Tiết học biên cương của những thầy giáo mang quân hàm xanh
Chương trình “Tiết học biên cương” đã đang nhận được những hiệu ứng tích cực, có ý nghĩa to lớn.
Thời gian qua, nhằm giáo dục ý thức tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chủ động phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phối hợp các đơn vị trường học triển khai hoạt động ngoại khóa “Tiết học biên cương” thu hút được đông đảo học sinh hưởng ứng tham gia.
Xác định tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cần bắt đầu từ học sinh, những công dân tương lai có trách nhiệm bảo vệ biên giới. Những giờ học ngoại khóa do các cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng luôn được các thầy cô, học sinh hào hứng đón nhận.
Có mặt ở cột mốc biên giới số 281, khi tiết học do Thượng úy Lò Văn Hậu, Phó trạm trưởng Trạm Kiểm soát cửa khẩu Tén Tằn lên lớp để lại cho thầy trò nhà trường nhiều ấn tượng. Với chất giọng rắn rỏi đầy truyền cảm của người bộ đội cụ Hồ: “Đây là biểu tượng gì?!”. Cả lớp xôn xao, đồng thanh: “Dạ! Cột mốc số 281, cột bốc biên giới ạ!”.
Đồn biên phòng cửa khẩu Tén Tằn cùng với các thầy cô đưa các em đi thăm quan thực tế
Thượng tá Đỗ Ngọc Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn, cho biết: “Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn được giao nhiệm vụ bảo vệ 23,292 km đường biên giới với 9 cột mốc, tiếp giáp với cụm bản Sốp Hào, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn quản lý 1 trạm cửa khẩu, 7 bản với 889 hộ, hơn 4.000 nhân khẩu sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 94%.
Chương trình “Tiết học biên cương” đã đang nhận được những hiệu ứng tích cực, có ý nghĩa to lớn. Để những giờ lên lớp không trở nên nhàm chán, giáo án cho “Tiết học biên giới” được các thầy giáo quân hàm xanh chuẩn bị phù hợp với từng độ tuổi của các em học sinh.
Video đang HOT
Bằng việc sử dụng phần mềm trình chiếu slide Powerpoint, nội dung kiến thức được truyền tải sinh động bằng những hình ảnh về cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng cùng nhân dân đi tuần tra dọc biên giới, cột mốc chủ quyền của Tổ quốc và xử lý các hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới”.
Các em học sinh được trang bị thêm kiến thức về chủ quyền biên tại những tiết học ngoại khóa
Chủ đề về tác hại của ma túy cũng được lồng ghép vào các tiết học để các em có ý thức tránh xa tệ nạn này. Không chỉ dừng lại ở việc cán bộ đồn biên phòng tới trường học để giảng dạy mà còn có nội dung tổ chức đưa học sinh và thầy cô giáo đi tham quan quy trình kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu và giới thiệu về cột mốc cũng như quy trình tuần tra đường biên, cột mốc…
Thầy Cao Xuân Hợi, Phó hiệu trưởng Trường THCS Tén Tằn chia sẻ: “Việc đưa “Tiết học biên cương” vào dạy ngoại khóa cho các em học sinh là rất cần thiết. Qua đó, giúp các em được trang bị những khái niệm, kiến thức về biên giới, lãnh thổ, về chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Với những kiến thức có được qua tiết học, các em còn là những tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền trực tiếp đến gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư tại thôn, bản”.
Với những tiết học ngoại khóa, các em được lắng nghe, thích thú khi mắt thấy, tay sờ cột mốc biên giới, chủ quyền lãnh thổ…
Thực tế cho thấy, mô hình “Tiết học biên cương” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn đã trực tiếp giúp các em học sinh trên địa bàn biên giới nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu hơn về đường biên, mốc giới, quốc giới. Từ đó, xác định được trách nhiệm của bản thân và cộng đồng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
"Tiết học biên cương" ở cửa khẩu Tén Tằn
Từ đầu năm 2020 đến nay, các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thị trấn Mường Lát luôn duy trì tiết học ngoại khóa do các "thầy giáo" đến từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn truyền đạt.
Với việc triển khai mô hình "Tiết học biên cương", những người lính biên phòng đã xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, mà ở đó học sinh từ khi cắp sách đến trường đã hình thành ý thức về chủ quyền biên giới Quốc gia. Trong ảnh: Học sinh Trường THCS Tén Tằn (Mường Lát) trong giờ học.
Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 23,292 km đường biên giới với 9 cột mốc. Từ nhiệm vụ trên, Đảng ủy, chỉ huy Đồn đã phối hợp cùng cấp ủy, Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn chỉ đạo các Đoàn trường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phòng ngừa tệ nạn xã hội và tội phạm trong trường học.
Mô hình "Tiết học biên cương" là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình phối hợp này. Trong ảnh: Thượng úy Lê Văn Tuấn - Đội trưởng Đội vũ trang, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn trong giờ dạy "Tiết học biên cương".
"Tiết học biên cương" được Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn xây dựng với các chuyên đề tập trung tuyên truyền một số nội dung như: Nghị định số 34/NĐ-CP, ngày 29 -4 - 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền Nước CHXHCN Việt Nam; phổ biến các tác hại của ma túy và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới; quy chế, hiệp định biên giới; Luật Biên giới Quốc gia; mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới...
Học sinh được trải nghiệm thực hành làm thủ tục xuất nhập cảnh tại của khẩu
Tiết học còn được lồng ghép thực tế bằng những hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cùng nhân dân đi tuần tra dọc biên giới, cột mốc chủ quyền của Tổ quốc và xử lý các hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới.
Không chỉ dừng lại ở việc cán bộ đồn biên phòng tới trường học giảng dạy, mà các anh còn tổ chức đưa học sinh và giáo viên đi tham quan quy trình kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, giới thiệu về cột mốc.
Thượng úy Lò Văn Hậu - Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn chia sẻ: "Chúng tôi xác định tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia cần bắt đầu từ học sinh, những công dân tương lai có trách nhiệm bảo vệ biên giới. Việc hình thành ý thức, trách nhiệm từ nhỏ sẽ tạo nên những suy nghĩ, hành động đúng đắn cho các em".
'Ở trường các con có dùng ống hút nhựa không?' Lắng nghe câu hỏi, từ phía dưới sân trường, hầu hết các em nhỏ có mặt đều đồng thanh đáp: 'Có ạ'. Có em nhỏ chia sẻ, mỗi ngày đều uống một chai nước lọc, đồng nghĩa với việc sẽ sử dụng thêm một chai nhựa. Thầy giáo hướng dẫn các em nhỏ học cách phân loại rác tái chế bằng trò chơi...