Tiết kiệm theo kiểu du học sinh
Ở trong gia đình, việc điều hòa chi phí đã là một vấn đề nan giải. Xa nhà, việc chi tiêu lại càng trở nên khó khăn hơn. Với những nhu cầu và thói quen tuổi teens sẽ có rất nhiều khoản chi “chẳng rõ nguyên nhân”. Biết cách điều hòa trong các khoản chi tiêu sẽ giúp teens giảm bớt khó khăn và dễ dàng xử lí hơn trong các tình huống đặc biệt.
Chia nhỏ các khoản mục cần thiết
Một kinh nghiệm ở đây là teens nên chia nhỏ số tiền “lương hàng tháng” ra. Những khoản tiền cơ bản mà tháng nào cũng cần như: tiền ăn, tiền nhà, tiền dùng cho phương tiện đi lại thì lúc nào cũng phải để riêng ra cho rõ ràng. Những khoản mục này cần được ưu tiên nhất. Teens có thể xác định xem một ngày trung bình mình dùng hết bao nhiêu, rồi điều chỉnh sao cho phù hợp với số tiền được “phát”.
Những khoản mục khác như: tiền đi chơi, tiền shopping, tiền sinh nhật hay những tiền phát sinh khác, teens nên xếp chúng sau những khoản tiêu dùng thiết yếu. Teens có thể quy định rằng, những khoản tiền đó là tiền dư sau khi đã sử dụng đầy đủ những khoản cần thiết.
Rất nhiều teens, thay vì chi tiền vào những khoản quan trọng như tiền ăn, tiền mua sách vở, tiền cho phương tiện thì lại dùng để đi shopping và party các kiểu, để rồi cuối tháng phải nhâm nhi mì gói qua ngày.
Video đang HOT
Hãy nhớ, khi đã chia ra thì không được sử dụng chung đụng, cái này chung với cái kia hay dùng khoản này lấn qua khoản kia. Nếu tháng nào thấy có vẻ dùng hơi quá tay mà tháng thì vẫn còn chưa hết, teens phải tập cho mình thói quen tự động điều chỉnh bằng cách dùng ít hơn cho những ngày sau.
Để không rơi vào những vòng lẩn quẩn của nợ nần. Khi cầm một món tiền lớn, teens cần chia nhỏ món tiền, và ghi cụ thể những khoản cần chi và đã chi trong tháng. Như vậy teens có thể kiểm soát việc chi tiêu một cách tốt hơn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hãy “nuôi heo”
Thay vì có bao nhiêu tiền teens đổ hết vào các buổi party và shopping, teens có thể dành chúng để nuôi “một con heo”. Hãy nghĩ rằng tiền nếu teens không dùng thì vẫn luôn còn đó. Teens có thể suy nghĩ chín chắn hơn và dành dụm để mua những thứ lớn lao hơn.
Tốt hơn hết là teens có thể xác định cho mình một mục tiêu cuối cùng, để dựa vào đó mà có ý chí phấn đấu. Xác định xem mình thật sự cần gì và như thế nào. Để đạt được mục tiêu đó mình cần tập thói quen chi tiêu như thế nào cho hợp lí. Mua sắm thì bao nhiêu cho đủ. Hôm nay teens thích một món đồ này, nhưng ngày mai lại có một món đồ mới, có thể khiến teens thích hơn nữa. Rồi ngày kia, lại có một món mới khiến teens thích hơn cả những món trước đây. Vì lòng ham muốn của con người vốn rất lớn thì không lẽ teens lại tiếp tục mua?
Nhất là đối với những teens có thời gian và có thêm một khoản tiềng rủng rỉnh do đi làm thêm. Thay vì bỏ ra để chi tiêu “vô tội vạ”, teens có thể tiết kiệm số tiền làm thêm kiếm được để bỏ heo. Còn khoản tiền chi tiêu trong tháng thì vẫn chia nhỏ bình thường. Dù chắc chắn thời gian đầu, teens sẽ cảm thây hơi thiếu thốn và khá vất vả để xoay sở cho đủ, nhưng dần dần, teens sẽ quen hơn và tự biết điều chỉnh sao cho hợp lí.
Không “dùng” trước khi “có”:
Khi cầm một món tiền lớn, tâm trạng chung của mọi người ai chẳng vui và chẳng thích thú. Teens cũng vậy, thường khi vừa có tiền là bao nhiêu kế hoạch ăn chơi mua sắm cứ lần lượt hiện ra trước mắt. Teens tiêu xài đủ thứ khoản và khoản nào cũng cho rằng “không xài không được”. Thậm chí đôi khi, teens vay mượn thêm để xài với suy nghĩ “cũng sắp lãnh lương rồi”.
Sử dụng tiền là nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tiêu sao cho đúng cách. Dùng trước khi có là thói quen của rất nhiều teens, nhất là các teenboys. Các teenboy đa số thường không kiểm soát được các khoản chi dùng của mình. Cứ đụng chuyện là chi, và chỉ đến khi ngân sách gần như đã cạn thì mới chợt nhận ra “sao mình xài gì mà nhiều thế”.
Một số teengirl cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ở mức độ nhẹ, teens vay mượn và tiêu xài rồi đợi đến cuối tháng trả. Còn ở mức độ cao hơn, teens bắt đầu thử những trò chơi may rủi, những mong tìm được những khoản “trên trời rơi xuống”. Thói quen tiêu dùng trước khi có khiến teens luôn rơi vào tình trạng nhẵn túi. Những khoản vay mượn sẽ khiến teens biến thành Chúa Chỗm. Rồi cứ thế, lãi mẹ đẻ lãi con, nợ mẹ đẻ nợ con. Những vòng nợ lẩn quẩn như thế, khó mà chấm dứt được.
Tránh vay mượn và trả ngay khi có thể:
Có thể nói đi xa nhà du học, sẽ phát sinh rất nhiều trường hợp cần đến tiền mà trong túi lại chưa có. Vì thế, chuyện vay mượn là chuyện tất nhiên. Nhưng không phải nói thế là các teens cứ tự do vay mượn, tiêu xài, rồi ngập trong các món nợ nần mà chưa biết bao giờ mới trả được.
Teens hãy hạn chế các khoản vay mượn ở mức cao nhất có thể, vì nếu mượn nhiều sẽ trở thành thói quen. Những khoản quan trọng như tiền học hay tiền nhà, cần kíp phải đóng gấp không để phát sinh vấn đề thì miễn cưỡng teens nên đi mượn. Còn những khoản khác, thậm chí cá tiền ăn hàng tháng, nếu không quá cần thiết teens nên hạn chế.
Hãy nhớ rằng, mỗi tháng teens đều được lãnh một khoản lương gần gần như nhau và hơn kém nhau không bao nhiêu. Nếu tháng này xài không đủ, mượn rồi tháng sau đắp vào, thì tháng sau ắt lại thiếu. Cứ thế, teens sẽ ngập đầu trong những khoản nợ mà khó lòng có thể trả hết được.
Đó là chưa nói đến các thói quen “ghiền” shoopping của các teengirls. Các nàng có vô số đam mê. Mà hễ cứ đam mê rồi là “bằng mọi giá, nhịn ăn nhịn uống” để mua cho bằng được. Như vậy quả là không nên chút nào.