếu tướng Cẩn cho hay.
Cũng theo tướng Cẩn, trường hợp cháu Bùi Kiều Nhi trong diện có thể xem xét chiếu cố.
"Còn chiếu cố được hay không thì chúng tôi đang chờ báo cáo của Công an tỉnh Quảng Bình để xem việc cụ thể như thế nào và phải thẩm định sau đó mới quyết định được.
Thẩm quyền xem xét thuộc Tổng cục Chính trị, nhưng trong trường hợp đặc biệt thì phải báo cáo Bộ Công an. Các anh yên tâm, nếu xem xét được thì cháu sẽ được, còn không được thì chúng tôi cũng sẽ trả lời không được. Hiện cháu chưa phải nhập học ngay cho nên vẫn còn kịp, thậm chí kể nhập học rồi chúng tôi vẫn có thể bổ sung danh sách cho cháu".
Theo Tấm gương
'Nữ sinh 29 điểm thi trường công an nên chuyển ngành học' "Nhi không nhất thiết phải vào ngành công an. Em được sự giúp đỡ của Bộ GD&ĐT có thể chuyển nguyện vọng sang trường khác phù hợp hơn", độc giả Chiến Phạm chia sẻ. Trường hợp của nữ sinh Bùi Kiều Nhi (Quảng Bình) đủ điểm trúng tuyển Học viện Chính trị Công an nhân dân nhưng không được vào học vì không...