Tiết lộ diễn biến tâm lý của ông Trump và pha ‘giải cứu’ của con gái Ivanka
Theo tờ Dailymail (Anh), Tổng thống Mỹ tỏ ra bực bội trước vụ Điện Capitol “thất thủ”, nhưng là bởi do người biểu tình ủng hộ ông trông “rẻ rúng và nghèo”, làm tổn thương đến hình ảnh của ông chủ Nhà Trắng.
Jake Angeli (giữa) – người được cho là khiến ông Trump tức giận vì cảm thấy bị tổn thương. Ảnh: AFP
Nguồn tin tại Nhà Trắng cho biết, ông Trump lúc đầu tỏ ra hào hứng trước cảnh tượng người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang tức giận bởi hình ảnh “không đẹp” của người biểu tình, làm suy giảm uy tín của ông.
Nguồn tin giấu tên cho biết khởi nguồn tức giận là khi ông chủ Nhà Trắng nhìn thấy một người đàn ông cởi trần với chiếc mũ lông. Danh tính của người này sau đó cũng được xác định: Jake Angeli, một nhà hoạt động cực hữu và một lý thuyết gia về thuyết âm mưu.
Ông Trump bắt đầu phàn nàn về việc người biểu tình trông “rẻ rúng và nghèo đói”. Ngay ở thời điểm tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ, ông Trump vẫn chỉ nghĩ về “hình ảnh của mình và không quan tâm đến mức độ nghiêm trọng của thảm họa” – nguồn tin tiết lộ.
Nhiều giờ sau đó, ông Trump không bắt máy trả lời các cuộc điện thoại, trong đó có cuộc gọi của Phó Tổng thống Mike Pence với ý định đề nghị tổng thống phát biểu trên truyền hình, kêu gọi người biểu tình giải tán. “Tại sao tôi phải làm vậy? Đó là những người ủng hộ tôi mà”, ông Trump được cho là đã tuyên bố như vậy.
Tổng thống Donald Trump và con gái Ivanka trong buổi vận động bầu cử ở Dalton, bang Georgia hôm 4/1. Ảnh: AP
Nỗ lực kết nối với đệ nhất phu nhân Melania Trump để tiếp cận ông Trump cũng không thành công. Bà Melania bắt máy, nhưng giữ im lặng, tay vẫn chỉnh sửa chiếc bình hoa để chuẩn bị cho một bức hình chụp.
Video đang HOT
Cuối cùng, mọi người quyết định gọi cho con gái Tổng thống, cô Ivanka Trump. Tất cả mọi người có mặt đều bước ra khỏi phòng, để cho Ivanka và bố nói chuyện riêng. Chính con gái là người đã thuyết phục được ông Trump ghi hình phát biểu trong một video ngắn, được phát trên Twitter sau đó.
Đoạn video thể hiện quan điểm của ông Trump đối với cuộc biểu tình, ông lên án người người biểu tình gây bạo loạn và kêu gọi mọi người trở về nhà.
Warnock làm nên lịch sử ở Georgia
Xuất thân từ một gia đình nghèo có tới 12 người con, mục sư Raphael Warnock đã vượt qua nghịch cảnh gia đình, trở thành thượng nghị sĩ da màu đầu tiên của bang Georgia sau cuộc bầu cử ngày 5-1.
Thượng nghị sĩ đắc cử Raphael Warnock tuyên bố chiến thắng của ông là chiến thắng của người dân Georgia - Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AP nhận xét ông Warnock là đại diện cho tinh thần không để nơi sinh ra quyết định cuộc đời còn lại.
"Rào cản đã bị phá vỡ. Trong lịch sử, không quan trọng phẩm chất của bạn như thế nào, màu da là lý do khiến bạn bị loại. Vị trí thượng nghị sĩ chỉ dành cho người da trắng.
Ông Michael Thurmond (một quan chức thuộc thành phố Atlanta) nói về chiến thắng của ông Warnock.
Chiến thắng nhiều ý nghĩa
Trong một cuộc vận động ủng hộ trước ngày bầu cử thượng nghị sĩ liên bang đại diện cho Georgia, ông Warnock đã kể khá nhiều về thời thơ ấu. Cả gia đình ông phải chen chúc trong một nhà ở công cộng được chính quyền trợ cấp. "Cha tôi thường đánh thức tôi dậy từ tinh mơ. Ông ấy bảo trong nhà này không có cảnh ngủ nướng, bắt tôi thay đồ, xỏ giày và chuẩn bị mọi thứ".
Dưới áp lực của gia đình, Warnock nhận ra con đường duy nhất để thoát nghèo là kiến thức. Ông trở thành người đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp đại học và từng bước rẽ hướng sang chính trị.
Ứng cử viên Dân chủ Warnock đã đánh bại Kelly Loeffler, một nữ doanh nhân giàu có của Đảng Cộng hòa đã chi 20 triệu USD tiền túi để bảo vệ ghế thượng nghị sĩ. Chiến thắng của ông vì thế cũng được nhiều người so sánh và ví von là chiến thắng của người da màu trước da trắng, chiến thắng của một người có xuất thân nghèo trước người giàu...
"Chỉ có ở Mỹ, câu chuyện của tôi mới trở thành sự thật" - thượng nghị sĩ da màu đầu tiên của Georgia tâm sự.
Warnock không phải là người da màu đầu tiên giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử toàn bang Georgia, một bang bảo thủ và có lịch sử ủng hộ chế độ nô lệ da đen. Trong thập niên 1990, đã có các tổng chưởng lý bang và thẩm phán tòa tối cao bang là người da màu. Nhưng ghế thượng nghị sĩ liên bang mà ông Warnock vừa giành được là vị trí cao nhất dành cho một người da màu ở Georgia.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Warnock chọn trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo. Vì lý do này, ông theo học về tôn giáo và bảo vệ bằng tiến sĩ thần học. Ông trở thành một mục sư tại nhà thờ Ebenezer Baptist của Atlanta, nơi Martin Luther King đã từng dẫn dắt.
Theo Hãng thông tấn AP, quãng thời gian làm mục sư tại đây đã đặt nền móng cho các hoạt động chính trị của ông Warnock sau này. Warnock có cơ hội tiếp cận với người dân nhiều hơn, truyền tải quan điểm và thông điệp của ông về sự công bằng với người da màu hay các chính sách y tế công bằng khác.
Warnock từng bị bắt hai lần khi tham gia các cuộc biểu tình. Lần thứ nhất ông phản đối chính quyền Georgia không mở rộng chính sách y tế Medicaid. Lần thứ hai, Warnock bị bắt ngay trên Đồi Capitol khi tham gia biểu tình phản đối việc xóa bỏ đạo luật Obamacare năm 2017. Nhớ lại lúc bị bắt ở Đồi Capitol, Warnock nói ông không hề giận dữ với cảnh sát.
"Họ chỉ làm nhiệm vụ của mình và tôi cũng làm việc của tôi. Tôi sẽ sớm gặp lại những cảnh sát đó. Lần này họ sẽ không đưa tôi tới buồng giam mà có thể giúp tôi tìm văn phòng mới" - ông Warnock chia sẻ.
Ưu tiên việc làm cho dân
Anh Wil Stowers, người đã bỏ phiếu cho ông Warnock, cho biết anh dành sự ủng hộ cho ứng viên Dân chủ vì sự rõ ràng trong các cam kết. "Bạn có thể thấy rõ ông ấy chạy đua để trở thành thượng nghị sĩ đại diện cho Georgia, không phải thượng nghị sĩ đồng minh của ai đó". Cô Koddi Lester Dunn cũng chọn ông Warnock vì muốn cải thiện quyền bầu cử và giải quyết dứt điểm đại dịch.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN, thượng nghị sĩ đắc cử Warnock cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là thúc đẩy việc tăng tiền trợ cấp cho người dân khó khăn vì COVID-19. Đề xuất trợ cấp cho mỗi người 2.000 USD đã bị Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát bác bỏ.
Sau khi ông Warnock tuyên thệ (sớm nhất là vào cuối tháng 1), Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Thượng viện, làm dấy lên hi vọng đề xuất này sẽ được xem xét lại và thông qua.
Trải qua một năm khó khăn vì đại dịch, chiến dịch tập trung vào việc làm của ông Warnock thu hút sự chú ý của người dân. Warnock cam kết sẽ đấu tranh cho việc tiếp cận công bằng hệ thống y tế và bầu cử, đào tạo nghề và miễn các khoản nợ sinh viên, đảm bảo ai cũng có vắcxin COVID-19.
Bà Michaelle Viosa, người vừa chuyển từ New York tới Atlanta, đã ăn mừng khi biết tin chiến thắng của ông Warnock. Người phụ nữ gốc Haiti cho biết do đại dịch và chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở New York, bà phải chuyển tới Atlanta nhưng một năm qua vẫn chưa tìm được việc mới. "Tôi tin chiến thắng của ông ấy là điều Chúa muốn. Hi vọng ông ấy sẽ sử dụng quyền lực trong khả năng của mình để làm những điều tốt cho cộng đồng" - bà Viosa chia sẻ.
Tranh cãi vì ủng hộ phá thai
Theo báo New York Times , quan điểm ủng hộ quyền phá thai và hôn nhân đồng giới của ông Warnock bị các đối thủ xoáy vào triệt để. Điều này đã dẫn tới việc một số mục sư da màu và chính trị gia viết thư bày tỏ sự lo ngại.
Lá thư được công bố hồi tháng 12 năm ngoái chỉ trích ông Warnock, nêu ra những tác hại của việc phá thai với cộng đồng da màu và kêu gọi ông Warnock xem lại mình đang là ai. Đáp lại các chỉ trích, Warnock nói ông chỉ muốn mang mọi người đến gần nhau hơn trong thời gian còn làm mục sư.
190 nghị sĩ soạn điều khoản xem xét bãi nhiệm Trump 189 đồng nghiệp cùng tham gia với nghị sĩ Ted Lieu soạn điều khoản mới để xem xét bãi nhiệm Trump vào ngày 11/1, sau vụ bạo loạn tại quốc hội. Hạ nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu, người tham gia tích cực vào nỗ lực luận tội Tổng thống Donald Trump tại Hạ viện vào tháng 12/2019, cho biết trong bài đăng...