Tiết kiệm mãi vẫn không được là bao, sửa 4 lỗi này đảm bảo rủng rỉnh bất chấp thu nhập
Dưới đây là 4 dấu hiệu lớn cho thấy ngân sách của bạn không tốt và đã đến lúc bạn phải thực hiện một số sửa đổi nhằm có được ngân sách phù hợp hơn, tiết kiệm hiệu quả hơn và ngày càng đến gần với mục tiêu tài chính.
Lập ngân sách là một phần quan trọng trong việc việc quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan, giúp bạn giữ lại được nhiều nhất những đồng tiền của mình. Tuy nhiên, sự thật là không phải ngân sách nào cũng thực sự giúp mọi người đạt được mục tiêu tài chính của họ .
Dưới đây là 4 dấu hiệu lớn cho thấy ngân sách của bạn không tốt và đã đến lúc bạn phải thực hiện một số sửa đổi nhằm có được ngân sách phù hợp hơn, tiết kiệm hiệu quả hơn và ngày càng đến gần với mục tiêu tài chính.
1. Bạn thường xuyên vượt quá ngân sách
Nếu bạn không tuân theo các giới hạn chi tiêu của mình, ngân sách của bạn khi đó giống như một danh sách những điều bạn muốn, một con số nào đó trong mơ bạn muốn thực hiện được, không phải thứ thực tế bạn bám sát hàng tháng. Lúc này, ngân sách đang không thực hiện được nhiệm vụ của mình là đảm bảo bạn đang sử dụng tiền một cách khôn ngoan nhất để hướng tới mục tiêu.
Trong trường hợp bạn luôn thấy mình vượt quá ngân sách, điều tốt nhất nên làm là tìm hiểu lý do vì sao. Bạn đã đặt ra những mục tiêu không thực tế cho bản thân? Bạn có đang chi tiêu quá nhiều hoặc không theo dõi chi tiêu của mình một cách chặt chẽ? Tìm ra lý do khiến bạn bội chi rất quan trọng để bạn thực hiện các bước thay đổi và có được ngân sách hợp lý hơn.
Nếu bạn thấy ngân sách của mình đã không còn phù hợp, hãy xem xét để sắp xếp lại mọi thứ từ đầu. Bạn cũng có thể xem xét đến việc lựa chọn một cách tiếp cận khác, chẳng hạn như lập ngân sách bằng phong bì, trong đó bạn đặt một lượng tiền mặt nhất định cho từng loại chi tiêu vào một phong bì và ngừng chi tiêu ngay khi tiền trong phong bì hết. Có rất nhiều phương pháp lập ngân sách hiệu quả và hãy chọn loại phù hợp nhất với mình.
2. Bạn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn
Điều chúng ta hướng đến là chi tiêu hợp lý, không phải sống một cách khổ sở. Một ngân sách tốt và lý tưởng nên bao gồm một số tiền nhất định cho những cuộc mua sắm hay hoạt động giải trí có ý nghĩa với bạn. Nếu không chủ động xây dựng những khoản đó, bạn sẽ luôn cảm thấy thiếu thốn, thậm chí là ngột ngạt và khó có thể gắn bó lâu dài với ngân sách đó. Cũng giống như việc ăn kiêng, khi bỏ đói bản thân, ép mình vào một chế độ quá khắc nghiệt, bạn hoàn toàn có thể bị phản tác dụng và ăn nhiều hơn bình thường để bù lại. Việc xây dựng ngân sách không hợp lý có thể dẫn bạn đến bội chi.
Nếu ngân sách của bạn khiến bạn cảm thấy như mình không bao giờ được hưởng bất kỳ điều vui vẻ nào, không có một chút tiền nào để chi tiêu theo mong muốn, hãy xem xét lại và sắp xếp cho mình một khoản tiền nhỏ để làm những điều mình thích.
3. Bạn phải đối mặt với rất nhiều khoản chi chưa dự trù
Video đang HOT
Nếu bạn thường xuyên thấy mình phải đối mặt với những khoản chi bất ngờ thì rất có thể ngân sách của bạn chưa đủ toàn diện. Bạn đã chưa tính đến các chi phí thông thường có khả năng phát sinh.
Ví dụ: Những thứ như quà tặng ngày lễ và sửa chữa nhà cửa không phải là điều nên khiến chúng ta bất ngờ vì chúng ta đều biết rằng rồi sẽ có khoản chi đó. Vì vậy, hãy dành chỗ cho nó ngay từ khi bạn lập kế hoạch và dần tiết kiệm cho chúng.
Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, đừng lo lắng vì chúng ta sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Hãy xem lại bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn trong 6 tháng qua hoặc sổ ghi chép chi tiêu của bạn và lập danh sách về mọi chi phí định kỳ. Sau đó, tìm ra số tiền bạn cần chi mỗi tháng cho những khoản đó để luôn chủ động hơn, không bị bất ngờ và phá hỏng ngân sách.
4. Bạn thất vọng với số tiền mình tiết kiệm được
Ngân sách là thứ sẽ giúp bạn hoàn thành các mục tiêu, bao gồm tiết kiệm tiền cho những trường hợp khẩn cấp và cho tương lai.
Trong trường hợp bạn luôn cảm thấy thất vọng với số tiền bạn mình dành dụm được cho mục tiêu dù có lập ngân sách, đã đến lúc bạn cần quay lại và làm mọi thứ từ đầu. Hãy quyết định số tiền bạn muốn tiết kiệm (con số lý tưởng là khoảng 20% thu nhập của bạn) và sau đó tính toán các con số còn lại để bạn có thể hoàn thành được mục tiêu đó.
Ví dụ: Nếu thu nhập của bạn sau khi trừ đi các khoản thuế phí là 20 triệu đồng mỗi tháng và bạn muốn tiết kiệm 2 triệu đồng, hãy coi 2 triệu đồng này như một chi phí bạn phải trả hàng tháng như tiền thuê nhà hay những thứ cần thiết khác. Sau khi đã gửi tiền tiết kiệm cũng như trả các hóa đơn quan trọng khác, hãy chia số tiền còn lại thành các loại chi tiêu tùy ý khác nhau mà bạn muốn. Trả tiền cho bản thân trước chính là lối suy nghĩ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả.
Những thay đổi này trong ngân sách sẽ góp phần giúp bạn tạo ra một ngân sách phù hợp hơn. Đó là khi bạn vừa có thể tận hưởng cuộc sống của mình, vừa đảm bảo có thể hoàn thành các mục tiêu của mình trong tương lai.
5 bước làm ngay để cải thiện tiền bạc, giàu có là điều trong tầm tay
Bạn sẽ không giải quyết được vấn đề tiền bạc của mình trong một sớm một chiều nhưng nếu bạn bắt đầu ngày hôm nay với kế hoạch tốt, bạn sẽ nhanh chóng đi đúng hướng.
Meghan Murphy, phó chủ tịch của Fidelity Investments ở Boston, cho biết: "Sức khỏe tài chính liên quan nhiều đến cảm xúc của bạn. Bạn có đang đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình không? Bạn đang giải quyết khoản nợ của mình chứ? Bạn có đang bám sát ngân sách đã lập không? Bạn có sự chuẩn bị để được bảo vệ nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra chứ?"
Việc bạn cảm thấy thế nào về tiền bạc của mình là một phần quan trọng trong triển vọng tài chính của bạn.
"Chúng tôi đã nói chuyện với những người ở cả hai thái cực tiền bạc và những người ở giữa; những người đang cảm thấy thực sự tự tin nhưng thực tế không làm tốt và những người đang làm rất tốt nhưng lại không nghĩ vậy. Chúng tôi giúp họ xây dựng sự tự tin và cho họ biết các bước cụ thể họ có thể thực hiện để cải thiện sự tự tin cũng như thúc đẩy tình hình tài chính của mình", Murphy chia sẻ.
Dưới đây là 5 bước bạn có thể thực hiện ngay để thúc đẩy sức khỏe tài chính của mình.
Thẳng thắn trao đổi về tiền bạc
Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại khiến nhiều người cảm thấy khó khăn. Để thay đổi tình hình tài chính của mình, hãy thẳng thắn trò chuyện về tiền bạc với bạn đời của bạn.
Murphy nói: "Tiền là một trong những chủ đề mà mọi người hay tránh nói đến vì chủ đề này có thể khiến đôi bên cảm thấy không thoải mái và mất nhiều thời gian để nắm bắt được nguồn tiền của bạn đang đi đâu".
Hãy lên kế hoạch cho một buổi trò chuyện về tiền bạc mỗi quý, mỗi tháng hoặc mỗi tuần một lần. Đó là lúc bạn và chồng/vợ mình cùng nhau xem xét các hóa đơn, chi phí và xem tiền của mình đang đi đâu, được chi tiêu thế nào, làm sao để tiết kiệm và bạn muốn hướng số tiền đó đi đâu trong tương lai.
"Điều này nghe có vẻ không thú vị nhưng khi ngồi xuống và cùng thảo luận về tiền bạc, điều này sẽ giúp đảm bảo bạn và người ấy hiểu hơn về nhau, cùng chung chí hướng. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, có động lực hơn nhiều," cô nói.
Theo dõi chi tiêu
Đã đến lúc bạn lấy giấy bút ra hoặc mở ứng dụng ghi chú hoặc bất kỳ ứng dụng hỗ trợ nào khác. Bạn cần biết những đồng tiền của mình đi đâu về đâu thay vì luôn mơ hồ về chính tình hình tài chính của mình.
"Hãy theo dõi mọi thứ bạn chi tiêu trong một tuần và viết chúng ra giấy. Phần thú vị của việc này là vào đầu tuần, bạn có thể ước tính số tiền mình sẽ chi tiêu trong tuần đó và cuối tuần tổng kết lại xem thực tế những gì bạn chi ra có gần với con số bạn dự đoán", Murphy nói.
Hiểu cách chi tiêu của mình là một bước quan trọng trong việc kiểm soát tương lai tài chính của bạn. Murphy chia sẻ:
"Tất cả chúng ta đều có những ngày đến siêu thị và trở về với một đống đồ lỉnh kỉnh trên tay, hoàn toàn không giống như dự định. Nhưng nếu bạn thực sự có thể hiểu cách bạn tiêu tiền của mình, bạn có thể nhìn vào túi đồ đó và đưa ra cam kết rằng: "Nhất định tuần sau mình sẽ phải chi tiêu ít hơn 20 đô la hoặc 25 đô la"".
Bắt đầu quỹ khẩn cấp
Tất cả chúng ta đều biết mình cần phải có quỹ khẩn cấp, đặc biệt sau biến cố dịch COVID-19, chúng ta càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết này. Nhưng hãy thành thật mà nói, có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự có khoảng 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ đó? Đây chính là nhiệm vụ của bạn.
"Hãy thiết lập một tài khoản tiết kiệm khẩn cấp và bắt đầu gửi tiền vào đó. Hãy để khoản tiền đó "tránh xa tầm tay" của bạn, đừng dễ dàng tiêu phạm vào đó", Murphy nói.
Bắt đầu giải quyết khoản nợ của bạn
Giải quyết nợ là một mục tiêu lớn, có thể kéo dài cả năm. Theo Murphy, đầu năm bạn hãy đặt mục tiêu rằng cuối năm sẽ không còn khoản dư nợ thẻ tín dụng nào hoặc trả hết khoản vay sinh viên hoặc bất kỳ khoản vay nào khác. Hãy đặt mục tiêu và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
Một điều quan trọng cần nhớ khi đặt mục tiêu tài chính là: Đảm bảo mục tiêu của bạn có tính thực tế.
"Nếu bạn kiếm được 40.000 đô la một năm, sẽ là không thực tế khi nghĩ rằng bạn có thể tiết kiệm được một nửa. Hãy đặt ra mục tiêu phù hợp với tình hình của bạn, kiểm tra mỗi tháng một lần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng", cô chia sẻ.
Việc tìm một người để thực hiện thay đổi cùng cũng rất hữu ích. Điều này cũng tương tự như việc bạn rủ bạn bè hoặc đồng nghiệp để bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn. Bạn có thể rủ vợ/chồng mình hoặc bạn bè thân thiết để cùng nhau đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Phát triển chiến lược
Đặt mục tiêu tài chính là rất quan trọng, nhưng bạn có thể sẽ gặp phải khó khăn, đặc biệt là khi cảm thấy mình không đủ khả năng. Hãy biết rằng bạn không đơn độc và bạn có thể liên hệ để nhận được sự giúp đỡ.
Trước tiên, hãy tìm hiểu về các nguồn lực có sẵn có thể giúp đỡ bạn. Đó có thể là những người có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, người có kinh nghiệm trong việc quản lý tiền bạc. Bạn cũng có thể tận dụng các chương trình đào tạo nghiệp vụ, hội thảo của công ty cung cấp để nâng cao nghiệp vụ.
Và điều quan trọng nhất là hãy phát triển một chiến lược cho mục tiêu bạn muốn đạt được. Bạn cần có một kế hoạch. Đó chính là bước khởi đầu tốt đẹp để bạn trở nên rủng rỉnh, giàu có hơn.
Sau đó, hãy theo dõi tiến trình của bạn. Có rất nhiều ứng dụng khác nhau có thể giúp bạn làm điều này hoặc đơn giản là ghi vào một cuốn sổ nhỏ luôn mang bên mình. Đừng sợ những cuộc trò chuyện thẳng thắn về tiền bạc. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào vấn đề của mình và thực hiện điều chỉnh ngay khi cần thiết.
Khi nào để dành được NHIỀU TIỀN quá là không tốt: Check nhanh 4 dấu hiệu dưới đây để biết! Không phải lúc nào tiết kiệm cũng tốt đâu! Khi nói tài chính cá nhân, ai nấy đều nghĩ có càng nhiều tiền trong quỹ tiết kiệm càng tốt. Có một khoản để dành khổng lồ vừa giúp bạn không rơi vào khủng hoảng, vừa đảm bảo có muốn mua nhà, mua xe cũng không chật vật vất vả xoay tiền. Tuy nhiên,...