“Tiết kiệm và đầu tư” giúp cô gái đi từ khó khăn đến tự do tài chính, nghỉ hưu sớm ở tuổi 32: Có tiền cho bạn nhiều lựa chọn hơn!
Jillian và chồng đã chấp nhận cuộc sống khó khăn để tiết kiệm. Cùng với sự nỗ lực làm việc và các nguồn thu nhập khác, cặp đôi đã độc lập về tài chính và có thể nghỉ hưu sớm ở tuổi ngoài 30.
Jillian Johnsrud đã sống một cuộc sống đầy khó khăn và đôi khi là những lựa chọn tài chính không thoải mái. Bù lại, cô cùng chồng và các con đã đạt được mục tiêu tự do tài chính và nghỉ hưu sớm khi 32 tuổi.
Họ sống như một cặp vợ chồng về hưu sớm, chi trả các chi phí hàng ngày bằng thu nhập từ tài sản cho thuê, lương hưu quân nhân của Adam và các lợi nhuận định kỳ từ khoản đầu tư, tổng cộng là hơn 700.000 USD. Johnsrud cũng đang viết sách và là chuyên gia đời sống, đồng thời nuôi dạy 5 đứa con.
Dưới đây là cách giúp Jillian chuyển từ cuộc sống trong một chiếc xe van đến độc lập về tài chính và kế hoạch của cặp đôi trong tương lai:
Bài học đầu tiên: Tiền cho bạn lựa chọn
Johnsrud lớn lên trong cảnh nghèo đói ở một thị trấn nhỏ Montana, và cô đã sớm nhận ra tầm quan trọng của tiền bạc. “Mẹ tôi đã có cuộc hôn nhân thứ hai và đó không phải là một cuộc sống tốt. Khi tôi khoảng 12 tuổi, tôi đã cầu xin bà từ bỏ”, cô kể lại. Mẹ cô đã không làm vậy vì cho rằng nó không thực tế. Bà không thể một mình nuôi dạy ba đứa trẻ.
“Tôi nhận ra rằng tiền mang lại nhiều lựa chọn. Trong khoảnh khắc đó, tôi thực sự muốn có nhiều lựa chọn hơn. Và tiết kiệm tiền dường như là con đường trực tiếp nhất để có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống” Johnsrud nói.
Johnsrud bắt đầu chăm chỉ kiếm tiền khi học trung học, làm việc từ 20 đến 30 giờ một tuần tại một trạm xăng và nhà hàng pizza địa phương. Đến năm học trung học cơ sở, cô ấy đã tiết kiệm đủ để chuyển ra ngoài: 1.000 USD, số tiền mà cô đã chi cho “một cái lều trại cũ, xấu xí” và sống trong khu cắm trại. Đó là một cuộc sống không mấy hào nhoáng nhưng điều đó có nghĩa là cô ấy sẽ không phải trả tiền thuê nhà mà chỉ phải trả phí thuê đất.
Rất nhiều hy sinh và đánh đổi để tích cực tiết kiệm và trả nợ
Năm 2002, Johnsrud đang học năm thứ nhất tại một trường cao đẳng và vẫn sống trong khu cắm trại. Khi đó cô đã gặp Adam, một sinh viên đại học Northwest Nazarene. Họ kết hôn vào mùa hè năm đó và nhanh chóng nhận ra rằng kết hợp tài chính có nghĩa là kết hợp các khoản nợ. Adam có các khoản vay sinh viên, nợ thẻ tín dụng, và khoản nợ y tế khoảng 10.000 USD mà Jillian không hề biết, họ nợ khoảng 55.000 USD.
Cặp đôi đã cố gắng làm việc để trả nợ bằng cách giữ chi tiêu ở mức tối thiểu. “Chúng tôi đã nhận được một số lời khuyên ngay trước khi kết hôn rằng chúng tôi nên tiết kiệm một nửa thu nhập của mình. Bởi vì sau đó, bạn sẽ muốn có con, mua nhà hoặc làm những thứ cần chi tiền khác. Khi có tiền, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Đối với tôi, đó là một việc đơn giản. Vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu tiết kiệm”, cô nói.
Cố gắng tiết kiệm không để lại cho họ nhiều tiền để sống. Trong năm đầu tiên đó, Johnsrud ước tính rằng cô và Adam, kiếm được 12.000 đến 14.000 USD khi cả hai đều đang còn đi học. “Tiết kiệm một nửa có nghĩa là phải hy sinh và đánh đổi rất nhiều. Điều này còn khó hơn rất nhiều đối với chồng tôi, người lớn lên trong một gia đình trung lưu,” Johnsrud chia sẻ.
Tuy nhiên, Johnsrud, người hiện sống với chồng trong khu cắm trại, đã phải chiến đấu với cảm giác thiếu hụt. “Tôi đã rất bất an về việc lớn lên trong nghèo khó. Nhưng tôi nhận ra, tôi có thể cố gắng xây dựng sự giàu có”, cô nói.
Giải quyết nợ nần là ưu tiên hàng đầu của cặp đôi, vì vậy Adam đã quyết định gia nhập quân đội – cam kết 4 năm sẽ xóa sạch khoản nợ 35.000 USD thời sinh viên. “Adam đã bắt đầu đi đào tạo ngay trong dịp kỷ niệm một năm ngày cưới, để trả khoản nợ sinh viên. Trong vòng 3 hoặc 4 tháng, chúng tôi đã tiết kiệm đủ tiền mặt để trả hết khoản nợ còn lại”, Johnsrud cho biết.
Những lựa chọn độc đáo đã nhanh chóng tạo ra sự giàu có
Cặp đôi chuyển đến Washington D.C. khi Johnsrud nhận được một công việc tại Starbucks.
Johnsrud luôn mơ ước được nhận con nuôi, điều mà cô đã nói rõ với Adam ngay trong buổi hẹn hò đầu tiên. Sau một năm trải qua quá trình đào tạo, cấp phép và thủ tục giấy tờ phù hợp, Johnsrud đã nhận nuôi Micah, khi đó 11 tuổi. Johnsrud được thăng chức làm trợ lý giám đốc tại Starbucks, nâng thu nhập của gia đình lên khoảng 60.000 đô la một năm, một nửa trong số đó vẫn dùng để tiết kiệm.
Video đang HOT
Cặp đôi nhanh chóng quyết định chuyển từ căn hộ hai phòng ngủ gần chỗ làm đến một khu phố ngoại ô ở phía bắc Virginia. “Điều này giúp giảm đáng kể cho chi phí thuê nhà. Chúng tôi có một người bạn thuê cùng, giúp giữ cho tổng chi phí ngay cả khi có Micah vẫn không thay đổi. Đây là một quyết định tài chính thực sự tốt “, Johnsrud hào hứng.
Johnsrud ước tính quyết định thuê chung nhà đã giúp vợ chồng cô ấy tiết kiệm được 25.000 USD trong suốt 3 năm. Khi cô ấy bước sang tuổi 24, họ đã tiết kiệm được 100.000 USD và không còn khoản nợ nào.
Hình minh họa (Nguồn: Daily Express)
Tiết kiệm đầu tư vào thị trường và bất động sản
Sau khi đạt được cột mốc quan trọng này, Johnsruds đã cân nhắc các lựa chọn khác. Họ đã tính đến chuyện mua nhà và việc “nghỉ hưu sớm” – dành một phần tiền tiết kiệm để đi nghỉ dài ngày.
Một cấp trên muốn Adam ở lại thêm bốn năm và sau đó thì có thể làm bất kỳ công việc nào mà anh muốn. Anh ấy đã chọn Heidelberg, Đức.
Sau bốn năm rưỡi ở Đức, khi bắt đầu chào đón đứa con ruột đầu tiên của mình, Johnsruds trở về Mỹ vào năm 2012 với khoảng 250.000 USD. Họ vẫn tiếp tục tiết kiệm một nửa thu nhập.
Trở về Mỹ, Johnsruds và Adam đã có thể mua một căn hộ giá rẻ ở Thung lũng Flathead của Montana. Cô nói: “Chúng tôi có thể đã mua một ngôi nhà khá đẹp với giá 150.000 USD, nhưng chúng tôi đã trả cho khoản phí bán phá giá ngôi nhà là 50.000 USD.”
Họ cần cải tạo lại ngôi nhà trước nhưng lại quyết định mua một căn khác để cho thuê, mà họ gọi là “ngôi nhà màu vàng” với giá 70.000 USD. Họ phải tạm dừng việc hoàn thành ngôi nhà ban đầu trong một hoặc hai năm, nhưng họ tin rằng khoản đầu tư sẽ xứng đáng.
Sống bằng thu nhập từ đầu tư và lập kế hoạch cho tương lai
Gia đình Jillian Johnsrud và những đứa con. Ảnh: Business Insider
Hai năm sau đó thật khó khăn. Micah đã đột ngột qua đời ở tuổi 20 vì mắc tiểu đường loại 1. Hai vợ chồng và đứa con 5 tuổi phải ngủ trên đệm hơi trong ngôi nhà mới sửa được một nửa. Cuối cùng, Adam đã nghỉ sáu tháng để hoàn thành việc sửa lại ngôi nhà và chăm sóc con, với khoản tiền trợ cấp nhận được khi xuất ngũ.
Họ vẫn muốn nhận thêm con nuôi. Để chuẩn bị, họ trích 100.000 USD để trang bị cho “ngôi nhà lớn”, căn nhà mua cùng với ngôi nhà màu vàng.
Johnsrud nói: “Chúng tôi biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ cần một ngôi nhà lớn hơn, vì vậy chúng tôi đã mua ngôi nhà lớn nhưng dùng nó để cho thuê. Thật bất tiện khi sống trong một ngôi nhà nhỏ hơn, nhưng hiện tại, điều đó giúp ích hơn về mặt tài chính”.
Vào năm 2013, cơ quan nhận con nuôi đã đề nghị họ nhận nuôi ba anh chị em. Cùng lúc đó, Johnsrud cũng phát hiện ra mình mang thai. Cô đã nghỉ việc để chăm sóc bọn trẻ, vì vậy họ không thể tiếp tục tiết kiệm một nửa thu nhập.
Năm năm sau, cả hai đều không quay trở lại công việc. Sau khi chuyển đến ngôi nhà lớn, gia đình Johnsruds hiện cho thuê hai căn nhà trước đây với giá 1.500 đến 1.700 USD một tháng. Lương hưu của Adam có khoảng 1.500 USD và bao gồm bảo hiểm y tế cho cả gia đình, đủ để trang trải chi phí hàng tháng của họ, thường vào khoảng 3.000 USD.
Đối với các chi phí khác, cặp đôi tuân thủ quy tắc 4%, rút một phần nhỏ trong các khoản đầu tư mỗi năm. Johnsruds cũng có một số kế hoạch khác. Họ đang chuyển một số khoản đầu tư của mình vào quỹ do các nhà tài trợ tư vấn, một ít cho hoạt động từ thiện. Và có kế hoạch bắt đầu quyên góp nhiều hơn tới các tổ chức tài trợ cho các hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng ở các quốc gia kém phát triển…
Và gia đình Johnsruds đang dạy những đứa trẻ của họ về tiền bạc và đầu tư ngay từ khi còn nhỏ. “Chúng tôi đang bắt đầu giúp chúng đầu tư. Mỗi người đều có tài khoản đầu tư của riêng mình. Đứa con 8 tuổi của tôi đang muốn có một tài khoản TikTok về tài chính cá nhân. Cô bé đã xin phép tôi từ Giáng sinh”, Johnsrud nói.
Người phụ nữ trả hết khoản nợ gần 4 tỷ trong 2 năm và xây dựng được số vốn "khủng" chỉ với 6 quy tắc đầu tư
6 quy tắc ấy giúp cô trở thành nữ đầu tư tự tin và kiên định.
Shaquana Watson-Harkness hiện tại là một nữ chuyên gia tài chính, người sáng lập của Dollars Makes Cents, với mục tiêu giúp phụ nữ thuộc thế hệ trẻ đạt được sự độc lập về tài chính.
Thế nhưng trong quá khứ cô từng phải lâm vào nợ nần, chi tiêu không tiết kiệm cũng không biết gì về đầu tư. Mắc những sai lầm về tài chính khiến cô vướng phải món nợ tiêu dùng lên đến 169.000 USD (gần 4 tỷ đồng).
Ấy vậy mà cô đã trả hết khoản nợ khổng lồ đó chỉ trong chưa đầy 2 năm, sau đó xây dựng được một số vốn đầu tư 6 con số (USD) và tài sản của cô hiện tại vẫn đang tiếp tục gia tăng. Để làm được điều đó, người phụ nữ này đã thực hiện 6 quy tắc trong đầu tư, hiện tại trở thành một nhà đầu tư tự tin và kiên định.
Shaquana Watson-Harkness
1. Không lặp lại sai lầm
"Năm thứ nhất đại học, lần đầu tiên tôi sử dụng thẻ tín dụng và đã dùng nó chi tiêu cho chuyến du lịch nghỉ xuân với bạn cùng phòng. Việc tiêu hết số tiền trong thẻ là mở màn cho tình cảnh nợ nần chồng chất của tôi sau đó", Shaquana Watson-Harkness nói.
Khi có một công việc đầu tiên sau ra trường, cô đã bắt đầu tham gia vào 401(k).
401(k) là tên gọi của quỹ hưu trí tư nhân Retirement Savings Account, ra đời ở các nước phát triển như. Công ty, nơi người lao động làm việc, sẽ trích một phần tiền lương của nhân viên để chuyển vào quỹ hưu trí 401(k). Quản lý quỹ sẽ tích góp hoặc đầu tư sinh lời vào chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ từ số tiền này, thể theo nguyện vọng của nhân viên.
Ở những nước chưa có sự xuất hiện của hình thức đầu tư này nhưng bạn có thể đều đặn trích một phần lương hàng tháng (tùy hoàn cảnh cá nhân) để đầu tư, bản chất cũng không khác nhau quá nhiều.
"Vài năm sau, khi nghỉ việc tôi đã rút một số tiền từ tài khoản hưu trí để trang trải các hóa đơn. Và tôi đã phạm sai lầm khi quên mất mình sẽ bị phạt nếu rút tiền sớm. Mùa đông năm sau, tôi sốc khi được nhận thông báo tôi đã nợ 5.000 USD. Tổng số nợ từ trước đến nay lên đến con số 169.000 USD. Khi đó tôi tự hứa với mình rằng sẽ không bao giờ tái phạm sai lầm ấy nữa" , Shaquana Watson-Harkness chia sẻ.
Sau đó, khi có công việc khác thì cô đã mở một tài khoản hưu trí mới nhưng vẫn cảm thấy mình không đủ hiểu biết về tài chính để tiến hành các hoạt động đầu tư.
Vào năm 2014, cô kết hôn và bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu về đầu tư. Với sự hợp tác từ người bạn đời, cô muốn hai vợ chồng có thể làm việc cùng nhau để xây dựng khối tài sản cho gia đình.
2. Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia nếu cần
Nếu bạn không có chuyên ngành tài chính thì sẽ khá khó khăn trong bước đầu tìm hiểu về đầu tư. Lúc này, một cố vấn tài chính có kinh nghiệm sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều để tiết kiệm thời gian và công sức.
"Tôi chưa bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ trước đây vì luôn nghĩ rằng những chuyên gia tài chính chỉ làm việc với người có giá trị tài sản ròng cao hoặc các tổ chức tài chính lớn", Shaquana Watson-Harkness cho hay.
Cô bắt đầu xem xét các báo cáo đầu tư và tìm ra cách đẩy nhanh tốc độ tiết kiệm tiền hưu trí. Vợ chồng cô thường xuyên thảo luận về những phương án có thể tăng nhanh tài sản tích lũy. Chính sự chia sẻ với chồng và nhờ cậy giúp đỡ từ bên ngoài đã giúp cô đặt nền tảng cho việc giải quyết các mục tiêu tài chính khác.
3. Bắt đầu từ số tiền nhỏ
Shaquana Watson-Harkness kể: "Sau buổi nói chuyện đầu tiên với người tư vấn tài chính, tôi bắt đầu hành trình đầu tư của mình từ số tiền nhỏ. Ban đầu tôi chỉ đầu tư 50 USD mỗi kỳ lĩnh lương vào quỹ hưu trí 401(k), chiến lược ấy không thay đổi trong nhiều năm.
Đến năm 2014, sau khi đánh giá lại tình hình tài chính cá nhân và đã có kinh nghiệm đầu tư hơn, tôi tăng số tiền lên 300 USD và con suối vẫn sẽ tăng lên theo thời gian".
4. Thiết lập chuyển khoản tự động
Shaquana Watson-Harkness bắt đầu lập ngân sách để thúc đẩy nhanh quá trình trả nợ. Hàng tháng cô luôn phân bổ tiền vào các tài khoản tiết kiệm, quỹ khẩn cấp và tài khoản hưu trí.
"Mỗi tháng mục tiêu của tôi là tiết kiệm ít nhất 800 USD cho quỹ hưu trí. Để thực hiện nó đều đặn và có kỷ luật, tôi đã thiết lập chuyển khoản tự động hàng tháng", cô nói.
Ngoài ra cô cũng đặt mục tiêu trả nợ ít nhất 1.000 USD mỗi tháng. Vừa trả nợ vừa đầu tư vào quỹ hưu trí là một điều không mấy dễ dàng. Ban đầu cô giảm số tiền chuyển vào quỹ hưu trí và ưu tiên việc trả nợ. Theo thời gian, cô đã học được cách thiết lập ngân sách khôn ngoan và điều chỉnh các chi phí khác, từ đó thực hiện song song việc trả nợ và tiết kiệm nghỉ hưu.
5. Đầu tư nhất quán và dài hạn
Ảnh minh họa
"Khi đại dịch xảy ra vào tháng 3/2020, tôi đã cố gắng duy trì sự tỉnh táo để không hoảng sợ về các khoản đầu tư của mình. Tôi vẫn tiếp tục đầu tư đều đặn 50 USD mỗi tháng vào quỹ hưu trí. Dựa trên kinh nghiệm về cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, tôi biết rằng mặc dù nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn đầy biến động nhưng thị trường chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư tốt và nó sẽ phục hồi sớm", Shaquana Watson-Harkness chia sẻ.
Lúc này cô đã đầu tư vào tài khoản hưu trí được vài năm, cô cảm thấy mình không cần thiết phải dừng thói quen đều đặn ấy lại. " Bạn phải duy trì tâm lý mình đang đầu tư dài hạn, từ đó mới có thể vững tâm vượt qua sự biến động của thị trường" , chuyên gia tài chính này cho hay.
6. Luôn cập nhật thông tin và những kiến thức mới
Sau cuộc gặp đầu tiên với cố vấn tài chính, Shaquana Watson-Harkness có một mong muốn là được học hỏi càng nhiều càng tốt. Cô đã gặp họ thêm vài lần nữa để tìm hiểu về cách đầu tư.
Cô bắt đầu theo dõi các nguồn tin tức tài chính để xem có những sự thay đổi nào trên thị trường chứng khoán. Đồng thời cô còn theo dõi nhiều chuyên gia tài chính cá nhân khác, dành sự ngưỡng mộ cho các câu chuyện của họ. Những lời khuyên của họ dành cho đối tượng nhà đầu tư nữ thực sự đã truyền cảm hứng cho cô. Sự hiểu biết về thị trường và các kiến thức đầu tư dần giúp cô tự tin hơn trong các quyết định tài chính.
Hiện nay, với tư cách là một chuyên gia tài chính, Shaquana Watson-Harkness sử dụng kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng danh mục đầu tư lên đến 6 con số để giúp khách hàng tự tin hơn về quyết định đầu tư của họ. Cô luôn nói với khách hàng của mình rằng, ngày hôm nay họ đứng ở đâu không quan trọng, vấn đề là họ có niềm tin tạo dựng được khối tài sản đáng kể hay không.
Chỉ bằng cách thực hiện từng bước nhỏ và đầu tư nhất quán hàng tháng, bạn đã có thể phát triển thói quen tiết kiệm và đầu tư, từ đó tạo ra sự giàu có cho bản thân và gia đình.
Triệu phú tiết lộ 4 nguyên tắc chi tiêu giúp vợ chồng nghỉ hưu sớm từ năm 35 tuổi Một triệu phú đã cắt giảm hoàn toàn các chi tiêu cần thiết, lên kế hoạch tính toán cụ thể để nghỉ hưu sớm từ năm 35 tuổi và tận hưởng cuộc sống vi vu dịch đó đây. Để làm được điều này anh đã áp dụng 4 nguyên tắc sau. Bản thân Steve Adcock không phải là người lúc nào cũng tiết...