Tiếp tục thi tiếng Hàn cho LĐ về nước đúng hạn
Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, trong hai ngày 21 và 22/11, sẽ nhận hồ sơ đăng ký dự kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn cho lao động về nước đúng thời hạn, có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc.
Dự kiến, kỳ kiểm tra tiếng Hàn diễn ra vào ngày 3/12 tới. Nếu vượt qua kỳ kiểm tra, lao động sẽ rút ngắn được các thủ tục tái nhập cảnh, được đăng ký và bố trí việc làm nhanh hơn.
Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết: Mặc dù năm 2012, phía Hàn Quốc đã tạm dừng tiếp nhận lao động mới sang làm việc tại Hàn Quốc, nhưng với lao động đã làm việc tại Hàn Quốc trở về nước đúng thời hạn, thì phía bạn vẫn tạo điều kiện cho những lao động này được kiểm tra tiếng Hàn và có thể sang Hàn Quốc làm việc.
Lao động trở về từ Hàn Quốc đang chật vật tìm việc làm trong nước
Video đang HOT
Theo ông Minh, người lao động nếu muốn đăng ký làm việc với chủ sử dụng lao động cũ, nơi trước đây họ từng làm việc, thì nên lựa chọn những ngành nghề mà đã làm trước đó.
Cụ thể, đối tượng đăng ký kiểm tra lần này là người lao động đã được tái tuyển dụng, tự nguyện về nước đúng thời hạn hoặc trước thời điểm hết hạn được phép cư trú tại Hàn Quốc (thời điểm về nước: từ ngày 01/01/2010 trở lại đây); có ngày sinh trong khoảng thời gian từ ngày 22/11/1972 đến ngày 21/11/1994. Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển ở những ngành nghề như: sản xuất chế tạo, nông nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp và dịch vụ.
Theo quy định của Hàn Quốc, những người tham gia đợt kiểm tra phải đạt số điểm từ 80 trở lên/trong tổng số 120 điểm. Nguyên tắc là lấy từ điểm cao xuống, cho tới khi đủ hạn ngạch theo số lượng phân bổ đối với từng ngành nghề.
Theo 24h
Đãi ngộ giáo viên là then chốt đổi mới giáo dục
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, nếu không tạo được một cơ chế sử dụng, đánh giá, đãi ngộ tương xứng thì nhà giáo không yên tâm sống với nghề và điều này ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục.
Nói về sức hút của ngành sư phạm kém đi, ông Hiển lý giải:
Có ba lý do để điểm đầu vào của các trường sư phạm thấp. Trước hết là thu nhập của giáo viên từ tiền lương vẫn thấp so với nhiều ngành nghề khác.
Thứ hai, nếu như những năm trước đây chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm thì hiện giờ chính sách này không còn hấp dẫn. Còn một lý do khác, học xong nguy cơ không xin được việc cao thì người ta không dám học.
Không chỉ đầu vào thấp mà quá trình đào tạo của các trường sư phạm hiện cũng không hoàn toàn hứa hẹn sẽ cho ra lò những sản phẩm có chất lượng cao, ông nghĩ sao?
Đúng là chương trình đào tạo của trường sư phạm hiện nay nó có nhiều nội dung yếu. Bộ cũng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm nhưng nhìn chung chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
Một trong những điểm yếu nhất của các trường sư phạm là chưa coi trọng dạy thực hành nghề nghiệp. Nội dung đào tạo mới chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức chuyên môn cho giáo sinh còn kiến thức, kỹ năng sư phạm chưa được quan tâm.
Ngay cả trong đào tạo chuyên môn, các thầy cũng chỉ thuần dạy kiến thức chuyên môn mà ít quan tâm tới yếu tố sư phạm trong môn chuyên môn đó. Đào tạo toán, lý ở sư phạm mà chẳng khác gì đào tạo toán lý ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên! Phương pháp chưa đổi mới, chưa thành hình mẫu cho sinh viên sư phạm học về phương pháp dạy học.
Trong các trường sư phạm có phần chưa coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức nhà giáo cho sinh viên sư phạm. Hiện nay, một số trường do phải đối mặt với khó khăn khi tuyển đầu vào ngành sư phạm nên chuyển sang đào tạo đa ngành. Điều này khiến chất lượng đào tạo sư phạm vốn đã thấp, nay càng ít được quan tâm.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển
Để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, có nên thay đổi bắt đầu từ cách tuyển sinh cho ngành sư phạm?
Tôi ủng hộ việc này nếu như làm được. Sư phạm là một nghề có tính đặc thù, nó đòi hỏi người làm nghề phải có năng khiếu. Nhưng trong bối cảnh có người vào học sư phạm đã quý rồi thì rất khó. Chỉ khi nào thí sinh thi vào với điểm đầu vào cao thì may ra chúng ta mới sàng lọc được người có tố chất sư phạm vào sư phạm.
Tuy nhiên, chất lượng tuyển sinh được như thế nào cũng còn do các trường sư phạm. Một khi mà các trường xem nhu cầu tuyển đông sinh viên vào để dạy hơn nhu cầu nâng cao chất lượng thì vấn đề này càng đáng báo động.
Dù giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu nhưng nghề giáo chưa được đãi ngộ tương xứng. Ảnh: QH
Ông có nói tới việc đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội. Điều này có vẻ hơi mâu thuẫn vì ngành giáo dục vừa là nơi đào tạo vừa là nơi sử dụng lao động?
Ngành giáo dục nói đào tạo theo nhu cầu của xã hội nhưng mà đào tạo cho chính ngành chưa bám sát nhu cầu xã hội, đấy là cái yếu. Điều này khó không chỉ vì từ trước đến nay ta chưa làm mà còn do mâu thuẫn giữa các mong muốn.
Chúng ta muốn tăng cường quyền tự chủ nhưng lại muốn được điều tiết theo nhu cầu xã hội. Một trường không thể làm được việc này mà cần có cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô điều tiết.
Theo một nghiên cứu gần đây của quỹ Hòa Bình thì 40% giáo viên trả lời không khi được hỏi nếu được chọn lại thì có chọn ngành sư phạm không. Con số đó có làm ông sốc?
Tôi tin số liệu đó phản ánh đúng thực tế. Ít nhất cũng phải đến 40% giáo viên không yên tâm với nghề, đó là một sự thật đau lòng. Người ta hay nói tới yếu tố lương thấp để lý giải thực tế này.
Từ vấn đề lương nảy sinh nhiều hệ lụy tiêu cực. Thật ra các vấn đề tiêu cực trong giáo dục xảy ra phần lớn ở khu vực đô thị - nơi diễn ra sự phân hóa xã hội sâu sắc.
Về lương giáo viên, Bộ có đề xuất phương án thay đổi nào trong thời gian tới? Hoặc có thể đổi mới cách trả lương, chẳng hạn trả lương theo chất lượng?
Bộ đề xuất nên thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 khóa 8 (năm 1996), rằng thang bảng lương giáo viên cao nhất trong các ngành hành chính sự nghiệp bên cạnh việc giáo viên được hưởng một số phụ cấp như hiện nay.
Thực tế lương giáo viên còn thấp hơn so với nhiều ngành khác. Việc trả lương theo chất lượng công việc cũng là điều nên làm.
Theo quan điểm của lãnh đạo Bộ GD&ĐT thì đổi mới chế độ đãi ngộ chính sách với giáo viên là khâu đột phá?
Đột phá hay không tôi không dám nói nhưng chắc chắn đó là giải pháp then chốt, thậm chí là yếu tố quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục. Giáo viên chính là lực lượng thực hiện đổi mới.
Nếu họ không làm, không tâm huyết thì làm sao đổi mới được? Trong các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chúng tôi cho rằng cần có những chính sách đãi ngộ tốt để từ đó tạo động lực cho giáo viên tích cực rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn.
Cảm ơn ông !
Theo Quý Hiên (Tiền Phong)
Nỗi lòng sinh viên sư phạm Sinh ra ở vùng quê nghèo, gia đình lại khó khăn nên ngay từ nhỏ tôi đã có ý thức muốn thoát nghèo thì phải học. Để thực hiện ước mơ đó, tôi đã phải cố gắng rất nhiều trong suốt hành trình dài dằng dặt mười hai năm trời. Năm lớp 12 đứng ở ngã ba đường lựa chọn ngành nghề, tôi...