Tiếp tục không kích ở Syria, Israel đang tỏ thái độ “lệch sóng” Nga?
Trong khi Nga đang phòng bị trước cuộc tấn công từ Mỹ, một cuộc tấn công bất ngờ dường như lại đến từ Israel – đối tác mà Moscow tưởng chừng như đã giải quyết xong khúc mắc từ trước đó.
Israel luôn bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công ở trong lãnh thổ Syria thời gian qua.
Cuộc không kích mới đây và lời đe dọa mà giới lãnh đạo Israel đưa ra cho thấy nước này có thể phản ứng với bất kỳ mối đe dọa nguy hiểm nào – ngay cả khi điều đó “lệch sóng” với những thỏa thuận của Nga.
Israel đã trở lại?
Loạt báo cáo về cuộc tấn công mới nhất ở Syria cuối tuần qua đã đưa ra những thông tin trái chiều. Theo đó, các nguồn tin đầu tiên đều khẳng định, cuộc không kích được thực hiện ở một căn cứ không quân gần Thủ đô Damascus hôm 2/9 là do Israel thực hiện.
Tuy nhiên, lần này phía Syria lại tuyên bốkhông có cuộc không kích nào mà đây chỉ là sự cố chập điện, một động thái khá bất ngờ khi chính quyền Syria trong vòng hai năm qua đã nhiều lần cáo buộc Israel đứng đằng sau thực hiện các cuộc tấn công, trong khi Israel luôn im lặng không lên tiếng.
Tiếng nổ được cho là xảy ra ở kho vũ khí thuộc căn cứ không quân Mazzeh đã được nghe thấy một cách rõ ràng ở Damascus, nhưng không giống như các cuộc tấn công trước đó, không có hỏa lực phòng không nào từ phía Syria được ghi nhận là đã triển khai để phản ứng trước vụ việc.
Ngay tiếp sau đó, vào sáng ngày 3/9, lại có thêm một báo cáo khác về một cuộc tấn công vào đoàn chuyên chở của lực lượng Iran và lực lượng dân quân Shi’ite, gần căn cứ của người Mỹ ở Al-Tanf, miền nam Syria.
Tám người đã thiệt mạng trong vụ việc đó, bao gồm cả các chiến binh và dân quân Iran.
Trong quá khứ các vụ đánh bom vào đoàn chuyên chở ở khu vực này thường bị gán cho cả Israel và Mỹ. Đây là con đường mà đoàn vận tải mang theo vũ khí từ Iran và Iraq đến Syria và Lebanon.
Hành lang Đông-Tây mà Iran nỗ lực thiết lập trong hai năm qua đang trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.
Video đang HOT
Mới đây, Reuters cũng vừa đưa tin về động thái chuyển tên lửa tầm trung của Iran sang Iraq. Đây được coi là khu vực trung chuyển vũ khí giữa Iran và Syria, nơi thường xuyên bị Israel bắn phá.
Các lãnh đạo cấp cao của Israel, bao gồm Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman vài ngày gần đây đã bày tỏ phản ứng công khai về sự hiện diện của Iran tại Syria.
Trong bối cảnh liên tục có các chuyến thăm của phái viên Mỹ đến Israel và những quan chức Iran cấp cao đến Syria, một lần nữa lại nổi lên thông tin cho rằng Israel không hoàn toàn hài lòng với thỏa thuận với Nga trong việc giữ lực lượng Iran cách xa biên giới nước này.
Đây cũng có thể là nguyên do khiến cho Israel tiếp tục thực hiện bằng cuộc không kích mới nhất ở căn cứ không quân Mazzeh, mặc dù chưa có lời cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
Moscow đã giữ cam kết của mình để giữ người Iran ở khoảng cách 85 km từ biên giới với Israel ở Cao nguyên Golan, nhưng cam kết này lại không có hiệu lực với Damascus, theo như cách hiểu của Tel Aviv.
Trong những tuần gần đây, sau khi chính quyền Assad hoàn thành việc tiếp quản miền nam Syria, sự bình yên đã hiện hữu trong khoảng thời gian ngắn khi Tel Aviv tạm thời không có các động thái tấn công Iran ở sâu trong lãnh thổ.
Các cuộc tấn công lực lượng Iran của Israel có thể tiếp diễn.
Nhưng với cuộc tấn công bị cáo buộc ở căn cứ không quân Mazzeh, Israel dường như đang phát tín hiệu rằng nước này sẽ trở lại các hoạt động bình thường của mình.
Theo Haaretz, chỉ cần điều gì đó được xác định là mối nguy hiểm, Israel có quyền đưa ra câu trả lời của riêng mình, bất chấp việc đi lệch ra khỏi thỏa thuận với Moscow.
Nga tính toán nhầm?
Trước đó, các nguồn tin từ Syria đều cho biết, quân đội Nga đã cảnh báo chính quyền Tổng thống Assad về khả năng phương Tây sẽ tiến hành không kích nhằm vào một căn cứ không quân của Damascus.
Ngay sau những lời cảnh báo trên, căn cứ không quân Mazzeh gần Damascus đã được đặt trong trạng thái báo động cao, nhằm đề phòng một cuộc tấn công tên lửa từ Mỹ.
Nga cũng thông báo sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có ở Địa Trung Hải từ ngày 1- 8/9, với sự tham gia của 26 tàu quân sự, trong đó có 2 tàu ngầm và 34 máy bay.
Động thái này được đưa ra sau khi người phát ngôn bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Syria với cái cớ tiếp tục là “ vũ khí hóa học”.
Tuy nhiên, đã không có cuộc tấn công nào của phương Tây được đưa ra. Thay vào đó, cuộc tấn công rạng sáng 2/9 lại tiếp tục hướng các cáo buộc về phía Israel.
Nếu thực sự Israel là quốc gia đứng đằng sau, điều này cho thấy rằng cuộc tranh cãi về sự hiện diện của Iran ở Syria giữa Moscow và Tel Aviv vẫn chưa thể có được một giải pháp đồng nhất, thỏa đáng cho cả hai.
Theo nguoiduatin
Nếu Mỹ tấn công vào Idlib, thất bại sẽ nặng hơn?
Chuyên gia quân sự tin rằng, nếu Mỹ thực hiện kế hoạch tấn công vào tỉnh Idlib thì họ sẽ nhận thất bại nặng nề hơn các cuộc tấn công trước đó.
Nga sẽ can thiệp vào kế hoạch tấn công tên lửa vào Syria của Mỹ.
Người Mỹ đang có ý định thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào Syria, và nhiều khả năng sẽ tấn công vào khu vực tỉnh Idlib sau khi cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở khu vực này. Trước đó, họ đã đưa các tàu chiến với số lượng tên lửa rất lớn tiến vào khu vực biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, trong một số điều kiện, cuộc tấn công này sẽ không hiệu quả.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng Thông tấn liên bang FAN, chuyên gia quân sự nổi tiếng Konstantin Sivkov cho biết rằng, hiện nay tình hình ở tỉnh Idlib càng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn. Người Mỹ sử dụng kịch bản cũ, cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học và tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào khu vực này.
Trước động thái này của Mỹ, Nga đã can thiệp vào kế hoạch này bằng cách đưa tới bờ biển Địa Trung Hại một hạm đội tàu chiến siêu mạnh gồm 10 tàu mặt nước và hai tàu ngầm, phần lớn đều mang theo tên lửa hành trình Kalibr. Thậm chí, Nga còn lên kế hoạch tổ chức cuộc tập trận từ 1/9 đến 8/9 ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, Nga cũng tiết lộ vị trí xuất hiện một lượng lớn khi clo - thành phần chính của vũ khí hóa học.
So với những lần trước, rõ ràng lần này Nga hành động cứng rắn hơn và nếu kèm theo một tuyên bố cứng rắn nữa, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải lo ngại. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, động thái này của Nga sẽ buộc Mỹ phải điều chỉnh kể hoạch của họ, nhưng chắc chắn họ sẽ không từ bỏ kế hoạch của mình.
"Và việc họ tiếp tục thực hiện kế hoạch này dưới sự giám sát chặt chẽ từ phía Nga, có thể khiến họ nhận thất bại nặng nề", chuyên gia Sivkov nhận định.
Nên nhớ rằng, Idlib là trận chiến quan trọng cuối cùng trong cuộc chiến kéo dài ở Syria, chỉ cần giành quyền kiểm soát khu vực này quân đội Syria sẽ giành thắng lợi và vai trò của Nga cũng hoàn thành.
Vì vậy, lần này, Nga sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ. Rõ ràng nếu Nga biết chính xác vị trí Mỹ sẽ tấn công, các cuộc tấn công này sẽ bị vô hiệu hóa và hoàn toàn không hiệu quả.
Và trong trường hợp này thất bại của Mỹ còn tủi nhục hơn các cuộc tấn công trước đó. Nhớ lại rằng, vào tháng 4 năm nay, Anh, Mỹ và Pháp từng bắn phá Syria để trừng phạt chính quyền Assad về một vụ tấn công khí độc Clo nhằm vào dân thường ở Douma, ngoại ô thủ đô Damacus.
Một năm trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ra lệnh nã nhiều tên lửa Tomahawk vào Syria với cáo buộc chính phủ Assad sử dụng khí sarin nhằm vào dân thường ở Khan Sheikhoun.
Những lần trước các hệ thống phòng thủ thời Liên Xô của quân đội Syria đã đẩy lùi các cuộc tấn công của liên minh do Mỹ đứng đầu và Nga hoàn toàn không tham gia. Tuy nhiên, lần này Nga hoàn toàn có thể đáp trả nhằm đạt được mục đích cuối cùng ở tỉnh Idlib.
Idlib nằm ở tây bắc Syria, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi cư trú của khoảng 3 triệu dân. Tỉnh này sự hiện diện hàng chục nghìn các chiến binh thánh chiến và phần tử al-Qaeda nhưng cũng là nơi sinh sống của nhiều dân thường cùng quân nổi dậy chống chính phủ đến từ các vùng miền khác của Syria và sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Trận chiến ở khu vực này được coi là trận đánh cuối cùng trong cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua ở Syria. Tuy nhiên quân đội Syria đang gặp khó khăn ở khu vực này, đặc biệt là vấn đề nhân đạo. Nếu Tổng thống Assad hạ lệnh tấn công giành lại Idllib thì 2,5 triệu người có thể sẽ rời bỏ nhà cửa kéo tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra một cuộc khủng hoảng tị nạn mới. Vì vậy, họ đang tìm mọi biện pháp kêu gọi các bên đàm phán nhằm giảm thương vong.
Theo Minh Tú
Báo Đất Việt
Syria "căng như dây đàn" trước cuộc chiến cuối cùng Tại khu vực tây bắc Syria, nơi tập trung khoảng gần 3 triệu người, quân đội chính phủ Syria và phe đối lập đều đang chuẩn bị cho một "cuộc chiến cuối cùng" ở Idlib. Đây có thể sẽ là bước ngoặt cho Syria sau 7 năm nội chiến, nhưng có thể là một thời khắc nguy hiểm nhất. Idlib được coi là...