Tiết lộ của người Năm Cam suốt đời mang ơn
Năm Cam được biết đến là “bố già” trong giới tội phạm Sài Gòn và cũng là ông trùm nổi tiếng đa tình. Sinh thời, bên cạnh ông trùm này lúc nào cũng dập dịu những bóng hồng. Cho đến nay, khi Năm Cam đã “xanh cỏ”, người ta vẫn chưa biết chính xác số lượng những người phụ nữ đã đi qua cuộc đời hắn.
Tuy nhiên, nếu nói đến người mà Năm Cam suốt đời mang ơn thì đó không phải Trúc “mẫu hậu” (vợ chính danh) mà lại là người phụ nữ vô danh, chẳng mấy ai biết đến. Chính bà là người đã sinh đứa con trai đầu lòng và cũng là “bóng hồng” duy nhất tiễn đưa Năm Cam về đất. Phải mất nhiều ngày dò hỏi, trà trộn trên đường Tôn Đản (Q.4, TP.HCM), cung đường tội phạm nổi tiếng một thời, PV mới gặp được người đàn bà bí ẩn này.
Cuộc tình chóng vánh
Mối hận với ông trùm Nói về cuộc tình với Năm Cam, bà Nguyệt thoáng buồn. Bao nhiêu năm ngẫm ngợi, bà tự đúc kết chuyện giữa mình với Năm Cam không phải tình vợ chồng mà chỉ là nghĩa bạc. Sự thực, bà Nguyệt chưa bao giờ yêu Năm Cam. Năm xưa, tình phu thê chưa kịp ấm nồng, ông trùm đã phản bội bà đi theo người phụ nữ khác. “Lúc đó, tôi đang bụng mang dạ chửa. Vậy mà, ông ấy nhẫn tâm phản bội”, bà Nguyệt nhớ lại. Hành động phụ tình của Năm Cam như vết dao khía vào trái tim. Một thời gian sau đó, bà vẫn không thể nguôi ngoai nỗi uất hận.
Hơn 10 năm kể từ ngày tập đoàn tội phạm do Trương Văn Cam (Năm Cam) cầm đầu bị triệt phá, cuộc sống trên đường Tôn Đản (Q.4) đã trở lại bình yên. Năm 2004, Trúc “mẫu hậu” phiêu bạt khắp nơi. Năm 2012, Trúc “mẫu hậu” ( Phạm Thị Trúc), người được xem là “quyền lực thứ hai” trong tập đoàn tội phạm đã chết vì bệnh tật khi đang thụ án. Cuộc đời ông trùm tội phạm này bởi thế hầu như chỉ còn được biết đến qua hồ sơ và những giai thoại ít ỏi còn lưu lại. Thế nhưng thực tế, ngay tại Sài Gòn, người biết rõ nhất về chuyện “thâm cung bí sử” của ông trùm Năm Cam vẫn đang ẩn mình lặng lẽ, đó là bà Mai Thị Nguyệt, người vợ không hôn thú của Năm Cam. Nhiều năm nay, có lẽ vì cái bóng của Trúc “mẫu hậu” quá lớn, hoặc giả, Năm Cam quá nhiều vợ bé, bồ nhí nên người đời đã lãng quyên người phụ nữ này. Ít người biết, một thời, bà lầm lũi đi bên lề hành trình phạm pháp của người chồng được xem như “trùm của các ông trùm” trong thế giới tội phạm Sài thành một thuở.
Qua nhiều con hẻm khúc khuỷu của đường Tôn Đản, chúng tôi mới tìm được địa chỉ nơi bà Nguyệt tá túc. Gian nhà nhỏ nằm sâu hun hút trong con hẻm chỉ vừa hai người tránh nhau. Phía bên trong, cửa đóng im ỉm, những người hàng xóm lân cận cho biết, bà Nguyệt hầu như không giao tiếp với người ngoài, tối ngày đóng cửa hành nghề bói bài Tây kiếm tiền. Những ngày tháng xế chiều của cuộc đời, bà sống cùng với một người đàn ông trung niên. Đó chính là Trương Văn Hùng (52 tuổi), con trai trưởng của ông trùm Năm Cam. Rũ bỏ cuộc sống giàu sang, li thân vợ, anh Hùng về đây tĩnh tu cùng mẹ đã hơn nửa năm. Những người hàng xóm cũng tiết lộ, mỗi khi chiều về, bên trong cánh cửa lại đều vang lên tiếng tụng kinh, gõ mõ.
Trong gian nhà nhỏ rộng chừng hơn một mét, gác trên là không gian dành cho người con tụng kinh, bà Nguyệt sống gian dưới và bằng lòng với một chiếc giường xếp vừa nằm lọt người, một chiếc tivi nhỏ và chiếc tủ đựng đầy thuốc lá, bài Tây. Tâm sự cùng PV, bà cho biết: “Tôi cố nhiều lần rồi nhưng không bỏ thuốc được. Đó là “dư âm của một thời sóng gió”. Hiện giờ, ngày nào vui thì tôi hút chừng một gói. Ngày nào buồn thế thái nhân tình, tôi đốt vài gói lận”. Ngoài hút thuốc, hoạt động duy nhất còn lại của bà là coi bói bài Tây. Nhiều năm nay, khách đến ngày nào cũng vài lượt, người xem tướng số, kẻ đoán vận mệnh, giúp bà kiếm thêm chút tiền trang trải qua ngày.
Chẳng biết khả năng bói bài của bà Nguyệt đúng sai thế nào, nhưng tiếp chuyện chúng tôi, bà sởi lởi khoe những thứ trang sức trưng diện trên người đều từ tiền coi bói mà ra cả. Dù đã bước sang tuổi 67, thời gian vẫn chưa làm xóa mờ nét duyên thầm trên khuôn mặt được mệnh danh “Hoa khôi vũ trường Sài Gòn” một thuở. Bà bảo, ngày xưa mình đẹp nổi tiếng, nhiều người đàn ông muốn cưới mà không được, nhưng cuối cùng lại gá duyên với ông Cam, một thanh niên nghèo. Chắc cũng vì khúc ngoặt khó ngờ đó, cuộc đời bà trải qua quá nhiều sóng gió, lận đận. Tình đầu với Năm Cam dang dở, 15 tuổi, bà đã sinh Trương Văn Hùng rồi mẹ con thui thủi nuôi nhau. Trước năm 1975, bà cũng từng gặp gỡ và kết hôn với một người đàn ông nữa. Nhưng khi cuộc hôn nhân này tan vỡ, bà quyết định sống độc thân từ đó đến nay.
Trùm “ xã hội đen” Năm Cam (giữa) tại phiên tòa xét xử.
Video đang HOT
Chia sẻ về bản thân, bà Nguyệt tự sự: “Quê tôi gốc ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), gia đình thuộc diện khá giả. Lúc nhỏ, cha mẹ cưng chiều tôi như lá ngọc cành vàng. Hồi ở Sài Gòn, gia đình ông Cam nghèo đói. Năm 15 tuổi, Năm Cam trông ốm nhách nhưng được cái nói năng dẻo mép, lễ phép. Anh trai tôi là chỗ thân thiết với ông Cam, thấy vậy nên làm mai cho hai đứa. Được ba mẹ tôi ưng thuận, hai bên gia đình tổ chức đám hỏi. Tôi hơn ông ấy một tuổi. Nhưng thời điểm lấy nhau, tôi đâu biết tình yêu là gì, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đấy”. Vì gia cảnh nhà trai nghèo khó, mọi chi phí cho đám hỏi đều do ba mẹ bà Nguyệt trả. Hai bên hẹn vài năm sau sẽ tổ chức lễ cưới. Thế nhưng, thời điểm bà Nguyệt mang bầu, Năm Cam đã trắng trợn cặp kè cùng người phụ nữ khác. Sau này, có lúc ân hận, ông trùm từng quay lại năn nỉ tác hợp nhưng bà nhất định không đồng ý.
Phút cuối tiễn Năm Cam ra pháp trường
Bị Năm Cam bỏ rơi, bà đã từng suy sụp. Nhưng với bản tính mạnh mẽ, quyết đoán, bà đơn độc sinh con và bươn chải đủ nghề kiếm sống mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào của ông trùm. Từng có giai đoạn chán đời, bà gia nhập giới giang hồ và lãnh đạo một đội quân chuyên cướp giật trên đường phố Sài Gòn. Dưới trướng, bà từng quy tụ hàng chục đàn em có số má trong giới giang hồ Sài Gòn vùng Chợ Lớn. Thế nhưng sau này, một chuyện xảy ra đã làm bà thay đổi quan điểm sống, đoạn tuyệt kiếp giang hồ. Bà kể: “Trong một lần chúng tôi tổ chức cướp giật, người phụ nữ bị đàn em cướp túi xách làm ngã xe, chà mặt xuống đường. Nhìn cảnh tượng đó, tôi đã sững người tự nghĩ, mình đã cướp giật còn hại người ta, làm việc thất đức này không để lại phúc về sau. Bởi thế, tôi quyết định đoạn tuyệt kiếp giang hồ. Năm ấy, tôi mới chỉ 26 tuổi”.
Không còn làm giang hồ nữa, bà quyết định đi làm vũ trường. Với nhan sắc nổi bật, bà Nguyệt lúc đó được xem là hoa khôi vũ trường thực thụ. Thời ấy, bao tướng lĩnh Ngụy phải xiêu lòng, nhiều đại gia giàu có ngỏ lời yêu muốn lấy làm vợ nhưng bà đều từ chối. Thế rồi, chốn vũ trường cũng không dung thân được lâu, bà chuyển sang kinh doanh nhà hàng. Bản lĩnh và táo bạo, bà từng thiết lập nên một chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn. Một chuyện mà bà Nguyệt không thể quên đó là lúc bà đứng trên đỉnh cao của tiền tài thì Năm Cam thất thế. Bà từng đặt vấn đề rằng, cho Năm Cam vay không lấy lãi đến 2 triệu đồng (lúc đó tương đương với khoảng 200 cây vàng) để làm ăn. Nghĩa cử ấy khiến ông trùm muối mặt, ân hận vì phụ tình, bỏ rơi mẹ con bà. Thế nhưng, biến động thời cuộc, tiền tài tiêu tan, bà Nguyệt lại trở về sống cuộc đời nghèo túng.
Người đàn bà bị Năm Cam phụ tình tâm sự về mối hận “ông trùm” khét tiếng.
Những năm 80 của thế kỷ trước, lãnh đạo tập đoàn tội phạm, Năm Cam “hô mưa gọi gió” trong giới tội phạm Sài Gòn. Đầy danh vọng và tiền tài, trong khi vợ lớn, vợ bé và bồ nhí đều được hưởng “lộc” đề huề của ông trùm thì riêng bà Nguyệt và con mình vẫn lẻ loi sống cảnh đói nghèo. Thi thoảng, ông Cam mới cho người đưa ít tiền bạc hỗ trợ nuôi con. Mãi sau này, vì sợ mất mặt với đàn em, ông trùm mới chi tiền mua cho người vợ không hôn thú một căn nhà nhỏ trong con hẻm đường Tôn Đản. Mấy chục năm trời, ngôi nhà ấy cũng là món quà duy nhất thể hiện trách nhiệm làm chồng, làm cha của Năm Cam. Bà Nguyệt thẳng thắn cho biết, so với số tiền ông Cam đã cho những nhánh vợ lớn, bé và bồ nhí khác thì căn nhà nhỏ này chẳng có gì đáng kể.
Khi nhắc về Năm Cam, bà Nguyệt không giấu giếm những cảm xúc trái ngược. Bà bảo: “Hận bao nhiêu thì lại thương bấy nhiêu. Hận vì ông sống không để phúc cho con cháu, thương vì lúc chết, tất cả tiền tài gây dựng thành “của thiên giả địa”, xuống mồ phải mang áo tù, vô cùng thê thảm”. Bà còn nhớ, lúc Năm Cam bị bắt, hầu hết đàn em quay lưng, những vợ lớn, bé, bồ nhí “lặn” mất tăm. Các phiên tòa xét xử Nam Cam sau đó, bà không vắng một buổi, bà nguyện cạo tóc, ăn chay niệm Phật cầu mong Năm Cam thoát án tử. Ngày Năm Cam ra pháp trường, bà cũng là người duy nhất đưa tiễn. Giây phút đắng cay ấy, Năm Cam mới nhận ra cuộc đời mình chỉ là phù phiếm, lúc “lên voi” năm thê bảy thiếp, khi “xuống chó” chỉ một mình cô lẻ, người bị ông ta phụ bạc lại ở bên vào giờ phút cuối cùng.
Từ ngày Năm Cam chết, bà Nguyệt ở ẩn trong con hẻm của đường Tôn Đản, đóng cửa không giao tiếp với bên ngoài. Hiện tại, Trương Văn Hùng, người con duy nhất của bà với ông Cam sau bao năm nghiện ngập, tù tội đã quyết định rũ bỏ tất cả để đi tu. Bà bảo, đó là niềm vui cổ vũ bà sống nốt quãng đời còn lại.
Kỳ tới: Vợ ông trùm giang hồ đất Cảng Tộ “tích” kể chuyện vất vả nuôi con một mình.
Theo Phong Hàn
Cuộc đời "người vợ" bị trùm ma túy đổ tội
Một thời, nghe đến danh Thụ "Loan" (tên thật là Nguyễn Văn Hoàn, SN 1965, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh), người dân không khỏi rùng mình. Ở đất Kinh Bắc, nhiều người đến giờ còn bị ám ảnh bởi giai thoại về ông trùm nổi tiếng đa tình, đi thể dục cũng mang theo súng, dưới trướng có hàng trăm đàn em sẵn sàng đổ máu và chết thay.
Đau đớn vì bị "ông trùm" đổ mọi tội lỗi lên đầu, người đàn bà vẫn không oán hận (ảnh minh họa).
Vậy mà khi bị cơ quan chức năng điều tra, Thụ đã hèn hạ đổ mọi tội lỗi lên đầu người vợ không hôn thú. Đau đớn, tủi nhục, nhưng khi trải lòng cùng PV, người phụ nữ tội nghiệp từng trải qua cuộc sống địa ngục trần gian bên cạnh ông trùm vẫn không đem lòng căm hận. Tất cả chỉ bởi, chị từng chịu một đoạn ân tình của Thụ "Loan" trong quá khứ.
Đêm lạc bước gắn đời người đẹp với ông trùm
Hơn mười năm trước, chị Nguyễn Thị Lâm (SN 1982) cũng là hoa khôi của làng Ngọc Nội (xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Nhan sắc mặn mà của cô thiếu nữ từng khiến biết bao chàng trai thương thầm, nhớ trộm. Trong số những người đưa cánh thư hồng, chị Lâm chỉ ưng một người thanh niên lớn hơn mình 3 tuổi, nhà mãi ở ngoại thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành). Sau những ngày tháng hẹn hò, chị lên xe hoa khi vừa tròn 19 tuổi. Thời gian đầu, cuộc sống của cả hai thật hạnh phúc.
"Hồ sơ đen" của ông trùm... hèn nhát Khi còn "tại vị", Thụ "Loan" (tên thật là Nguyễn Văn Hoàn, SN 1965) là ông trùm có thế lực nhất ở Bắc Ninh. Tụ tập đàn em dưới trướng gồm hàng loạt những kẻ bất hảo, Thụ "thầu" mọi dịch vụ, từ thanh trừng băng nhóm, đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen cho đến bảo kê các nhà hàng, quán bar, karaoke. Để lấy oai, hắn bắn cả băng đạn lên trời để... đón giao thừa rồi đi làm loạn, chửi bới lãnh đạo tỉnh. Chưa dừng ở đó, Thụ còn biến khu nhà mình đang ở trở thành nơi sản xuất mà túy tổng hợp, một tụ điểm ăn chơi thác loạn khét tiếng. Ngày 9/6/2012, cơ quan điều tra khám xét khẩn cấp ngôi biệt thự của Thụ, đã phát hiện, thu giữ 1 bánh heroin, 3 kg ma túy tổng hợp, 4 khẩu súng, 1 quả lựu đạn, 146 viên đạn.
Bi kịch đời chị bắt đầu từ cuối năm 2002, khi người chồng sa chân vào con đường nghiện ngập rồi sốc thuốc chết chỉ hai năm sau đó. Vì ma túy, mái ấm nhỏ của chị tan nát. Nhà cửa, tài sản hai vợ chồng tích cóp được, tất cả đều bị người chồng "nướng" theo những cơn phê thuốc. "Từ ngày chồng nghiện ngập, người thân gia đình hết thảy đều xa lánh. Lo xong chuyện ma chay cho anh ấy, tôi cùng con gái (cháu Vân Anh) phải dắt díu nhau lên thành phố Bắc Ninh kiếm việc làm. Lúc đó, cháu mới tròn 3 tuổi", chị Lâm nhớ lại chuỗi ngày cay cực. Thân gái dặm trường, không tiền, không nhà cửa, chị ẵm con lang thang, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. Chính trong lúc cay cực ấy, cuộc đời đã đẩy chị vào vòng tay Thụ "Loan", trùm khét tiếng đất Kinh Bắc.
Chị nhớ lại: "Đêm hôm ấy, hai mẹ con dừng chân trước cửa nhà anh Thụ đứng trong tình cảnh vừa đói vừa lạnh. Giữa những cơn gió đêm sâu hun hút, một bên con gái khóc ngằn ngặt, tôi ứa lệ vì tủi thân cho số phận hẩm hiu của mình. Vừa hay lúc ấy, đàn em của anh Thụ nghe tiếng bèn chạy lại, lớn giọng đuổi hai mẹ con tôi đi. Từ trong nhà chứng kiến mọi chuyện, anh Thụ bước ra, cất giọng lạnh lùng hỏi nguyên nhân. Điều tôi không ngờ là sau khi biết rõ mọi chuyện, anh ấy lại quát bảo đám đàn em mở cổng đưa hai mẹ con tôi vào nhà, đồng thời hâm nóng thức ăn cho cháu Vân Anh đỡ dạ. Đêm hôm ấy, tôi thực sự thấy ấm lòng khi anh Thụ còn tự tay chuẩn bị chăn đệm mang xuống phòng khách cho chúng tôi ngủ nhờ. Không biết đã bao nhiêu đêm, tôi mới nhớ mình lại có một giấc ngủ ngon lành như vậy".
Thời gian cưu mang hai mẹ con chị Lâm, Thụ vẫn đang sống với người vợ thứ ba (quê Thanh Hóa). Buổi sáng đầu tiên thức giấc trong phòng khách nhà Thụ "Loan", chị Lâm còn được vợ ông trùm mời lên ăn sáng cùng. Chị càng kinh ngạc hơn khi trong bữa ăn ấy, Thụ đã nhẹ giọng ngỏ ý giữ chị ở lại trông coi việc nhà cho hắn. Chị Lâm kể: "Thời điểm ấy, tôi không hiểu tại sao anh Thụ cưu mang mình, dù chỉ mới một lần gặp mặt. Mãi sau này thành vợ thành chồng, tôi mang chuyện này hỏi Thụ thì anh ấy cũng không trả lời được. Thụ chỉ nói chung chung: "Nhìn thấy em, anh có cảm giác gần gũi, tin tưởng nên mới kêu em vào nhà và giữ lại thôi". Đến bây giờ, chị Lâm vẫn tự hỏi, nếu được quay ngược thời gian, mình sẽ ở lại hay tiếp tục bế con ra đi. Cái đêm ấm áp hiếm hoi ấy đã khiến chị phải chịu cái ơn cưu mang, rồi từ đó trở thành mối nhân duyên oan nghiệt với ông trùm khét tiếng đất Kinh Bắc. Nhưng chuỗi ngày làm vợ của Thụ "Loan", với chị, dường như thấm đầy nước mắt hơn là những niềm vui.
Những tháng ngày sống trong "địa ngục trần gian"
Tiếng là kẻ ăn người ở nhưng thời gian đầu, chị được Thụ "Loan" đối xử khá tử tế, thậm chí tin cẩn như người thân. Thời gian này, chị Lâm mới biết Thụ từng trải qua hai đời vợ. Nhưng sau một thời gian chung sống, cả hai đều bế con, bỏ Thụ theo người đàn ông khác. Cuộc sống với người vợ thứ ba tuy êm đềm, song Thụy vẫn đau đáu khát khao có một đứa con để nâng niu. "Anh ấy tỏ ra thương yêu bé Vân Anh, chu cấp tiền ăn học và quan tâm chăm sóc cháu tử tế", chị ngậm ngùi nói. Cũng vì ơn nghĩa ấy, chị đã thầm yêu đơn phương ông trùm lúc nào không hay. Mối tình ấy, chị giấu kín trong lòng suốt một thời gian dài, bởi không muốn mang tiếng là kẻ cướp chồng. Mãi đến năm 2005, khi người vợ thứ ba cũng rời bỏ Thụ, chị mới dám "tiến tới" và trở thành người đàn bà thứ tư đến bên đời ông trùm.
Không có nhẫn, lời cầu hôn, cũng không có đám cưới đình đám, không giấy kết hôn, Lâm thành vợ của Thụ. "Anh ấy chỉ hỏi tôi đúng một câu: "Em sẽ không bỏ anh đi như những người phụ nữ trước chứ? Tôi đã gật đầu đồng ý kết duyên với anh. So với người khác, anh ấy là ông trùm mỗi khi nghe danh nhiều người giật mình, sợ hãi nhưng với tôi đó là ân nhân, là chồng", chị trải lòng. Nhưng khi tôi hỏi ngược, "Cuộc sống của chị với Thụ có hạnh phúc không?", người phụ nữ bất hạnh rớm nước mắt cúi đầu. Phải mất một lúc lâu, chị mới lí nhí trả lời: "Nếu phải chịu khổ hơn nữa mà anh Thụ nhận ra sai lầm, gắng làm lại từ đùa thì tôi cũng cam lòng. Đằng này...". Chị Lâm bỏ lửng câu nói, lấy tay lau vội giọt nước mắt vừa rịn ra. Sự thực là từ khi lấy Thụ, công việc chính của chị cũng chẳng khác mấy thân phận một... ô sin. Ngoài dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, chị không hề biết một chút gì về chuyện làm ăn của ông trùm. Chừng một lần rón rén hỏi đến "vấn đề nhạy cảm" đó, chị đã bị hắn đánh đến thừa sống thiếu chết.
Đi qua trận đòn khủng khiếp, chị Lâm lại lầm lũi, an phận sống và sinh cho Thụ hai đứa con trai. Trong tiềm thức, dù không bao giờ nói chuyện với chồng, chị vẫn biết những gì Thụ làm là phi pháp. Từng qua một lần đò, chị mơ hồ sợ hạnh phúc mong manh này sẽ một lần nữa đổ vỡ. "Vì muốn bảo vệ gia đình, tôi đánh liều khuyên can anh Thụ. Nhưng bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu nước mắt của vợ, anh ấy đều phũ phàng bỏ hết ngoài tai", chị nhớ lại. Nhiều lần, vừa nghe "vợ" đề cập đến chuyện làm ăn, ông trùm đã lạnh lùng kêu đàn em vứt hết đồ sinh hoạt và đuổi chị ra đường. Nhiều lần, dù chẳng gây nên tội lỗi gì, chị cũng bị Thụ "Loan" thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đến thâm tím mặt mũi.
Nuốt nước mắt chịu cảnh sống "địa ngục trần gian", nhưng thay vì bỏ đi như ba người vợ trước, chị Lâm vẫn gắng gượng. Với chị, người đàn ông ấy dù bạc ác hơn nữa vẫn là ân nhân, là cha của những đứa con chị sinh ra. Nhưng dẫu nằm mơ, chị cũng không thể ngờ, ông trùm "coi trời bằng vung" như Thụ lại có lúc hèn hạ sử dụng cả hai đứa con thơ dại làm bình phong đến nhà mọt lãnh đạo TP. Bắc Ninh chửi bới. Cay đắng hơn, đến năm 2012, khi bị cơ quan công an bắt giữ về tội tàng trữ và buôn bán trái phép chất ma túy, ông trùm còn hèn nhát, bỉ ổi đến mức đổ tội cho người phụ nữ bao năm đầu gối tay ấp với mình. (Hành động này sau đó đã được cơ quan điều tra chứng minh là vô căn cứ).
Bị người chồng đối xử quá tệ bạc, nhưng tâm sự cùng chúng tôi, chị bảo: "Tôi vẫn tự dặn lòng không oán trách người chồng bạc tình. Đời tôi với anh Thụ lắm duyên mà cũng nhiều nợ. Nếu không có anh Thụ cưu mang, mẹ con tôi ngày đó chắc cũng chết nơi đầu đường xó chợ rồi. Dạo anh ấy không nghĩ đến tình nghĩa, đem tội lỗi trút lên đầu vợ, tôi đã đau lòng đến chết đi sống lại. Nhưng khi nghĩ thấy đáo, tôi hiểu rằng anh ấy rồi sẽ phải trả giá cho những sai lầm quá khứ của mình. Ở lại căn nhà này, tôi sẽ chăm sóc, nuôi dạy các con khôn lớn, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Nhất định, không còn có Thụ "Loan" thứ 2 như thế nữa".
Tên nhân vật đã được thay đổi
Kỳ tới: Người vợ chung tình của trùm giang hồ đất Cảng Lâm "già".
Theo Lê Nguyễn
Tâm sự buồn tủi của vợ "ông trùm" chợ Trời Phạm Bá Phú là người ở phố Thịnh Yên, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phú đã từng được xếp vào hàng "anh chị có số má" ở khu vực chợ Trời, nơi nổi tiếng là khu buôn bán những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ không minh bạch. Ở cái tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh", Phú đang...