Tiết lộ động trời về đường dây mua bán tinh trùng, trứng và đẻ thuê giá trăm triệu
Đường dây đẻ thuê giá trăm triệu này còn có sự tiếp tay của một số nhà hộ sinh “lo” thủ tục giấy tờ để hợp thức hóa cho những bé sơ sinh vừa chào đời…
Tiết lộ động trời về đường dây mua bán tinh trùng, trứng và đẻ thuê giá trăm triệu
Sau khi Công an TPHCM khám phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh, Viện kiểm sát Nhân dân TPHCM đã hoàn tất bản cáo trạng, đề nghị Tòa án đưa ra xét xử. Điều đáng nói là, đằng sau đó còn nhiều chuyện “động trời” khác chưa được tiết lộ về đường dây này: Có sự tiếp tay của một số nhà hộ sinh “lo” thủ tục giấy tờ để hợp thức hóa cho những bé sơ sinh vừa chào đời hay “dịch vụ” mua bán tinh trùng, trứng, mang thai hộ, đẻ thuê với giá từ hàng trăm triệu đồng…
Đành đoạn rứt ruột bán con
Toàn bộ hành vi gây án của đường dây phạm tội mua bán trẻ em đã được các cơ quan tố tụng TPHCM tiến hành điều tra, xác minh và đang chờ ngày đưa ra xét xử công khai tại TAND TPHCM vào thời gian tới. 5 đối tượng bị truy tố về hành vi “mua bán trẻ em” gồm: Tưởng Đình Thương (SN 1979, thường gọi là Thưởng, ngụ TP.Hải Phòng, tạm trú quận 10, từng có 1 tiền án về tội “trộm cắp tài sản”), Ngô Thị Lan (SN 1970, thường gọi là Hồng, ngụ tỉnh Bình Phước, tạm trú quận 1), Trần Ngọc Quỳ (SN 1970, thường gọi là Phấn, ngụ quận Tân Phú, từng có 1 tiền sự về hành vi “tàng trữ trái phép chất ma tuý), Phạm Tuấn Phương (SN 1962, thường gọi là Hải, ngụ tỉnh Đắc Nông, tạm trú quận Tân Phú, từng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội “cướp tài sản”, “trốn tránh nghĩa vụ quân sự”, “trộm cắp tài sản”, “gây rối trật tự công cộng”) và Nguyễn Văn Viễn (SN 1970, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận Gò Vấp). Đường dây buôn bán trẻ em sơ sinh này do Tưởng Đình Thương cầm đầu.
Từ mắt xích quan trọng, các trinh sát Cơ quan CSĐT đã nắm bắt về một trường hợp đành đoạn rứt ruột bán đứa con vừa mới sinh của họ. Đó là vào giữa năm 2013, Nguyễn Văn Viễn quen biết và chung sống như vợ chồng với Võ Thị Kiều Trang (SN 1988, cùng quê Quảng Ngãi với Viễn). Kết quả là Trang mang thai, Viễn bàn với Trang sẽ tìm người mua đứa con vì lo ngại gia đình Trang biết chuyện. Viễn liên hệ với Nguyễn Thiện Nhân và Nhân hứa sẽ tìm người bán con của Viễn và Trang. Nhân tìm gặp Trần Ngọc Quỳ – một phụ nữ hành nghề làm móng tay chân dạo ở khu vực Bệnh viện Từ Dũ – có quen biết nhiều người chuyên buôn bán trẻ em sơ sinh.
Từ đó, Ngô Thị Lan được Quỳ ra giá sẽ mua con của Viễn và Trang với giá 7 triệu đồng. Đến tháng 2/2014, Trang sinh được bé gái nặng 3,5kg tại Bệnh viện Từ Dũ. Viễn liền gọi điện thoại báo cho Quỳ và Lan. Ngày 27/2, Trang xuất viện và ngay trong chiều cùng ngày, Quỳ đến gặp vợ chồng Viễn tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 1 (trên đường Lý Thái Tổ, quận 10) để giao dịch. Tuy nhiên, khi bán con, Trang thấy áy náy và đã thay đổi ý định, lúc này Viễn lại quyết liệt bán con và khi nhận tiền từ tay Lan, công an ập đến bắt quả tang. Từ manh mối này, cũng như qua lời khai của “trùm” Lan, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã truy bắt toàn bộ đường dây chuyên buôn bán trẻ sơ sinh với quy mô cực lớn.
Rao bán con người như… rau ngoài chợ
Đường dây do Tưởng Đình Thương điều hành đã bị vạch trần, Thương và đồng bọn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Thương lập ra trang web mang tên “mamsongviet.com” để rêu rao “bán” trẻ sơ sinh và cả những chuyện khác. Thương đưa tin về việc mua bán tinh trùng, trứng, giải quyết chuyện con cái cho những gia đình hiếm muộn, theo nhu cầu của khách hàng. Thậm chí, Thương còn rao việc mang thai hộ, đẻ thuê với giá từ 100 – 150 triệu đồng/trường hợp… Thông qua trang web này, bà N.T.N.T (ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM) – có nhu cầu con nuôi – đã liên hệ với Thương qua số điện thoại di động đăng trên trang web.
Video đang HOT
Với lời hứa sẽ tìm cho bà T một cháu bé vừa chào đời, Thương đã chỉ đạo đồng bọn truy lùng con mồi khắp các bệnh viện phụ sản để cung cấp “hàng” cho bà T. Ngày 15.2.2014, Lan và Phương biết tin chị Lý Thủy Ngân vừa sinh hạ bé trai tại Bệnh viện Từ Dũ, liền gọi điện cho bà T và ra giá 25 triệu đồng để mua cháu bé con chị Ngân. Sau khi đồng ý giá cả, bà T đến gặp băng nhóm của Thương bên ngoài Bệnh viện Từ Dũ và nhận cháu bé với giá 25 triệu đồng. Thương chia số tiền này cho đồng bọn gồm, Phương được 4 triệu đồng, Quỳ 2 triệu đồng, Thương 2 triệu đồng, Lan 17 triệu đồng (do có công lớn nhất trong việc tìm kiếm cháu bé).
Tại Cơ quan điều tra, Lan khai nhận, với số tiền này, Lan đưa cho chị Ngân mẹ cháu bé 10 triệu đồng để lo tiền thủ tục xuất viện và tiêu xài sau khi sinh. Sau khi nhận cháu bé về nuôi, bà T muốn làm giấy chứng sinh cho cháu bé với tên mẹ là tên bà T, nên lại liên hệ với Thương. Lúc này, Thương cho bà T số điện thoại của một người tên Châu và bảo liên hệ với người này để làm giấy chứng sinh cho cháu bé. Bà T gọi điện và được Châu hẹn ra ngoài gặp. Châu ra giá 10 triệu đồng sẽ có giấy chứng sinh theo mong muốn của bà T và phi vụ được thực hiện trót lọt.
Tuy nhiên, khi đưa giấy chứng sinh cho bà T, Châu lại gạ bà T là hiện có một sản phụ, tên là Nguyễn Thị Tuyết Trang, vừa sinh bé gái, nhưng không có điều kiện nuôi, nên ra giá 23 triệu đồng nếu bà T muốn nuôi bé gái này. Bà T đồng ý và ngày 16.2.2014, Châu hẹn bà T đến một quán càphê trên đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TPHCM để giao dịch. Khi gặp nhau, bà T đồng ý mua bé gái với giá 23 triệu đồng, Châu chia cho Lan 4 triệu đồng, đưa cho mẹ cháu bé Trang 9 triệu đồng, còn lại Châu hưởng. Phi vụ này, bà T tiếp tục nhờ Châu làm giấy chứng sinh cho bé gái cũng với giá 10 triệu đồng. Tuy nhiên, lần này, Châu đưa giấy chứng sinh không rõ ràng, sửa chữa nhiều chỗ, nên bà T yêu cầu đổi giấy khác. Lúc này, Châu nói bà T đến nhà bảo sanh (hộ sinh) Thiên Hồng Ngọc (số 108, đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) gặp Ngô Thị Lệ Trinh nhờ làm lại.
Cũng qua trang web của Thương, một cặp vợ chồng ngụ ở tỉnh Tây Ninh ngỏ ý muốn có con nuôi, nên thông qua Thương tìm kiếm với giá 35 triệu đồng. Ngày 29/2/2014, Phương biết sản phụ Nguyễn Hạ Thiên vừa sinh cháu bé tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), liền báo tin cho Lan và Quỳ. Lan gọi điện báo cho Thương đã có “hàng”. Khi Thiên xuất viện, giao con cho Lan. Lan thuê một phụ nữ cùng nhau đón xe taxi đi lên huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh giao cháu bé cho vợ chồng đã đặt hàng qua Thương. Tại phi vụ này, sản phụ Thiên chỉ nhận được 6 triệu đồng từ đường dây buôn bán trẻ em.
Ngoài ra, tại cơ quan điều tra, Thương khai nhận, còn cùng đồng bọn mua bán trót lọt 2 trẻ em sơ sinh vào năm 2013. Làm việc với nhà bảo sanh Thiên Hồng Ngọc, bà chủ nhà bảo sanh này thừa nhận đã làm 2 giấy chứng sinh cho bà T, mang tên bà T và bà Tr là mẹ đẻ ra 2 cháu bé, mặc dù 2 cháu bé không sinh ra tại nhà bảo sanh này. Bà chủ nhà bảo sanh Thiên Hồng Ngọc còn thừa nhận làm 2 giấy chứng sinh với giá 4 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, do chưa đủ cấu thành phạm tội hình sự, nên không xử lý hình sự đối với nhà bảo sanh Thiên Hồng Ngọc, nhưng đề nghị UBND quận 1, TPHCM xử lý hành chính đối với nhà bảo sanh này. Cáo trạng của VKSND TPHCM truy tố: 5 bị can Thương, Lan, Quỳ, Phương và Viễn không những xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, sức khỏe con người và quyền trẻ em được pháp luật bảo vệ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, do đó cần xử lý nghiêm để phòng ngừa và răn đe chung. Ngoài ra, hiện Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cũng cho biết đang truy lùng đối tượng Châu, là nhân vật liên quan trực tiếp đến đường dây mua bán trẻ em do Tưởng Đình Thương cầm đầu. Đối với Võ Thị Kiều Trang, vì đã thay đổi ý định bán con (Viễn – chồng hờ của Trang – lừa Trang đi vệ sinh đã bán con và nhận tiền), do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng không xử lý hình sự đối với người mẹ này n
Những bà mẹ khai rằng, vì không có điều kiện nuôi dưỡng, hoàn cảnh nghèo khó nên đã cho con đi, chứ họ không bán con và cũng không biết đường dây của Tưởng Đình Thương nhận con của họ để mua bán, do vậy cơ quan tố tụng không xử lý trách nhiệm hình sự. Các bà mẹ cũng cho biết, họ cho con với hy vọng các cháu sẽ được đến những gia đình khá giả hơn, có điều kiện tốt hơn… Trường hợp bà T và một số người khác nhận con nuôi để chăm sóc, chứ không mua bán, nên cũng không xử lý hình sự.
Trong các vụ mua bán trẻ sơ sinh của đường dây do Tưởng Đình Thương cầm đầu, công an đã tìm lại được 3 cháu bé đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội ở quận Gò Vấp, TPHCM nuôi dưỡng. Riêng cháu bé con chị Nguyễn Hạ Thiên vẫn chưa tìm được, vì vợ chồng ở Gò Dầy, tỉnh Tây Ninh mua cháu bé này đã sử dụng giấy tờ, số điện thoại giả mạo để giao dịch với đường dây của Thương.
Nguồn Laodong.com.vn
Rúng động đường dây buôn bán trẻ sơ sinh, đẻ thuê... quy mô cực lớn
Đường dây buôn bán trẻ sơ sinh này còn có cả dịch vụ mang thai hộ, đẻ thuê với giá từ 100 đến 150 triệu đồng một vụ.
Chiều nay (30.10), nguồn tin từ VKSND TPHCM cho biết, cơ quan này đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND TPHCM đề nghị đưa ra xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với 5 bị can về hành vi "mua bán trẻ em".
Tưởng Đình Thương, kẻ cầm đầu đường dây buôn bán trẻ sơ sinh với quy mô cực lớn
5 bị can gồm: Tưởng Đình Thương (SN 1979, thường gọi là Thưởng, ngụ TP. Hải Phòng, tạm trú quận 10, từng có 1 tiền án về tội "trộm cắp tài sản"); Ngô Thị Lan (SN 1970, thường gọi là Hồng, ngụ tỉnh Bình Phước, tạm trú quận 1); Trần Ngọc Quỳ (SN 1970, thường gọi là Phấn, ngụ quận Tân Phú, từng có 1 tiền sự về hành vi "tàng trữ trái phép chất ma tuý"); Phạm Tuấn Phương (SN 1962, thường gọi là Hải, ngụ tỉnh Đắc Nông, tạm trú quận Tân Phú, từng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội "cướp tài sản", "trốn tránh nghĩa vụ quân sự", "trộm cắp tài sản", "gây rối trật tự công cộng") và Nguyễn Văn Viễn (SN 1970, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận Gò Vấp).
Bị can Trần Ngọc Quỳ
Theo kết quả điều tra, đường dây buôn bán trẻ em sơ sinh này do Tưởng Đình Thương cầm đầu.
Đường dây này bị "phát lộ" từ một vụ bán con của một cặp vợ chồng. Vào giữa năm 2013, Nguyễn Văn Viễn quen biết và chung sống như vợ chồng với Võ Thị Kiều Trang (SN 1988, cùng quê Quảng Ngãi với Viễn). Khi Trang mang thai, Viễn bàn với Trang sẽ tìm người bán đứa con vì lo ngại gia đình. Viễn liên hệ với Nguyễn Thiện Nhân. Nhân hứa sẽ tìm người bán con của Viễn và Trang. Nhân tìm gặp Trần Ngọc Quỳ (hành nghề làm móng tay chân dạo ở khu vực Bệnh viện Từ Dũ) có quen biết nhiều người chuyên buôn bán trẻ em sơ sinh. Từ đó, Qùy đã liên hệ với Ngô Thị Lan và ra giá sẽ mua con của Viễn và Trang với giá 7 triệu đồng.
Đến tháng 2.2014, Trang sinh được bé gái nặng 3,5 kg tại Bệnh viện Từ Dũ. Viễn liền gọi điện thoại báo cho Quỳ và Lan. Ngày 27.2, Trang xuất viện. Ngay trong chiều cùng ngày, Quỳ đến gặp vợ chồng Viễn tại cổng Bệnh viện Nhi Đồng 1 (trên đường Lý Thái Tổ, quận 10) để "giao dịch". Khi hai bên đang "giao dịch", công an đã ập đến bắt quả tang.
Từ manh mối này, cũng như qua lời khai của Lan, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã truy bắt toàn bộ đường dây chuyên buôn bán trẻ sơ sinh với quy mô cực lớn. Cơ quan CSĐT đã bắt khẩn cấp Tưởng Đình Thương, Phạm Tuấn Phương và những ông bà "trùm" khác.
Kết quả điều tra cho thấy, Lan, Quỳ câu kết với Thương, Phương bán trót lọt 3 đứa trẻ sơ sinh vào tháng 2.2014, trong đó 2 trẻ sơ sinh được bán với giá 48 triệu đồng; còn 1 trẻ khác bán cho một cặp vợ chồng ở tỉnh Tây Ninh giá 18 triệu đồng.
Riêng kẻ cầm đầu đường dây Tưởng Đình Thương khai nhận, trong năm 2013 đã cùng đồng bọn bán trót lọt hàng chục trẻ sơ sinh khác ở TP HCM, các tỉnh thành lân cận và sang Trung Quốc.
Sau khi khám phá đường dây này, Cơ quan CSĐT đã tìm thấy được 3 trẻ bị bán, hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội, quận Gò Vấp.
Bị can Ngô Thị Lan.
Theo cáo trạng truy tố của VKSND, ông "trùm" Tưởng Đình Thương cùng đồng bọn nổi tiếng trong giới mua bán trẻ em sơ sinh xung quanh khu vực có các bệnh viện phụ sản lớn ở TPHCM. Tay chân của Thương có mặt ở nhiều nơi, tiến hành nhiều "phi vụ", trong đó có cả vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện quận 7. Tuy nhiên, cháu bé chưa kịp bán thì bị công an ngăn chặn bắt giữ.
Ngoài ra, Thương còn nổi tiếng về "lĩnh vực" mua bán tinh trùng, môi giới đẻ thuê, mang thai hộ. Thậm chí đường dây này còn lập cả trang web mang tên"mamsongviet...." để... quảng cáo. Theo đó, mang thai hộ, đẻ thuê có giá từ 100 - 150 triệu đồng/trường hợp.
Theo kết quả điều tra của Công an TPHCM, đường dây do Thương cầm đầu đã khai nhận móc nối với một số nhà bảo sanh nhằm mua bán giấy chứng sinh nhằm hợp thức hóa cho những cháu bé sơ sinh để bán. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT không thu hồi được các giấy tờ này, do vậy không đủ cơ sở để tiếp tục điều tra làm rõ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những bác sĩ, y tá có liên quan. Tuy nhiên, Công an TPHCM cũng đã có văn bản kiến nghị UBND quận 1 xem xét, xử lý hành chính đối với nhà bảo sanh trên địa bàn.
Theo Phùng Bắc
Lao động
Em chỉ là... người đàn bà đẻ thuê "Dù chỉ một lần xin hãy coi em như là vợ anh, là mẹ của con anh, chứ không phải là một người đàn bà đẻ thuê". Tiếng cổng sắt vang lên làm Phượng giật mình. Hàng ngày, cứ vào khung giờ quen thuộc này là anh lại đến. Có lẽ vì mải nghĩ về những điều cô vừa biết nên Phượng không...