Tiết lộ thu nhập thấp bất ngờ của tuyển thủ nữ Việt Nam
Các tuyển thủ nữ hưởng lương chỉ một hai triệu đồng ở CLB, không đủ sống nên nhiều người phải kiếm thêm bằng việc bán bánh mì, trông xe và chăm sóc sân khi rảnh.
Những cô gái vàng
So về thành tích, bóng đá nữ và bóng đá nam cách nhau một trời một vực. Trong khi bóng đá nam Việt Nam mới chỉ một lần duy nhất giành chức vô địch Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup 2008) và mãi chưa thể biến giấc mơ giành HCV SEA Games thành hiện thực thì bóng đá nữ đã giành 5 HCV trong 6 lần dự SEA Games gần đây, hai lần đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á (năm 2006 và 2012).
Đặc biệt, hiện tại ĐT nữ Việt Nam còn đang đứng trước cơ hội giành vé dự VCK World Cup, điều mà không biết bao lâu nữa môn bóng đá nam mới có thể dám mơ ước.
Bóng đá nữ Việt Nam đã giành vô khối danh hiệu cao quý.
Tại VCK World Cup 2015 diễn ra trên đất Canada, số đội tham dự được tăng lên từ 16 thành 24, do đó số suất của châu Á cũng được tăng từ 3 thành 5 so với các VCK trước. Điều này đã mở ra cách cửa giành vé dự ngày hội bóng đá nữ lớn nhất hành tinh cho ĐT Việt Nam.
Video đang HOT
Trong khu vực châu Á, trình độ của 5 đội Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Australia là vượt trội hơn hẳn phần còn lại, việc họ vượt qua các vòng loại để tham dự VCK World Cup gần như là điều chắc chắn. Tuy nhiên, do CHDCND Triều Tiên bị cấm tham dự World Cup 2015 vì có 5 cầu thủ bị phát hiện sử dụng chất kích thích tại VCK World Cup trước đã mở ra cơ hội cho các đội bóng ở nhóm sau như Việt Nam, Myanmar và Thái Lan. Trong cuộc cạnh tranh tay ba này, cơ hội của Việt Nam rõ ràng là lớn hơn hẳn.
Thu nhập không đủ sống
Vượt trội về mặt thành tích đạt được nhưng thu nhập của các cầu thủ nữ Việt Nam lại chẳng bằng số lẻ của các đồng nghiệp nam. “Nhìn các nam cầu thủ nhận hàng tỷ đồng lót tay khi chuyển nhượng, nhận lương ở CLB hàng chục triệu đồng mà chúng em tủi thân. Chúng em chỉ mong thu nhập đủ sống chứ chẳng dám mơ nhiều”, một học trò của HLV Trần Vân Phát tâm sự.
Thu nhập không đủ sống nhưng các nữ tuyển thủ vẫn đá hay, đang đứng trước cơ hội giành vé dự VCK World Cup.
HLV Mai Đức Chung, người từng có nhiều năm gắn bó với bóng đá nữ Việt Nam, cũng phải cất tiếng thở dài thương cho các học trò cũ khi nhắc đến thu nhập.
“Theo thông tin tôi biết thì chưa có vụ chuyển nhượng nào mà các nữ cầu thủ được nhận tiền lót tay dù chỉ là vài chục triệu đồng. Số lượng các cầu thủ bóng đá nữ ít, địa phương nào cũng muốn giữ người. Tuy nhiên, họ chỉ thuyết phục bằng tình cảm chứ chẳng có chuyện lót tay. Ít khi có chuyển nhượng bóng đá nữ lắm, thi thoảng mới có kiểu mượn người”, HLV Mai Đức Chung chia sẻ.
“Lương cầu thủ nữ nói ra không ai tin. Cách đây một hai năm lương tuyển thủ nữ ở CLB có khi chỉ được vài trăm nghìn đồng. Giờ khá hơn nhưng cũng chỉ 1-2 triệu/tháng. Chưa có tuyển thủ nào được lương tới 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của các cầu thủ nữ chẳng đủ ăn, thế mới có chuyện nhà vô địch Kim Hồng phải đi bán bánh mì”.
Khi lên đội tuyển, các cầu thủ nữ cũng chẳng được oách như các đồng nghiệp nam. Thay vì khách sạn hay nhà khách, họ luôn đóng quân ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Dẫu điều kiện ăn ở chưa bằng nhưng các học trò của HLV Hoàng Văn Phúc vẫn thấy vui vì họ có được một khoản thu nhập kha khá là chế độ 300.000 đồng/ngày khi khoác áo tuyển.
“Ngoài khoản tiền chế độ, một khoản thu mà các cầu thủ chờ đợi nhất là chế độ thưởng khi giành thành tích từ VFF hay Tổng cục TDTT. Chẳng có tiền tỷ đâu, chỉ một hai trăm triệu, chia ra mỗi người được vài triệu đồng nhưng với họ thế cũng là to rồi”, HLV Mai Đức Chung chia sẻ thêm.
Theo VNE
HLV và cầu thủ V-League tranh thủ đi học
Sau khi V-League 2013 kết thúc, rất nhiều HLV và cả cầu thủ đều tranh thủ đi học lớp HLV bằng A của AFC nếu muốn tiếp tục làm việc.
Bắt đầu từ mùa giải 2014, những HLV không có bằng A của AFC sẽ không được hành nghề tại V-League hay hạng Nhất. Đó là lý do ngay sau khi V-League 2013 kết thúc, rất nhiều HLV và cả cầu thủ đều tranh thủ đi học lớp HLV bằng A của AFC.
Quy định các HLV phải có bằng A được AFC khuyến cáo từ mùa giải 2011, nhưng ở Việt Nam, nhiều HLV chưa thể lấy được chứng chỉ vì rào cản ngoại ngữ và cả việc tiếp cận với các điều luật mới của AFC, FIFA. Tại V-League hiện tại, các HLV trẻ như Huỳnh Đức, Hữu Thắng, Văn Sỹ... dễ dàng có bằng A của AFC, còn các nhà cầm quân gạo cội như Lê Thụy Hải, Vương Tiến Dũng... vẫn chưa thể sở hữu chứng chỉ này.
Mùa trước, HLV Lê Thụy Hải nhận chức danh Giám đốc kỹ thuật của Bình Dương vì chưa có đủ bằng cấp. Ảnh: Kỳ Lân.
Năm ngoái, cũng chỉ vì không có bằng A của AFC, HLV Mai Đức Chung buộc phải nhường ghế HLV U22 cho đồng nghiệp Lư Đình Tuấn. Năm nay, ông Chung dù rất bận dẫn dắt CLB Thanh Hóa cũng sẽ tranh thủ đi học bằng được để có thể gắn bó lâu dài với nghiệp cầm quân tại V-League.
AFC đưa ra lộ trình về bằng cấp yêu cầu các Liên đoàn bóng đá thành viên phải tuân thủ. Trong trường hợp không thể đáp ứng được số bằng cấp do AFC quy định, HLV các CLB chỉ được hành nghề nếu có giấy chứng nhận năng lực do AFC cấp. Muốn được AFC cấp giấy này chỉ có hai trường hợp: hành nghề 5 năm liên tục ở giải chuyên nghiệp hoặc dẫn dắt đội tuyển quốc gia trong 5 năm. Với quy định này, nếu không kịp đi học, rất nhiều HLV tại V-League sẽ bị "rơi rụng". Có thể kể đến hàng loạt cái tên như Lê Thụy Hải, Vương Tiến Dũng, Phạm Công Lộc, Mai Đức Chung, Lại Hồng Vân, Trần Bình Sự... V-League đã vậy, danh sách các HLV ở hạng Nhất phải nghỉ việc còn nhiều hơn bởi sân chơi này các đội bóng và cả các HLV không chú trọng vấn đề bằng cấp từ lâu nay.
Không chỉ có các ông thầy đang làm việc ở V-League muốn có tấm bằng này, nhiều cầu thủ kỳ cựu hay HLV trẻ như Tài Em, Quang Trường, Hữu Đang, Văn Giàu... cũng "kéo nhau" đi học, với ước mơ một ngày nào đó được cầm quân tại V-League.
Theo VNE
Nghỉ lễ, cầu thủ Việt du lịch nước ngoài, chăm con nhỏ Ngày nghỉ 2/9 đúng vào dịp V.League 2013 vừa hạ màn. Các cầu thủ Việt tranh thủ thời gian nghỉ ngơi bên gia đình, chăm sóc con nhỏ và đi du lịch. Lão tướng Thạch Bảo Khanh sau khi đăng quang ngôi vô địch V.League 2013 đã cùng gia đình nhỏ có kỳ nghỉ tại Singapore. Hậu vệ Hoàng Quãng của SHB Đà...