Tiết kiệm “sương sương” cũng được tiề.n tỷ, vẫn dư tiề.n mua vàng nhờ làm đúng 1 việc
Chuyện tiết kiệm thực ra không khó như nhiều người vẫn nghĩ, đương nhiên, chỉ khi chúng ta biết cách.
“Phải tiết kiệm mới được”.
Bước sang năm mới, có lẽ, đó là mục tiêu mà không ít người đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu là một chuyện, thực tế ra sao lại là chuyện khác. Có người tiết kiệm thành công, thậm chí còn “vượt KPI”; nhưng cũng có người giật mình thảng thốt vì cả năm chẳng tiết kiệm được mấy, dù mục tiêu có chi tiết đến đâu.
Chuyện tiết kiệm có thể dễ với người này, nhưng lại là thách thức cực lớn với người khác. Vậy đâu là yếu tố làm nên sự khác biệt?
Sổ tiết kiệm “sương sương” 10 con số, vẫn dư tiề.n mua vàng!
Nếu cần động lực tiết kiệm, hãy thử vào các cộng đồng, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm quản lý chi tiêu, bạn sẽ “gặp” được không ít người tiết kiệm thành công, giống như 3 cô gái dưới đây.
Thu nhập khá cao – 74 triệu/tháng, tài sản hiện có khoảng 1,9 tỷ đồng bao gồm cả tiề.n mặt tiết kiệm lẫn vàng, nhưng cô vợ này vẫn không ngừng băn khoăn: “Liệu có thể cắt giảm thêm khoản chi nào, để tăng tỷ lệ tiết kiệm lên hay không?”.
Các khoản chi tiêu hiện tại của gia đình không có gì để chê
Hoặc như cô gái 30 tuổ.i còn độc thân này, tài sản có cả tiề.n mặt, chứng khoán và sổ đỏ. Công tâm mà nói, không phải ai cũng có thể làm được như vậy khi 30 tuổ.i, đặc biệt lại là chẳng có sự hậu thuẫn, hỗ trợ của chồng hay người thân.
Kiếm 50 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu 15 triệu, còn lại để tiết kiệm, đầu tư
Dù mỗi người một hoàn cảnh, một mục tiêu khác nhau trong vấn đề tài chính, nhưng có thể thấy cả 2 cô gái phía trên đều có 1 điểm: Không ngừng suy nghĩ, hoạch định tiề.n bạc cho hiện tại và tương lai. Người thì tìm cách tối ưu chi tiêu, người lại lo đầu tư, tiết kiệm để mua nhà.
Video đang HOT
Không ít người thường nghĩ rằng thu nhập cao thì chi tiêu thoải mái, chẳng cần lo nghĩ. Đương nhiên, điều đó cũng đúng phần nào, thu nhập tốt thì việc cân đối chi phí cơ bản, tiề.n đầu tư – tiết kiệm, sẽ có phần bớt eo hẹp, nhưng cũng không vì thế mà “vung tay quá trán”.
Suy cho cùng, dù thu nhập ở mức nào đi chăng nữa, cũng phải chi tiêu hợp lý, tuân thủ kỷ luật tiết kiệm thì mới có dư được. Bí quyết tiết kiệm, kể ra thì dông dài, nhưng điều quan trọng nhất cũng là điều cơ bản nhất: Biết tối ưu, quản lý chi tiêu.
Không làm được điều ấy, thu nhập vài trăm triệu/tháng, cũng chưa chắc có dư được.
Học được gì từ cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm từ 2 chia sẻ phía trên?
1 – Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Nguyên tắc này, có lẽ, nhiều người đã biết nhưng lại có suy nghĩ co.i thườn.g hoặc trì hoãn “cứ tiêu đã, tiết kiệm tính sau”. Bởi vậy nên mãi chẳng tiết kiệm được.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy 2 cô gái phía trên đều áp dụng nguyên tắc này: Lương về là trích ngay 1 khoản để gửi tiết kiệm hoặc mua vàng. Sau đó, cân đối chi tiêu của cả tháng với số còn lại. Làm như vậy, có muốn tiêu hoang cũng không được.
2 – Không ngừng tìm cách tối ưu chi tiêu
Thu nhập hơn 70 triệu/tháng, chỉ tiêu 39 triệu, hiện có 1,6 tỷ tiết kiệm cùng 3 cây vàng nhưng vẫn không ngừng suy nghĩ “liệu có thể cắt giảm chi tiêu thêm nữa không?” hoặc “làm gì để tiề.n đẻ ra tiề.n?”. Đây chính là sự khác biệt của người tiết kiệm thành công và những người vật vã mãi vẫn chẳng dư đồng nào.
Chính cách tư duy này khiến họ không bị rơi vào bẫy lạm phát lối sống. Thay vì nghĩ tới việc tiêu tiề.n, chi tiề.n khi thu nhập tăng, họ lại quan tâm đến việc tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc tìm cách đầu tư để tiề.n sinh lời.
3 – Không “bỏ hết trứng vào một giỏ”
“Không bỏ hết trứng vào một giỏ” là nguyên tắc khá phổ biến của những nhà đầu tư. Bằng cách để vốn vào nhiều loại hình đầu tư khác nhau, chúng ta có thể dàn trải rủi ro và tránh bị động khi có biến cố tài chính.
Với số tiề.n để dành được mỗi tháng, bạn có thể phân bổ chúng làm 4 phần: Gửi tiết kiệm dài hạn, xây dựng quỹ dự phòng, mua vàng, đầu tư.
Tùy vào mục tiêu cũng như khẩu vị rủi ro mà tỷ lệ của 4 khoản trên có thể khác nhau. Nhưng việc phân bổ số tiề.n dư ra mỗi tháng vào 4 khoản ấy vừa giúp bạn có tài sản dài hạn (vàng), vừa có nguồn tiề.n sinh lời (gửi tiết kiệm, đầu tư) và vừa có tiề.n đề phòng những tình huống cấp bách, đột xuất (dự phòng).
2025 muốn tiết kiệm thành công, tôi chân thành khuyên bạn nên học cách "giữ tiề.n" của 2 cô gái này
Mỗi người có một bí quyết riêng để quản lý chi tiêu nhàn tênh nhưng lại cực hiệu quả.
Với những người "tiết kiệm chưa được thành công lắm" trong năm 2024, có lẽ, một trong những lý do chính là không ghi chép chi tiêu, nên cũng chẳng hiểu tiề.n "chạy" đâu mất. Nhắc tới chuyện quản lý tài chính nói chung, ai cũng biết phải ghi chép chi tiêu mới được.
Đó là nguyên tắc cơ bản kinh điển. Nhưng với những người hay quên, chuyện ấy lại không đơn giản. Vậy có cách nào để quản lý chi tiêu hiệu quả không nếu bỏ qua việc ghi chép?
Câu trả lời là có! Bằng chứng chính là chia sẻ của 2 cô gái dưới đây. Mỗi người đều có một cách riêng để "giữ tiề.n", nhưng điểm chung ở họ là đều không ghi chép chi tiêu mà vẫn đảm bảo tiề.n không "chạy" đi đâu được.
Nhận lương là "chia" tiề.n các "nơi" khác nhau!
Đây là cách "giữ tiề.n" của Ngọc Mai (25 tuổ.i), hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sau khi thử gần như tất cả các phương pháp quản lý chi tiêu "ở trên mạng", Ngọc Mai nhận ra chúng không hiệu quả, nên cô đã tự sáng tạo ra một cách quản lý chi tiêu của riêng mình: Phân luồng và chọn điểm đến cho dòng tiề.n.
Cách quản lý dòng tiề.n của Ngọc Mai
"Mỗi tháng, mình sẽ phân chia thu nhập thành các khoản với từng mục đích khác nhau. Phân chia xong thì mình chuyển từng khoản vào các tài khoản khác nhau, chứ không để chung trong 1 tài khoản, vậy mới dễ quản lý.
Mình thường xuyên đặt đồ ăn trên app và thanh toán bằng ví điện tử, nên tiề.n ăn hàng tháng mình đều chuyển hết vào đó cho tiện quản lý.
Việc mua sắm cũng vậy, mình mua đồ trên Shopee nên để toàn bộ ngân sách mua sắm trong tháng ở ví ShopeePay.
Mình dùng 2 ví điện tử cho 2 mục đích khác nhau, cứ nhìn vào số dư trong ví để cân đối lại việc ăn uống, mua sắm thôi. Đây là 2 khoản mình hay bội chi nhất, nhưng từ khi tách biệt chúng ra thì trộm vía tình trạng bội chi đã không còn nữa" - Ngọc Mai chia sẻ.
Sau khi áp dụng cách phân luồng cho dòng tiề.n như trên, Ngọc Mai cho biết trong năm qua, không có tháng nào cô "tiêu lố tiề.n", đồng thời, có cả tiề.n tiết kiệm, số tiề.n phòng thân và "mấy chỉ vàng". Với cô gái 25 tuổ.i này, năm 2024 thế là thành công mỹ mãn, không có gì hối tiếc trong vấn đề tiề.n bạc.
Lập ngân sách chi tiêu theo ngày
Đây là cách quản lý chi tiêu của Thanh Hằng (27 tuổ.i), hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Thanh Hằng cho biết thu nhập hàng tháng của cô rơi vào khoảng 16,5 triệu đồng. Ngay khi nhận lương, Thanh Hằng sẽ trích 5 triệu đồng để gửi tiết kiệm. Với khoản tiề.n 11,5 triệu đồng còn lại, Thanh Hằng đem chia cho số ngày trong tháng, để tính ra được ngân sách chi tiêu trong 1 ngày. Con số này xấp xỉ 383.000 đồng.
Thanh Hằng lập ngân sách chi tiêu theo ngày để kiểm soát "thích mua sắm" của mình
"Sau khi trừ đi tiề.n tiết kiệm, một ngày mình chỉ có khoảng 383.000 đồng để chi tiêu. Khoản tiề.n này bao gồm tất cả các chi phí như tiề.n thuê nhà, phí dịch vụ, đi lại, ăn uống, mua sắm. Làm gì thì làm, tổng số tiề.n không được vượt quá 383.000 đồng/ngày là được. Sở dĩ mình phải làm thế này là vì mình rất hay mua sắm linh tinh, phải tính ra được ngân sách mua sắm trong 1 ngày thì mình mới không bội chi khoản này" - Thanh Hằng giải thích.
Thanh Hằng cũng cho biết thêm ngay vào ngày nhận lương, cô sẽ ngó 1 lượt các sản phẩm thiết yếu trong nhà như sữa tắm, dầu gội/xả, kem đán.h răng, nước giặt/nước xả,... nếu có món nào sắp hết, cô sẽ mua trước vì đó là các sản phẩm thiết yếu.
"Sắm sửa hết đồ dùng thiết yếu rồi, mình tiếp tục đem số tiề.n còn lại trong quỹ mua sắm chia cho số ngày trong tháng để biết được ngân sách mua quần áo, giày dép trong 1 ngày.
Giả sử tháng này, mình sắm đồ trong danh sách ưu tiên hết 1.000.000đ rồi, thì nghĩa là mỗi ngày mình chỉ được phép tiêu khoảng 78.000đ cho việc mua sắm những thứ khác thôi, chứ không còn là 112.000đ/ngày nữa.
Chỉ được tiêu 78.000đ/ngày mà hôm nay lỡ đặt đôi giày 1.200.000đ thì nghĩa là 16 ngày tiếp theo, mình không được mua gì nữa. Bám vào lối tư duy như vậy nên mình hạn chế được việc tiêu lố tiề.n vì ham mua sắm" - Thanh Hằng chia sẻ.
Để dành được 4 triệu mỗi tháng, cô vợ Hà Nội tính làm 1 việc để "tiề.n đẻ ra tiề.n" nhưng ai cũng cản Thay vì gửi tiết kiệm hoặc mua vàng, cô vợ này tính dùng 4 triệu đi đầu tư chứng khoán. Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô vợ đang là "trụ cột kinh tế trong gia đình" đã khiến nhiều người đồng cảm. Theo cô chia sẻ,...