Tiếp tục ưu tiên phát triển nguồn nhân lực
Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề cập cụ thể, toàn diện về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đánh giá kết quả đạt được và nêu lên những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới.
Để xây dựng, phát triển Hà Nội thành trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế vào năm 2025, như mục tiêu của dự thảo, thì cần tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Để Hà Nội thành trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế vào năm 2025 cần ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Ảnh: Nhật Nam
Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ nhà giáo
Trước hết, tôi tán thành với các nội dung của dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, trong đó có những đánh giá rất cụ thể, toàn diện về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục, số học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia, quốc tế. Nổi bật là: “Hạ tầng giáo dục và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tập trung đầu tư, trang bị khá đồng bộ, hiện đại; hoàn thành sớm 2 năm chỉ tiêu tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia”.
Tôi cho rằng, để có được những thành tựu đã nêu, đội ngũ nhà giáo Thủ đô không chỉ đạt chuẩn về chuyên môn, mà còn luôn tâm huyết, sáng tạo, đi đầu trong những chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Dự thảo Báo cáo chính trị có thể xem xét, bổ sung nhân tố quan trọng này.
Dự thảo Báo cáo chính trị cũng chỉ rõ những bất cập cần khắc phục, đáng chú ý là xác định rõ những vấn đề đang “ nóng” hiện nay. Đó là: “Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục – đào tạo, nhất là ở những khu vực mật độ dân số cao, đô thị hóa nhanh còn chưa đáp ứng được yêu cầu; hiệu quả giáo dục đạo đức học đường, nếp sống, ứng xử văn minh ở các cấp học còn có mặt bất cập”… Theo tôi, những nội dung này cần được thảo luận kỹ và toàn diện, tạo quyết tâm mạnh mẽ trong các cấp ủy Đảng, từ đó xác định phương hướng, hành động mang tính đột phá trong nhiệm kỳ mới.
Phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá
Trong bất kỳ giai đoạn nào, việc phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Tôi đặc biệt tâm đắc với dự thảo Báo cáo chính trị khi xác định nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong giai đoạn 2020-2025 của thành phố Hà Nội. Đây vốn là thế mạnh của Thủ đô cần phát huy, cũng vừa là đòi hỏi từ thực tế, nhằm đưa Hà Nội trở thành một trung tâm lớn, tiêu biểu hàng đầu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Để khâu đột phá này thực sự có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp sức cho Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, tôi cho rằng, cần làm rõ thêm những giải pháp ưu tiên, tập trung tác động vào đó. Do đó, tôi đề nghị khâu đột phá thứ ba, đó là: “Ưu tiên phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực của thành phố để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao…”. Bởi lẽ, có đặt khâu đột phá là ưu tiên phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và nhất là đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, ở mọi lĩnh vực, thì Thủ đô mới đi đầu cả nước trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xây dựng đô thị thông minh.
Về cơ bản, tôi tán thành những nội dung giải pháp phát triển giáo dục Thủ đô tại dự thảo Báo cáo chính trị, điều đó thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ thành phố trong việc thúc đẩy giáo dục phát triển toàn diện. Dự thảo đã đặt ra một vấn đề hết sức mạnh mẽ là “Phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng Thủ đô thực sự là một trung tâm lớn, tiêu biểu hàng đầu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế…”.
Muốn thực hiện được mục tiêu “phát huy tối đa các nguồn lực” cho sự phát triển của giáo dục, tôi đề xuất xây dựng chỉ số tham gia phát triển giáo dục của từng địa phương và có sự đánh giá hằng năm, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy chính quyền các cấp vào nhiệm vụ chăm lo sự nghiệp giáo dục, khắc phục tình trạng ỷ lại, sự thiếu đồng hành.
Để đạt mục tiêu này, ngoài yếu tố cơ sở vật chất trường lớp và vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo, cần làm rõ những cơ chế, chính sách đặc thù để các cơ sở giáo dục của Thủ đô được tự chủ, được ưu tiên giúp nhà giáo học tập, bồi dưỡng về năng lực và phẩm chất, được chọn lọc thường xuyên để có đội ngũ chất lượng cao, tạo điều kiện cho nhà giáo phát huy nội lực, nâng cao năng lực chuyên môn về mọi mặt.
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có những tiêu chí, phẩm chất nào?
Năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được coi là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề.
Những chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề trong nhiều năm qua đã khẳng định chủ trương phát triển đào tạo nghề của Đảng và Nhà nước là rất đúng đắn, tạo ra bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, mau lẹ trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ, cho đến môi trường sinh thái, khí hậu, bệnh tật và đói nghèo...
Những xu thế thay đổi này vừa là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng bứt phá để đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, nhưng cũng là những thách thức không nhỏ mang tính thời đại mà Việt Nam phải vượt qua.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động cũng diễn ra ngày càng phức tạp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt.
Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến nay đã có 582 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để có thể tham gia giảng dạy các chương trình được chuyển giao từ Úc và Đức.
Do vậy chiến lược đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phù hợp với xu thế của thế giới là một trong những điều kiện quan trọng để lao động Việt Nam có thể hội nhập với thế giới.
Năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được coi là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề.
Vậy, việc đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo những năm qua được triển khai như thế nào?
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Lê Quân đã chỉ ra nhiều vấn đề trong việc xây dựng, đào tạo, chuẩn hóa cán bộ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Theo Thứ trưởng Lê Quân, chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đã xác định "Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề" là một trong 2 giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 coi "Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục" là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược.
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từng bước được nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Hình ảnh dạy học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Trong giai đoạn 2011-2015, chất lượng đội ngũ nhà giáo đã từng bước được nâng cao góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó, nhiệm vụ chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần phải được tiếp tục đổi mới toàn diện với mục tiêu đạt chuẩn ở các cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế để ngày càng nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Nói về các chuẩn hóa và nâng lực chuyên môn của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thứ trưởng Lê Quân cho biết, theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: Năng lực chuyên môn (Trình độ đào tạo, kỹ năng nghề; Trình độ ngoại ngữ, tin học); Năng lực sư phạm và Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
Các nhà giáo được bồi dưỡng đạt chuẩn cho nhà giáo giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN để tham gia thí điểm đào tạo các chương trình được chuyển giao chương trình từ nước ngoài.
Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành nghề tự động hóa tại Phòng học công nghệ 4.0. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Về các kết quả đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, Thứ trưởng Lê Quân cho biết, từ năm 2016 đến nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được triển khai đạt một số kết quả sơ bộ.
Cụ thể, công tác bồi dưỡng chuẩn hóa ở trong nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành 03 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp theo năng lực thực hiện cho 03 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp).
Trong đó, 1.700 nhà giáo đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao phương pháp sư phạm cho 15.000 nhà giáo.
Bộ Lao động thương binh và Xã hội cũng đã xây dựng 36 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề và tổ chức bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho gần 1.000 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ; Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho khoảng 1.000 nhà giáo dạy các nghề được đầu tư trọng điểm các cấp độ; Tổ chức xây dựng 10 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ...
"Chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế", Thứ trưởng Lê Quân khẳng định.
Lại Cường
Theo giaoduc.net.vn
Ký kết hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng cao Đại học Đông Á (Đà Nẵng) và Học viện EHLE Nhật Bản ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng cao. Ngày 7/7, Học viện EHLE Nhật Bản, Công ty CP Morikosan và Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng...