Tiết lộ năng lực vũ khí hạt nhân Trung Quốc năm 2020
Các cường quốc trên thế giới tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Ấn Độ đều mở rộng kho vũ khí hạt nhân, theo báo cáo mới nhất công bố ngày 15.6.
Trung Quốc hiện có 320 đầu đạn hạt nhân, theo thống kê của SIPRI năm 2020.
Trong thống kê năm 2020, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), công bố Trung Quốc sở hữu 320 đầu đạn hạt nhân, Pakistan sở hữu 160 còn Ấn Độ hiện có 150 đầu đạn hạt nhân.
Trong báo cáo năm 2019, SIPRI cho biết Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân và Ấn Độ có 130-140. Pakistan từ báo cáo năm 2019 đã có 150 đầu đạn hạt nhân.
“Trung Quốc đang ở giữa giai đoạn hiện đại hóa đáng kể kho vũ khí hạt nhân, bắt đầu hình thành bộ ba hạt nhân, bao gồm vũ khí hạt nhân phóng từ đất liền, từ trên không và từ dưới biển”, các nhà nghiên cứu của SIPRI cho biết.
SIPRI nhấn mạnh việc Trung Quốc tiếp tục từ chối lời mời tham gia đàm phán kiểm soát số lượng đầu đạn hạt nhân.
SIPRI nói rằng Trung Quốc ngày càng công khai lực lượng hạt nhân nhiều hơn so với quá khứ, nhưng hiện chưa rõ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân.
SIPRI đánh giá Trung Quốc chế tạo đầu đạn hạt nhân bằng cả hai cách làm giàu uranium (HEU) và plutonium, giống với Pháp, Anh, Nga và Mỹ. Ấn Độ và Israel chỉ dùng plutonium.
Video đang HOT
Pakistan đang chuyển hướng dùng plutonium cho vũ khí hạt nhân còn Triều Tiên hiện mới chỉ có vũ khí hạt nhân với nguyên liệu chính là plutonium.
Xét trên quy mô toàn cầu, số lượng đầu đạn hạt nhân có giảm so với năm ngoái.
Theo thống kê của SIPRI, toàn thế giới hiện có 13.400 đầu đạn hạt nhân, của 8 quốc gia bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Israel và Triều Tiên. Con số này giảm 465 so với báo cáo năm 2019.
Nguyên nhân số lượng đầu đạn hạt nhân toàn cầu giảm là do cam kết của Nga và Mỹ. Trong bối c ảnh Hiệp ước NEW START sắp hết hiệu lực, Nga và Mỹ vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với thỏa thuận, theo SIPRI.
Chỉ riêng kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ đã chiếm tới 90% số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu.
“Việc các kênh đàm phán hạt nhân Nga-Mỹ bị cắt đứt có thể tiềm ẩn cuộc chạy đua hạt nhân mới”, Shannon Kile, giám đốc chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân ở SIPRI, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Hiệp ước NEW START sẽ hết hiệu lực vào tháng 2.2021 và hai cường quốc chưa có bất cứ tiến triển nào trong nỗ lực đàm phán.
Chuyên gia "dội gáo nước lạnh" vào lời kêu gọi Trung Quốc bổ sung 1.000 đầu đạn hạt nhân
Hu Xijinm, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu mới đây đưa ra nhận định cho rằng Trung Quốc cần bổ sung thêm 1.000 đầu đạn hạt nhân, bao gồm "ít nhất 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41" để đảm bảo năng lực răn đe.
DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền uy lực nhất của Trung Quốc.
Theo SCMP, lời kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân của ông Hu phản ánh những bước lùi trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Lời kêu gọi vấp phải những chỉ trích mạnh mẽ từ các chuyên gia.
Thời báo Hoàn Cầu là ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc. Hoàn Cầu thường đăng những bài xã luận mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc.
DF-41 hiện là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng từ đất liền uy lực nhất của Trung Quốc, với khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân và tầm bắn vươn tới các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ. DF-41 từng xuất hiện trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái ở Bắc Kinh.
Ông Hu kêu gọi mở rộng thêm 1.000 đầu đạn hạt nhân, bao gồm "ít nhất 100 tên lửa DF41". Bình luận đăng trên mạng xã hội Weibo của ông Hu được nhiều cư dân mạng hùa theo.
Trung Quốc hiện là một trong 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới. Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đương Anh, Pháp với khoảng 200-300 đầu đạn. Con số này là tương đối khiêm tốn bởi Mỹ và Nga đều sở hữu hơn 4.000 đầu đạn hạt nhân.
Zhao Tong, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, cho rằng luận điểm của ông Hu không thuyết phục.
Ông Zhao nói căng thẳng leo thang với Mỹ không phải là cơ sở để Bắc Kinh mở rộng kho vũ khí hạt nhân. "Năng lực hạt nhân của Trung Quốc không phụ thuộc vào quan hệ với các quốc gia khác. Quan hệ với Mỹ dù căng thẳng nhưng không hề gây ảnh hưởng", ông Zhao nói. "Quan ngại về an ninh quốc gia là điều dễ hiểu, nhưng không hề có cơ sở cho lời kêu gọi như vậy".
Một bộ phận quan chức diều hâu ở Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang lép vế trong xung đột với Mỹ vì kho vũ khí hạt nhân hạn chế. Gần đây, Mỹ còn đưa vào trực chiến vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Trung Quốc không có phương án đáp trả tương xứng.
Nhưng ông Zhao cho rằng quân đội Trung Quốc có phương án đối phó với xung đột trong khu vực. "Chúng ta đều biết quân đội Trung Quốc có tên lửa tầm ngắn trang bị đầu đạn hạt nhân", ông Zhao nói.
Ông Zhao cũng khẳng định vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc chỉ mang ý nghĩa răn đe, không phải là công cụ khiêu khích. Sau lần thử hạt nhân đầu tiên năm 1964, Trung Quốc đã thể hiện rõ lập trường chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công trước.
Ông Zhao cho rằng mở rộng kho vũ khí hạt nhân không phải là chiến lược khôn ngoan, chỉ càng làm tổn hại các quan hệ quốc tế và những cam kết kiểm soát vũ khí.
"Mở rộng thêm khó vũ khí hạt nhân có thể khiến Trung Quốc cảm thấy mạnh mẽ hơn, nhưng không có nghĩa là thế giới sẽ tôn trọng hơn", ông Zhao nói, ám chỉ điều này làm tổn hại đến tham vọng lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.
"Trong nhiều thế hệ, các nhà lãnh đạo luôn khẳng định Trung Quốc không theo đuổi chủ nghĩa bá quyền. Mở rộng kho vũ khí hạt nhân không thể hiện lời cam kết này của Trung Quốc", ông Zhao nói.
Bình luận về tuyên bố của tổng biên tập Hu Xijinm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói đó là "quan điểm cá nhân" của ông Hu.
"Trung Quốc luôn theo đuổi lập trường không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chúng tôi luôn có chính sách kiềm chế và có trách nhiệm liên quan đến vũ khí hạt nhân", bà Hoa nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Bà Hoa không nhắc đến việc Trung Quốc có mở rộng thêm kho vũ khí hạt nhân hay không, nhưng cho rằng những quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất nên "cắt giảm thêm số lượng đầu đạn".
Belarus định "âm thầm" giữ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân Liên Xô để làm gì? Sau khi Liên Xô giải thể, Belarus đã sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và kỳ vọng đây sẽ là "vốn" để Belarus "nói chuyện" với "anh lớn" Nga và Mỹ. Nhưng sự thật lại không như vậy, những vũ khí hạt nhân này lại có số phận "bi thảm". Theo hãng thông tấn Spunik Nga, cựu Chủ tịch Quốc hội...