Tiết lộ căn cứ tàu ngầm bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông
Căn cứ Yulin ở phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc được coi là căn cứ hải quân chiến lược của nước này tại Biển Đông, trang mạng Diplomat tiết lộ. Đây có thể là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm bành trướng ở Biển Đông.
Căn cứ hải quân Yulin (Ảnh: pixnet.net)
Bài viết đăng tải trên Diplomat ngày 16/3 cho biết, căn cứ Yulin là nơi tiếp nhận các tàu ngầm và tàu nổi ra, vào của Trung Quốc. Theo nguồn tin tình báo, căn cứ này trải rộng trong khu vực có diện tích hơn 25km2, có các cửa vào cho tàu ngầm với chiều rộng mỗi cửa hơn 23 m, và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Căn cứ Yulin được xây dựng bắt đầu từ năm 2000, đến nay vẫn chưa hoàn thiện, nhưng hạ tầng đã tương đối đầy đủ. Hiện có ít nhất 5 công trình được xây dựng ở căn cứ Yulin, mỗi công trình được ngăn cách với nhau bằng các vách chịu lực, trong đó có 2 công trình có chiều dài 55m, 3 công trình có chiều dài 78m. Các công trình này có thể chứa các khẩu đội tên lửa đất đối không. Vòng ngoài của các công trình này là các khẩu đội tên lửa hành trình chống hạm.
Với 4 cầu cảng, căn cứ Yulin có thể đón bất cứ tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc, kể cả tàu ngầm tấn công lớp Shang. Các bức ảnh vệ tinh còn cho thấy việc bốc dỡ vũ khí tại các cầu cảng này, song không rõ vũ khí có được bốc dỡ ở bên trong bến tàu ngầm dưới lòng đất hay không. Lối vào duy nhất căn cứ dưới lòng đất là một đường hầm nửa chìm, nửa nổi rộng 16m, nghĩa là rộng hơn 3m so với cửa vào căn cứ của Hạm đội Biển Bắc của Trung Quốc ở Lão Sơn. Nói cách khác, đường hầm này được cho là có thể đón các loại tầm ngầm cỡ lớn.
Ngoài ra, căn cứ này có sức chứa 20 tàu ngầm phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn 7.200 km và có thể cải tiến tầm bắn lên đến 12.800 km.
Video đang HOT
Diplomat bình luận, với những đặc điểm này, căn cứ Yulin có thể là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm bành trướng ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông thông qua cái gọi là yêu sách “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò”, chồng lấn chủ quyền với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Tòa trọng tài quốc tế ở La Hay hồi tháng 7 năm ngoái đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nhưng đến nay Bắc Kinh vẫn ngang ngược không công nhận phán quyết và tiếp tục các hoạt động xây dựng, chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Minh Phương
Theo Diplomat
Mặc Trump dọa bắn, tàu quân sự Nga vẫn áp sát bờ Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cân nhắc khả năng bắn tàu do thám Nga vào tháng trước nhưng gần đây, con tàu này lại xuất hiện ngoài bờ biển Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và tàu do thám Nga Viktor Leonov.
Theo Daily Star, tàu do thám Nga Viktor Leonov mới được hải quân Mỹ phát hiện ở phía nam căn cứ tàu ngầm Kings Bay, bang Georgia. Con tàu khi đó hướng về phía bắc.
Viktor Leonov là tàu quân sự quan trọng trong chiến lược Chiến tranh Lạnh của Nga. Con tàu dài 91 mét này có thể thu thập tín hiệu radar, radio và thông tin từ các thiết bị điện tử khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng trước từng để cập đến khả năng bắn chìm tàu do thám Nga. "Việc tôi có thể làm là bắn con tàu đang ở vùng biển quốc tế với khoảng cách 30 dặm từ biên giới", ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ cho rằng, việc tàu do thám Nga ngày càng áp sát bờ biển nước này là điều "không mấy tốt đẹp". "Tôi nghĩ Putin cảm thấy không thể thuyết phục được tôi nữa. Bởi xét trên phương diện chính trị, một chính trị gia không mấy khi muốn đàm phán".
Tuy vậy, ông Trump thừa nhận rằng cứng rắn với Nga là việc dễ nhưng sau đó, mọi chuyện sẽ không đơn giản chút nào. "Mọi người sẽ nói: &'Thật là tuyệt vời, rất tuyệt vời!'. Nhưng điều đó (bắn chìm tàu Nga) không tuyệt vời chút nào!", ông Trump nói.
Các nhà phân tích đang chờ đón cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tàu Nga hiện chỉ cách bờ biển Mỹ 32km, nhưng vẫn nằm trong vùng biển quốc tế. Dường như quân đội Nga muốn tăng cường theo dõi các hoạt động quân sự Mỹ, đặc biệt là căn cứ tàu ngầm.
Mike Peterson, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Nga nhận định, tàu do thám Nga nằm trong tầm radar Mỹ và nó sẽ chỉ sử dụng thiết bị trinh sát khi không bị phát hiện.
"Khi chúng tôi biết khi con tàu vào tầm ngắm, rất hiếm khi nó thu thập sóng radio hay radar hoặc các hình thức tín hiệu khác", ông Peterson nói.
Nga và Mỹ hiện đang căng thẳng vì việc Washington đưa các Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đến Hàn Quốc.
Trong khi Mỹ luôn nói hệ thống phòng thủ này nhằm bảo vệ đồng minh trước tên lửa Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng, Washington sớm muộn sẽ dùng radar theo dõi Điện Kremlin.
Hồi đầu năm nay, Mỹ cũng đã đưa xe tăng đến sát biên giới Nga, sau căng thẳng giữa NATO-Nga.
Theo Danviet
Phát hiện 250 đầu lâu trong hầm mộ bí mật ở Mexico Hơn 250 đầu lâu mới đây đã được tìm thấy trong khu mộ bí mật, ở ngoại ô thành phố Veracruz (Mexico), được cho là nằm trong số hàng nghìn người mất tích trong những năm qua. Cảnh sát Mexico trấn áp băng đảng ma túy ở thành phố Jalapa. Theo Guardian, công tố viên quốc gia Jorge Winckler cho biết, hầm mộ...