Tiết lộ tiềm lực dầu mỏ của Việt Nam tại Đông Á
Năm ngoái, sản lượng dầu thô của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ năm 2006…
Việt Nam có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, đây là thông tin mà ông Lê Ngọc Sơn, Trưởng ban Khai thác dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đưa ra trong một buổi hội thảo mới đây tại TP.HCM.
Khoảng 40% sản lượng dầu thô của Việt Nam hiện nay đến từ các mỏ được vận hành bởi liên doanh Vietsopetro.
Hãng tin này trích dẫn số liệu của hãng dầu lửa BP cho biết, năm ngoái, sản lượng dầu thô của Việt Nam đạt 348.000 thùng/ngày, tăng 10% so với năm 2011 và là mức cao nhất kể từ năm 2006.
Cũng theo số liệu từ BP, tại khu vực Đông Á, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao thứ nhì, ở mức 4,4 tỷ thùng, chỉ sau Trung Quốc.
Tại buổi hội thảo nói trên, ông Lê Ngọc Sơn cho hay, khoảng 40% sản lượng dầu thô của Việt Nam hiện nay đến từ các mỏ được vận hành bởi liên doanh Vietsopetro. Đây là liên doanh giữa Petro Vietnam và công ty OAO Zarubezhneft của Nga. Liên doanh này hiện đang khai thác mỏ dầu lâu năm nhất của Việt Nam là mỏ Bạch Hổ đi vào hoạt động năm 1986.
Video đang HOT
“Duy trì sản lượng ở một mức ổn định, đó là sứ mệnh chính, mục tiêu chính của chúng tôi”, ông Sơn nói. “Trước hết, chúng tôi cần đưa các mỏ dầu mới vào hoạt động để tạo ra sản lượng mới. Thứ hai, chúng tôi cần tìm cách để thúc đẩy nhân tố phục hồi bằng cách khoan thêm các giếng, cố gắng tìm ra dầu mới từ mỏ cũ”.
Hồi tháng 10, Soco, công ty có trụ sở ở London hiện đang vận hành mỏ Tê Giác Trắng, cho biết, thăm dò một giếng khoan ở mỏ này phát hiện mức sản lượng 27.600 thùng tương đương dầu mỗi ngày. Trong 10 tháng đầu năm nay, sản lượng của mỏ Tê Giác Trắng đạt mức trung bình 45.132 thùng/ngày.
Trong một tuyên bố gửi các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán London, Giám đốc điều hành (CEO) của Soco, ông Ed Story, miêu tả giếng trên là “một trong những giếng nhiều dầu nhất từng được thử nghiệm ở Việt Nam”. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng 8, ông Story nói rằng, giếng này gia tăng khả năng mỏ Tê Giác Trắng có thể có trữ lượng lên tới 1 tỷ thùng dầu.
Sản lượng dầu của Việt Nam đến từ các mỏ trên biển Đông. Theo tài liệu tại buổi hội thảo nói trên, những mỏ dầu được phát hiện gần đây của Việt Nam có xu hướng nhỏ hơn và nằm ở những khu vực có các điều kiện địa chất, địa lý phức tạp và ở những vùng nước xa xôi, khó tiếp cận hơn.
“Tôi không nghĩ là một ai đó thực sự biết việc khoan tìm dầu ở những vùng nước sâu hơn sẽ tìm ra dầu hoặc khí hay không”, ông David Thompson, Phó chủ tịch cấp cao của công ty nghiên cứu và tư vấn Wood Mackenzie ở Singapore, đánh giá.
“Đối với Việt Nam, khoan tìm dầu ở các vùng nước sâu sẽ là một vấn đề thu hút sự chú ý trong tương lai. Nếu họ muốn tăng sản lượng, họ sẽ cần phải hoạt động tích cực hơn, thăm dò nhiều hơn ở các vùng nước sâu”, ông Thompson nói.
Theo VnEconomy
Trung Quốc rất "ngán" Hải quân Nhật
Sức mạnh hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc đang nổi lên là một thách thức lớn nhất đối với quân đội Nhật Bản kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Chính vì thế, năm nay, Tokyo đã chính thức đặt dấu chấm hết cho một thập kỷ cắt giảm chi tiêu quân sự bằng một mức tăng 0,8%, đưa ngân sách quốc phòng của nước này lên 48 tỉ USD.
Nhật Bản được cho là sở hữu trong tay một lực lượng hải quân mạnh với những chiếc tàu chiến, trang thiết bị, vũ khí tối tân cùng đội ngũ binh lính tinh nhuệ, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản.
Chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản trong năm tới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh thêm 3%. Đây là thông tin vừa được giới chức quân sự cấp cao của Nhật Bản tiết lộ. Giới phân tích quân sự Nhật Bản tin rằng, Hải quân của họ vẫn nắm lợi thế rõ ràng về công nghệ và hoả lực so với đối thủ Trung Quốc, nhưng khoảng cách này đang dần bị thu hẹp lại.
"Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản là lực lượng hải quân lớn thứ hai và cũng có năng lực cao thứ hai, chỉ sau Hải quân Mỹ. Hải quân Trung Quốc thực sự rất e sợ năng lực thực sự của Hải quân Nhật Bản", Đô đốc nghỉ hưu Yoji Koda của Nhật Bản cho biết.
Ông Koda và các chuyên gia an ninh khác ước tính rằng, sẽ phải mất khoảng 15 năm để Trung Quốc đuổi kịp sức mạnh của Hải quân Nhật Bản và Mỹ ở Đông Á nếu Bắc Kinh có thể duy trì tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm ở mức hai con số.
Trung Quốc trong năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 10,7% lên mức 119 tỉ USD nhưng một số chuyên gia nước ngoài ước tính chi tiêu quốc phòng thực sự của Bắc Kinh phải cao tới mức 200 tỉ USD.
Khi Tokyo tăng chi tiêu quốc phòng, nước này cũng tái sắp xếp và trang bị lại cho quân đội nước này. Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trung hoả lực vào quần đảo phía bắc, sẵn sàng đối đầu với Liên Xô và trợ giúp Hải quân Mỹ trong việc giám sát hạm đội tàu ngầm uy lực của Nga.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Tokyo bắt đầu có những điều chỉnh nhất định. Nhật Bản hiện tại đang ở trong giai đoạn đầu của việc tái triển khai lực lượng đến phía tây nhằm sẵn sàng đương đầu với thách thức từ phía Trung Quốc, đối phó với hoạt động ngày càng gia tăng của Hải quân Trung Quốc. Và đó chính là một dấu hiệu chứng tỏ quyết tâm của Tokyo trong việc đối đấu quyết liệt với bất kỳ mối đe doạ nào đối với những quần đảo ở xa của họ, trong đó có nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Quân đội Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng tấn công đổ bộ giống với lực lượng thuỷ quân lục chiến của Mỹ. Đội quân mới này có thể được triển khai để bảo vệ các quần đảo bên ngoài của Nhật Bản hoặc sẵn sàng đánh chiếm lại một vùng lãnh thổ nếu nó bị chiếm bởi một lực lượng xâm lược nước ngoài.
700 thành viên đầu tiên của lực lượng gồm 3.000 lính tinh nhuệ này sẽ được rút ra từ quân đội Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay. Nhật Bản đang sở hữu trong tay một hạm đội tàu trực thăng và tàu tấn công đổ bộ hùng hậu. Tokyo còn đang thử nghiệm một số phương tiện tấn công đổ bổ khác.
Những cuộc tập trận gần đây cho thấy, các nhà lập kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang bận bịu với việc lên kế hoạch đối phó với những mối đe doạ đối với các quần đảo ở xa của nước này. Điều này có thể được thấy rất rõ qua cuộc tập trận rầm rộ gần đây nhất xung quanh quần đảo của Nhật Bản. Cuộc tập trận kéo dài 18 ngày với sự tham dự của 34.000 binh lính bao gồm bài diễn tập đổ bộ vào một đảo san hô ở phía nam quần đảo Okinawa. Trước đó hồi đầu năm, 1.000 binh lính Nhật Bản đã tham gia vào một cuộc tập trận tấn công đổ bộ chung với Hải quân Mỹ ở California.
Nhật Bản đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải vô cùng nóng bỏng với nước láng giềng Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Với sức mạnh quân sự liên tiếp được tăng cường, Trung Quốc ngày càng thách thức quyền kiếm soát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư của Tokyo. Điều đó đã buộc chính quyền Nhật Bản phải hành động.
Kiệt Linh - (theo Reuters)
Theo_VnMedia
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8 Tiếp tục các Hội nghị Cấp cao ASEAN liên quan, sáng 10/10/2013, tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan, Bru-nây, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 và Cấp cao Đông Á lần thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và đã có các phát biểu quan trọng tại các Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Tại...