Tiêu chí xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên.
ảnh minh họa
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tư này được xây dựng để thay thế các thông tư:
Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;
Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày 12/6/2012 về sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT;
Và Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Ảnh minh họa trên Báo Giáo dục và Thời đại
Video đang HOT
Theo dự thảo, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được căn cứ trên 2 tiêu chí.
Tiêu chí thứ nhất là số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục.
Tiêu chí thứ hai là diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
Đặc biệt, dự thảo này có bổ sung tiêu chí kiểm định vào để kiểm soát chỉ tiêu tuyển sinh.
Theo đó, tại Điều 6 của Dự thảo xác định nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy:
“Cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề (trừ ngành đào tạo mới được mở ngành trong năm tuyển sinh)”.
Về nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo giáo viên, Điều 7 của Dự thảo nêu rõ:
Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp theo các nguyên tắc cơ bản sau:
1. Các căn cứ xác định chỉ tiêu:
a) Nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo và địa chỉ sử dụng nhân lực sau khi đào tạo của địa phương, của các tổ chức giáo dục, có các minh chứng kèm theo.
b) Điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo trình độ đào tạo; quy định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên.
Theo Giaoduc.net
Năm 2018: Thêm nhiều tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh chính quy trình độ đại học sẽ được xác định trên 2 tiêu chí. Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ phân bổ chỉ tiêu theo trình độ đào tạo.
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam đã khởi động chiến dịch tư vấn tuyển sinh ĐH năm 2018. Ảnh: Minh Ngọc.
Hôm nay 26/1, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ) các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học (ĐH), thạc sĩ, tiến sĩ để xin ý kiến góp ý.
Dự thảo Thông tư đưa ra 2 tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy đối với các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiêu chí 1, xét trên số sinh viên (SV) chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục. Theo tiêu chí này, số SV ĐH chính quy trên một giảng viên (GV) quy đổi theo khối ngành được xác định không vượt quá định mức.
Cụ thể, 10 SV chính quy /1 GV quy đổi đối với khối ngành II; 20 SV chính quy /1 GV quy đổi với khối ngành I, IV, V; 25 SV chính quy /1 GV quy đổi khối ngành III, VII. Đối với số SV CĐ, TC sư phạm chính quy trên một GV/ giáo viên quy đổi không vượt quá 25.
Tiêu chí 2, diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một SV chính quy và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Trong đó, tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu tính trên một SV chính quy không thấp hơn 2,8m2. Cùng với đó là các hạng mục được tính diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và yêu cầu về chủng loại, số lượng tài liệu/ trang thiết bị tối thiểu.
Trong dự thảo Thông tư, Bộ GD&ĐT đưa ra 5 nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy. Các cơ sở giáo dục xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo 2 tiêu chí và công bố công khai, chịu trách nhiệm giải trình về chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, chất lượng đào tạo, cam kết đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các ngành đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định theo quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục ĐH, có nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hội đồng trường, hội đồng quản trị thì được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó. Đồng thời, phải công bố công khai trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề, trừ ngành đào tạo mới được mở trong năm tuyển sinh.
Đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, CĐ, TS, Bộ GD&ĐT đưa ra hai căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Thứ nhất, nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo và địa chỉ sử dụng nhân lực sau khi đào tạo của địa phương, của các tổ chức giáo dục, có các minh chứng kèm theo. Đi kèm với đó là điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo quy định.
Bộ GD&ĐT sẽ phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo trình độ đào tạo. Và, quy định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên.
Theo Kinhtedothi.vn
Bộ Giáo dục xin đừng vội vàng áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới Để tránh đi vào vết xe đổ như VNEN, xin Bộ Giáo dục phải vô cùng thận trọng, cân nhắc, nó như một trận đánh lớn khi đã đánh là chắc thắng không được thất bại. Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Ảnh minh họa: vtc.vn). LTS: Là một nhà giáo tâm huyết -...