Tiết lộ nội dung 3 cuộc điện đàm lịch sử giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
Triều Tiên gây bất ngờ khi tích cực điện đàm với Hàn Quốc tới 3 lần chỉ trong 24 giờ quan sau 2 năm im lặng.
Hôm 3.1, Triều Tiên đã liên lạc điện thoại với Hàn Quốc lần đầu tiên sau 2 năm im lặng.
Đường dây nóng biên giới liên Triều được mở lúc 6h30 sáng qua (3.1) để Bình Nhưỡng và Seoul trao đổi về đề xuất của Hàn Quốc vào ngày đầu năm mới rằng, 2 bên nên tổ chức các cuộc thảo luận với nhau.
Cả 2 nước trước đó đều tỏ ra sẵn sàng thử cải thiện mối quan hệ vốn căng như dây đàn cả năm qua.
Theo Express, Bình Nhưỡng được cho là đã gọi cho Hàn Quốc trước vào ngày 3/1. Cuộc điện đàm thứ nhất kéo dài 20 phút, 2 bên trao đổi về các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đường dây điện thoại hoạt động thông suốt.
Theo một phát ngôn viên của Bộ thống nhất Hàn Quốc, 2 giờ sau đó, Bình Nhưỡng sau đó tiếp tục gọi điện tới Hàn Quốc. “Phía Triều Tiên gọi cho chúng tôi lúc 18h07 và nói rằng “Hãy kết thúc vấn đề hôm nay”, vị phát ngôn viên cho hay.
Cuộc điện đàm thứ 3 diễn ra vào sáng nay (4/1). Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Seoul đã hỏi các đối tác ở Bình Nhưỡng liệu có tin tức gì hay không và nhận được câu trả lời rằng: “Không, chúng tôi sẽ thông báo khi có bất cứ thông tin mới nào”. Sau đó, phía Triều Tiên cúp máy.
Video đang HOT
Đường dây nóng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bị ngừng sử dụng vào năm 2015 sau khi Seoul đình chỉ hoạt động tại khu liên hợp công nghiệp chung Kaesong sau một vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Sau đó, trong suốt 2 năm qua, Seoul được cho là đã cố gắng liên lạc với Hàn Quốc 2 lần.
Tiết lộ về hoạt động của đường dây nóng Triều-Hàn, Kim Yeon-cheol, một cựu nhân viên truyền thông Hàn Quốc cho biết, có 2 điện thoại, 1 màu xanh được dùng trong trường hợp Seoul gọi cho Triều Tiên và một màu đỏ dùng trong trường hợp Bình Nhưỡng gọi tới Seoul.
Yoon Young-chan, người phát ngôn Thủ tướng Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh rằng, quyết định mở lại đường dây nóng Triều-Hàn là một bước tiến quan trọng. “Việc mở lại kênh truyền thông rất có ý nghĩa vì đây là một bước tiến quan trọng có thể dẫn tới việc tổ chức đối thoại bất cứ lúc nào cả hai bên muốn”, ông Yoon tuyên bố.
Các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc được đưa ra sau khi Seoul đề nghị tổ chức các cuộc thảo luận chính thức về khả năng Bình Nhưỡng cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội mùa đông.
“Thế vận hội mùa đông sắp được tổ chức ở Hàn Quốc sẽ là cơ hội tốt để quảng bá biểu tượng của đất nước chúng tôi và chúng tôi chân thành mong muốn sự kiện này sẽ diễn ra thành công tốt đẹp”, ông Yoon chia sẻ.
Đã có những quan ngại rằng, Triều Tiên có thể có những hành động khiêu khích trong thời gian Hàn Quốc đăng cai Thế vận hội mùa đông nhằm trả đũa các cuộc tập trận chung giữa Seoul và Washington. Hàn Quốc đã đề xuất hoãn tập trận chung với Mỹ để xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian nước này đăng cai Thế vận hội.
Theo Danviet
Tin thế giới: Mỹ - Hàn đang ngấm đòn hiểm của Kim Jong Un?
Không phải ngẫu nhiên mà ngay đầu năm mới, nhà lãnh đạo Triều Tiên lại xuống nước đề xuất nối nối lại đường dây nóng với Hàn Quốc. Sự thật ẩn giấu phía sau "đòn hiểm" này là gì?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tung đòn hiểm chia rẽ Mỹ-Hàn?
Ngay khi năm 2018 bắt đầu, lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un đã liên tiếp đưa ra các đề nghị hòa hoãn với Seoul, mới nhất là việc tái lập đường dây nóng liên Triều.
Phản ứng của hai đối thủ trực tiếp của Triều Tiên rất khác nhau: Nếu Hàn Quốc hoan nghênh các động thái của Bình Nhưỡng, thì Mỹ ngược lại không che giấu sự hoài nghi.
Đề xuất của Triều Tiên đã được Hàn Quốc nhanh chóng đáp ứng, với đề nghị ngược lại là hai bên gặp nhau và nói chuyện, kể cả ở cấp cao. Phản ứng của Bình Nhưỡng cũng nhanh chóng được đưa ra, với quyết định tái lập đường dây nóng giữa hai bên, và được cả hai chính quyền thực hiện ngay.
Tuy vậy, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), Tướng Vincent K. Brooks ngày 4.1 đã nói rằng nhiều người có vẻ hài lòng với đề nghị ngoại giao gần đầy của Bình Nhưỡng, ngụ ý tới tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thông điệp chào mừng Năm mới hôm 1.1 về khả năng nước này sẵn sàng tham gia Thế vận hội mùa Đông PyeongChang, sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng tới. Ông Kim Jong Un đã đề xuất đối thoại ngay lập tức giữa hai miền Triều Tiên để thảo luận về vấn đề này.
Tướng Brooks cho rằng trước cử chỉ hòa bình của Triều Tiên, điều quan trọng là Hàn Quốc và Mỹ phải duy trì một liên minh mạnh mẽ và sắc bén, đồng thời sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp "kết quả tiêu cực chứ không phải tích cực" với tình hình hiện tại.
Ông cho rằng với sự nhất quyết tiến hành các hành động khiêu khích trong năm qua, mục đích của Triều Tiên là nhằm tạo ra sự bất đồng giữa 5 nước gồm Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Do đó, theo ông, 5 cường quốc này phải phối hợp và phản ứng hài hòa hơn đối với chiến lược tinh vi này của Triều Tiên.
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo thẳng thừng Triều Tiên là cố tình gây chia rẽ giữa Seoul và Washington. Giáo sư Mason Richey, thỉnh giảng tại trường Đại Học Hankuk ở Hàn Quốc nhận định rằng, mục đích của Kim Jong Un có thể vừa là tung quả bóng thăm dò xem Seoul và Washington có khả năng chấp nhận đến đâu, vừa là "đào sâu khoảng cách giữa Mỹ và Hàn Quốc".
Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kyu-duk ngày 4.1 cho hay, Seoul không ủng hộ phương án "đóng băng kép" yêu cầu Triều Tiên ngừng các vụ thử vũ khí quân sự và đổi lấy việc Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung.
Khi được hỏi về lập trường của Hàn Quốc nếu vấn đề nói trên được đề cập đến trong các cuộc đàm phán liên Triều trong tương lai, ông Noh Kyu-duk nói: "Chính phủ của chúng tôi không nhất trí với quan điểm đóng băng kép này". Ông nhấn mạnh: "Hiện nay, giới chức quân sự của Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc thảo luận kín", ám chỉ các cuộc tham vấn đang diễn ra của hai đồng minh này nhằm lùi thời gian tổ chức cuộc tập trận chung mùa Xuân thường niên trong năm nay tới sau Thế vận hội mùa Đông PyeongChang dự kiến từ 9-25.2.
Theo ông, khả năng hoãn tập trận đang được thảo luận trong nỗ lực hỗ trợ việc Hàn Quốc tổ chức Thế vận hội mùa Đông PyeongChang một cách hòa bình, song không phải là một phần của phương án "đóng băng kép".
Giới phân tích cho rằng, căn cứ vào các phản ứng nhiệt tình của Hàn Quốc trước các động thái hòa dịu của Bình Nhưỡng, trong lúc Mỹ tiếp tục bày tỏ thái độ cứng rắn, có thể cho rằng đòn ngoại giao thế vận của Kim Jong Un đã có tác dụng.
Theo Danviet
Cựu trợ lý Obama cảnh báo Kim Jong-un đang "giăng bẫy" Trump Michael H. Fuchs, người từng là trợ lý của cựu Tổng thống Obama cho rằng, ông chủ nhà Trắng Donald Trump sẽ rơi vào cái bẫy mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang giăng sẵn cho ông trong nỗ lực chia rẽ Mỹ và Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bày tỏ thái độ sẵn sàng xoa dịu căng...