Tiết lộ mức phạt dành cho nữ tài xế lái BMW gây tai nạn liên hoàn tại Hàng Xanh
Với sự cố mình gây ra, bà Nguyễn Thị Nga – chủ nhân chiếc BMW có thể bị phạt tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tối ngày 21/10, người dân bàng hoàng với thông tin một chiếc xe ô tô BMW do bà Nguyễn Thị Nga điều khiển gây tai nạn hàng loạt tại khu vực ngã tư Hàng xanh (Tp.HCM). Tại hiện trường, 4 trong 5 chiếc xe máy bị vỡ vụn nằm lăn lóc trên đường, nhiều mảnh xe văng tứ tung. Đầu chiếc ôtô 4 chỗ gây tai nạn bị bẹp dúm, hư hỏng nặng. Vụ tai nạn khiến 1 phụ nữ tử vong tại chỗ, 7 người khác bị thương được đưa đi cấp cứu. Hiện, 5 người đã được xuất viện, còn 2 nạn nhân đang bị thương nặng, chấn thương sọ não, hôn mê sâu phải thở bằng máy.
Tại cơ quan điều tra, nồng độ cồn của bà Nguyễn Thị Nga đo được là 0,94 miligam/100 mililít hơi thở. Bà Nga cũng khai nhận, là có uống rượu bia trước khi gây ra tai nạn. Vậy mới việc mình gây ra, bà Nga có thể bị mức phạt như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Nghị định 46, tài xế ôtô có nồng độ cồn quá 0,4 mg/lít khí thở thì bị phạt 18 triệu đồng, tước bằng lái. Nếu gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và đây có thể là mức phạt mà bà Nga phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, mức độ gây ra khá nghiêm trọng, cần phải xem xét nhiều vấn đề, sau đó cơ quan điều tra sẽ đưa ra mức phạt hợp lý nhất.
Video đang HOT
[Tham khảo] Theo Nghị định 46, người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Nghị định 46 quy định, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Theo Nghị định 46, phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3-5 tháng.
Đối với người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn, thì bị phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng, tước bằng lái 4-6 tháng.
Theo các Điều 11 và 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), người nào tham gia giao thông đường bộ (gồm cả người điều khiển ôtô, xe máy và cả người đi bộ) mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù tối đa đến 15 năm.
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
K.Đ
Tăng mức phạt tiền đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Đó là nội dung được quy định tại Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo đó, phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Một là, yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Hai là, yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Ba là, cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Bốn là, từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng.
Năm là, cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Sáu là, cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
Bảy là, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định số 141/2018/NĐ-CP, mức phạt tiền trên sẽ tăng gấp đôi trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính công khai; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Theo tapchitaichinh
Cục CSGT đề xuất trừ điểm vào bằng lái xe của tài xế vi phạm Cảnh sát giao thông có thể tra dữ liệu giấy phép lái xe trên hệ thống và trừ điểm với tài xế vi phạm. Ngày 24/9, đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cảnh sát giao thông cho biết, đơn vị đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật giao thông đường bộ, trong đó có nội dung áp dụng việc trừ điểm...