Tiết lộ nguyên nhân hàng chục tiêm kích Su-30MKI hỏng hóc động cơ
Trong một buổi trả lời chất vấn trước quốc hội hôm 17/3, Bộ trưởng QP Ấn Độ Manohar Parrikar đã lần đầu tiên công bố những con số cụ thể liên quan đến vấn đề động cơ Su-30MKI
Đây là chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Ấn Độ hiện nay.
Trong 2 năm 2013 và 2014, đã có 35 trường hợp động cơ phản lực của Su-30MKI gặp hỏng hóc khi máy bay đang ở trên không.
Tính từ năm 2012, con số này là 69 trường hợp. Trong đó, 33 vụ là do nhiên liệu có tạp chất, 11 trường hợp gây ra do rung động mạnh và 8 trường hợp do áp suất dầu bôi trơn thấp.
Cũng trong khoảng thời gian trên, Không quân Ấn Độ mất 5 chiếc Su-30 do tai nạn.
Bên cạnh đó, Không quân Ấn Độ còn gặp vấn đề với tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của Su-30.
Con số này trước đây chỉ ở mức 50%, nghĩa là chỉ một nửa trong số 200 chiếc Su-30 MKI có thể được triển khai vào một thời điểm bất kì.
Ông Manohar Parrikar cho biết, con số này đã được tăng thêm 7% trong vòng hơn 8 tháng qua và mục tiêu đến cuối năm nay sẽ phải đạt trên 70%.
Theo thiết kế thì AL-31FP, động cơ phản lực dùng trên Su-30 MKI, có tuổi thọ 3.000 giờ và cần được đại tu sau mỗi 1.000 giờ vận hành.
Nhưng trên thực tế, theo ông Parrikar, chúng thường phải được đại tu sau 500-700 giờ.
Video đang HOT
NPO Saturn, nhà sản xuất động cơ của Nga, đã đề xuất 9 giải pháp kỹ thuật, giúp nâng con số này lên 900 giờ.
Những vấn đề đối với dòng động cơ AL-31, được sử dụng trên Su-27 và Su-30, đã bắt đầu được các kỹ sư Nga lưu tâm từ năm 2009.
Ấn Độ trước đây cũng từng lên tiếng yêu cầu phía Nga có biện pháp khắc phục nhưng phải đến nay, nước này mới công khai những con số cụ thể liên quan đến vấn đề này.
Su-30 là máy bay 2 động cơ và vẫn có thể hạ cánh an toàn nếu mất một động cơ trong quá trình bay. Vì vậy về mặt an toàn bay, đây chưa phải là vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc mất một động cơ khi đang tác chiến có thể dẫn đến tổn thất khó lường. Ngoài ra, độ tin cậy thấp của động cơ còn khiến chi phí vận hành, bảo dưỡng tăng cao.
Cũng trong buổi chất vấn này, ông Parrikar xác nhận việc Ấn Độ gặp vấn đề thiếu hụt vật tư, phụ tùng cho Su-30 cũng như nhiều loại vũ khí Nga khác.
Những loại phụ tùng này được sản xuất tại các nhà máy ở Ukraine và Belarus. Giải pháp của Ấn Độ là đặt mua phụ tùng thay thế từ những nhà cung cấp phương Tây.
“Một số phụ tùng do phía Nga cung cấp thật ra là từ các công ty phương Tây, đặc biệt là Pháp và Israel. Vì vậy hiện nay chúng ta đang mua trực tiếp từ các công ty này, với sự đồng ý của Nga”, ông Parrikar giải thích thêm.
Theo Trí Thức Trẻ
Su-30SM sẽ trang bị "sát thủ diệt hạm" BrahMos
Với biệt danh "sát thủ diệt hạm", tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là khắc tinh của mọi loại tàu chiến, có tốc độ nhanh gần gấp 3 lần so với tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất.
Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut sẽ đảm nhiệm công việc hiện đại hóa các chiến đấu cơ Su-30SM của Không quân Nga.
Một trong những hạng mục sẽ được hiện đại hóa cho Su-30SM là trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Interfax dẫn nguồn tin từ lãnh đạo Tập đoàn Irkut, ông Oleg Demchenko cho biết hôm 18/3.
Tên lửa hành trình BrahMos
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh được Nga và Ấn Độ liên doanh phát triển dựa trên cơ sở của tên lửa Yakhont - phiên bản xuất khẩu của tên lửa diệt hạm P-800 Onyx.
Tên lửa BrahMos gồm 2 tầng, với động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn ở tầng một và nhiên liệu lỏng ở tầng hai, hiện là loại tên lửa có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Với độ chính xác tuyệt đối, BrahMos là loại vũ khí đầy sức mạnh của các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Nga.
Với biệt danh "sát thủ diệt hạm", tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là khắc tinh của mọi loại tàu chiến cho đến nay. Cái tên BrahMos xuất phát từ tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.
BrahMos có tầm hoạt động vào khoảng 290 km và có thể mang theo đầu đạn thông thường với trọng lượng 300 kg.
Tên lửa có tốc độ tối đa Mach 3 (2.500 - 3.000 km/h) - tức nhanh gần gấp 3 lần so với tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất.
Sở dĩ đạt tốc độ cao như vậy là vì BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều. Vì thế, tên lửa chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh hoặc nhằm mục đích phòng thủ.
Hiện nay, Nga và Ấn Độ đã phát triển BrahMos thành 3 phiên bản, bao gồm Block I, Block II và Block III. Trong đó, phiên bản Block I đã có đủ 4 biến thể phóng từ trên không, trên bộ, trên tàu nổi và từ tàu ngầm.
Ngoài ra, Ấn Độ đang hoàn thiện phiên bản "BrahMos-M" dành riêng cho máy bay chiến đấu, khác biệt hoàn toàn với biến thể phóng từ trên không thuộc dòng BrahMos Block I.
Theo ông Oleg Demchenko, hiện tại Bộ Quốc phòng đang triển khai các kế hoạch hành động phù hợp và tìm kiếm các nguồn tài trợ.
Chiến đấu cơ Su-30SM
Trước đó, ngày 20/2, Tập đoàn Irkut đã bàn giao cho Ấn Độ Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-A do liên doanh Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo.
Chiến đấu cơ siêu cơ động, đa năng Su-30SM được sản xuất tại nhà máy hàng không Irkutsk thuộc Tập đoàn Irkut, là phiên bản cải tiến của Su-30MKI, loại chiến đấu cơ mà Nga đã bàn giao cho Ấn Độ hồi cuối tháng 2/2015.
Từ năm 1999, Nga đã cung cấp hơn 200 chiếc Su-30MKI và biến thể tương tự cho các khách hàng, trong đó có Algeria (44 chiếc), Malaysia (18 chiếc), Ấn Độ 42 (chiếc)...
Hiện Không quân và Hải quân Nga đã đặt mua 72 chiếc Su-30SM, Kazakhstan cũng có nguyện vọng mua 4 chiếc.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc bấp bênh Su-35, Ấn Độ có "lựa chọn chiến lược" Sau khi loại dự án mua 126 tiêm kích Rafale của Pháp, Ấn Độ đã duyệt chi 25 tỷ USD để cùng Nga chế tạo tiêm kích thế hệ 5 cho mình Lựa chọn "chiến lược" của Ấn Độ Theo thông tin từ hãng thông tấn Itar-Tass, Ấn Độ dường như đã quyết định được giải pháp cho việc hiện đại hóa không...