Tiếp tục gương mẫu, truyền lửa tình yêu nước cho thế hệ trẻ
Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh khẳng định, Hội Cựu chiến binh sẽ cùng với các hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân tiếp tục gương mẫu, trở thành những tấm gương sáng truyền lửa tình yêu nước, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam đến các thế hệ trẻ.
Chiều 27/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội nghỉ hưu nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2018), 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2018).
Hơn 900 cán bộ cao cấp Quân đội nghỉ hưu đã tham gia buổi gặp mặt
Đến dự có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo Thành phố cùng hơn 900 tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, cán bộ cao cấp Quân đội đã nghỉ hưu và đại diện gia đình của các cán bộ Quân đội đã mất trên địa bàn Thành phố.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã thông tin đến các tướng lĩnh, cán bộ Quân đội cao cấp đang nghỉ hưu trên địa bàn một số tình hình nổi bật về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của Thành phố trong năm qua.
Theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, trong năm 2018, do quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, Thành phố đã đạt và vượt 17 chỉ tiêu trong 20 chỉ tiêu kinh tế – văn hóa – xã hội theo kế hoạch năm. Điểm sáng của kinh tế thành phố trong năm qua là kinh tế vẫn duy trì vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn quy mô kinh tế cả nước chiếm 23,97%, cao hơn năm 2017 (23,41%), năm 2016 (23,45%) và cao nhất từ trước đến nay. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,07 tỷ đô la Mỹ, đạt mức cao nhất cả nước (năm 2017 là 6,6 tỷ USD, năm 2016 là 3,78 tỷ USD) và chiếm 22% tổng đầu tư nước ngoài cả nước năm 2018. Kinh tế Thành phố trong năm qua tiếp tục tăng trưởng theo chiều sâu, phát huy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ tiên tiến, năng suất lao động khoảng 293 triệu đồng/lao động/năm gấp 2,95 lần năng suất lao động cả nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện thân mật với các đại biểu
Ngoài ra, Thành phố tiếp tục là địa phương thu ngân sách lớn nhất cả nước, ước đạt 369.621 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,21% tổng thu ngân sách cả nước.
Các mặt công tác trên nhiều lĩnh vực cũng đạt được nhiều thành quả từ việc triển khai các giải pháp mới trong năm 2018 được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình và đánh giá cao.
Bên cạnh các thông tin kinh tế, xã hội, tại Hội nghị, đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cũng thông tin với các tướng lĩnh, cán bộ cao cấp Quân đội nghỉ hưu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh.
Theo đồng chí Võ Thị Dung, trong năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp Thành phố qua đã phát huy tốt vai trò phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội nhất là tập trung đổi mới phương thức hoạt động, phát huy đội ngũ chuyên gia, người có uy tín trong cộng đồng, các hội đồng tư vấn để nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội đối với các vấn đề nhân dân quan tâm.
Video đang HOT
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh xác định trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác Đảng năm 2019 sẽ tập trung vào thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội và Đề án xây dựng Đô thị thông minh; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; xây dựng đội ngũ cán bộ trở thành hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền với nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong năm 2019 và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Thay mặt các tướng lĩnh, cán bộ cao cấp Quân đội đã nghỉ hưu trên địa bàn Thành phố, Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo thành phố đã quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân dịp kỷ niệm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời khẳng định, Hội Cựu chiến binh thành phố sẽ cùng với các hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân của thành phố tiếp tục gương mẫu, trở thành những tấm gương sáng truyền lửa tình yêu nước, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam đến các thế hệ trẻ.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi gặp mặt
Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã chia sẻ với các cán bộ cao cấp Quân đội nghỉ hưu trên địa bàn thành phố về một số vấn đề hiện đang được dư luận quan tâm. Trong đó có việc triển khai các dự án lớn hiện nay trong như: Dự án Thủ Thiêm, Dự án đường sắt đô thị; Việc khởi tố một số cán bộ chủ yếu sai phạm trong công tác quản lý…
Cũng tại buổi gặp gỡ, Bí thư Thành ủy cũng một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định, Thành phố tiếp tục giữ vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước với các con số ấn tượng như báo cáo của Chủ tịch UBND Thành phố vừa trình bày.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, năm 2019, bối cảnh trong nước và thế giới tác động, Thành phố sẽ có những thuận lợi song cũng đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho rằng, với những hạn chế chúng ta cần đối diện với nó để khắc phục. Năm 2019, Đảng bộ Thành phố xác định đây là năm tăng tốc, quyết liệt, là thời cơ để Thành phố thi đua nước rút, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu Đại hội X Đảng bộ Thành phố đề ra. Đây cũng là năm Thành phố xác định là năm Cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là dịp để hệ thống chính trị của chúng ta cùng nhìn lại, khuyến khích phát huy sáng tạo của nhân dân để phát triển Thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ trong thời gian tới được Bí thư Thành ủy báo cáo với các đại biểu, đó là Thành phố sẽ tiến hành rà soát các chương trình đột phá để phát huy hiệu quả, luôn bám sát thực tiễn và có giải pháp phù hợp. Thành phố cũng chú trọng đổi mới sáng tạo, phát huy sự năng động của nguồn lực con người bên cạnh các nguồn lực sẵn có của Thành phố. Cùng với đó là Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động giám sát đối với các cơ quan, cán bộ, công chức, đảng viên; đồng thời đánh giá dựa vào thước đo sự hài lòng của người dân.
Nhấn mạnh năm 2019 là thời cơ để thành phố tăng tốc, đạt mục tiêu đề ra, lãnh đạo thành phố bày tỏ mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ, ủng hộ của các cán bộ cao cấp nghỉ hưu, các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, đặc biệt là nhân dân thành phố để cấp ủy, chính quyền thành phố có thêm động lực, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ./.
V.Lê-P. Cường
Theo ĐCSVN
Người viết tiếp về huyền thoại Biệt động Sài Gòn
Hàng chục năm lần mò kiếm tìm nhân chứng từ "kho" tài liệu và cả chuyện kể của người cha - cựu chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai, anh Trần Vũ Bình đã tìm kiếm, khôi phục lại khá nhiều di tích từng là cơ sở của Biệt động Sài Gòn giai đoạn 1968 trở về trước.
Du lịch tìm hiểu về Biệt động Sài Gòn hút khách Kỳ quan "độc nhất vô nhị" của biệt động Sài Gòn Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định và ký ức Mậu Thân hào hùng Lực lượng an ninh và biệt động Sài Gòn trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 Người phụ nữ - nguyên mẫu phim "Biệt động Sài Gòn" từ chối danh hiệu Anh hùng2
Hàng ngàn tài liệu, hiện vật liên quan đến lực lượng này cũng đã được anh kiếm tìm, lưu giữ. Trong đó, một số hiện vật đặc biệt đã được trao tặng lại cho các bảo tàng của Quân đội. Có địa chỉ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nhưng, ít ai biết, đằng sau khối tài liệu, hiện vật và di tích khá đồ sộ này là một hành trình nhiều nhọc nhằn, thậm chí không ít đắng cay mà nếu không đủ sự kiên trì và quyết tâm, người đàn ông này khó thực hiện được.
Có lẽ, chỉ vài năm gần đây, cùng với thông tin về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được nhắc đến nhiều hơn, rộng hơn, câu chuyện về cựu biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (chủ thầu khoán Dinh Độc Lập - tỷ phú Mai Hồng Quế) và 2 bà vợ biệt động: Đặng Thị Thiệp và liệt sĩ Phạm Thị Chinh mới thực sự được nhiều người biết đến. Câu chuyện về gia đình biệt động này cũng đã được tái hiện qua bộ phim rất nổi tiếng nhiều năm về trước: "Biệt động Sài Gòn".
AHLLVT Trần Văn Lai lúc sinh thời bên một chiếc xe vận chuyển vũ khí đánh Dinh Độc Lập năm 1968 được chuộc về sau giải phóng.
Nhưng, nói như cách chia sẻ của anh Trần Vũ Bình là lực lượng biệt động giai đoạn từ 1968 trở về trước gần như bị lãng quên. Bởi, sau Mậu Thân 1968, lực lượng này đã không còn tồn tại. Đất nước hòa bình, những người may mắn còn sống, trong đó có ông Trần Văn Lai trở lại với cuộc sống đời thường và phải đối diện với nỗi lo của "cơm, áo, gạo, tiền" như bao người khác.
Vừa cùng đồng đội san sẻ công việc bề bộn những ngày sau giải phóng, đồng lương ít ỏi không đủ nuôi đàn con dại, ông chủ thầu khoán giàu có thuở nào phải xoay trần giữ xe cho người đi chợ, làm máy xay cua bán, lấy tiền phụ vợ nuôi con.
Đã nhiều chục năm trôi qua, anh Bình vẫn nhớ như in hình ảnh người cha cẩn trọng, tỉ mỉ lau từng hiện vật sờn cũ đến sạch bong trong căn nhà có bề ngang chỉ hơn 2m bên chợ Vườn Chuối - ngôi nhà từng là hầm chứa vũ khí được ông xây dựng và là nơi xuất phát của Đội 5 biệt động đánh Dinh Độc Lập Tết Mâu Thân 1968. Anh càng không thể quên hình ảnh ông run run vơ hết mớ tiền lẻ trong hộc tủ ngay tại bãi giữ xe để giúp người đồng đội cũ vốn là giao liên cho ông từ thời kháng chiến nhưng đang gặp khó khăn.
Chuyện ông được phát tem phiếu, mua tô phở, về đổ nước sôi, pha thêm muối, nhìn các con xì xụp chan cơm nguội ăn ngon lành rồi hướng ánh nhìn về xa vắng cứ như thước phim quay chậm được anh "tua đi tua lại". Chính những chuyện như thế đã thôi thúc anh "phải làm gì đó" để những người lính biệt động năm nào không rơi vào quên lãng.
Đầu mối đầu tiên là những chuyện anh nghe ba kể lúc cha con thủ thỉ tâm sự. Sau đó là những lần lén mở chiếc hòm lớn, lúc nào cũng được ông cẩn thận cất rất kỹ trong nhà. Có lẽ cũng vì nhận thấy con trai đặc biệt quan tâm đến chuyện cũ, người xưa nên những chuyến đi tìm kiếm lại tư liệu, hiện vật về Biệt động Sài Gòn theo yêu cầu của Quân đội, ông Trần Văn Lai luôn dắt theo con, kể tỉ mỉ từng chuyện.
Anh Trần Vũ Bình nhớ lại: Vào năm 1976, bên Quân đội yêu cầu ba anh tìm lại một số phương tiện vận chuyển vũ khí và chiến sĩ biệt động đánh các mục tiêu quan trọng dịp Tết Mậu Thân 1968. Trong đó, chiếc xe Hino - Pickup biển số EC-6045 và Citroen fourgonnette, biển số NCE-345 chở vũ khí, chất nổ và các chiến sĩ biệt động Đội 5 đánh Dinh Độc Lập đã bị chính quyền Sài Gòn cũ tịch thu. Bằng kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lòng địch, ông xác định ngay, đầu mối đầu tiên phải là cơ quan Công an.
Nhờ tài liệu lưu trữ từ Công an TP Hồ Chí Minh, Cục Vận tải đường bộ, thuộc Tổng cục Giao thông Vận tải miền Nam, ông được biết, chiếc Hino Pickup biển số EC6045 bị địch cất kho. Mãi đến năm 1973, chúng mới đem ra bán đấu giá. Người trúng giá là bà Phạm Thị Suy ở ấp Thái Hòa, xã Tam Hiệp, TP Biên Hòa. Khi ông tìm tới thì xe đang được gia đình bà Suy để tận trên rẫy. Hiện tại, chiếc xe đã được chuộc lại và trao tặng Bảo tàng Đặc công tại Hà Nội.
Chiếc Citroen fourgonnette, biển số NCE-345 thì mất nhiều công sức tìm kiếm hơn. Bởi lẽ, xe được bán kiểu trao tay qua khá nhiều chủ. Đúng lúc "bí", ông Lai nhớ đến người đồng đội từng là chủ một gara nổi tiếng ở Sài Gòn cũ. Ông này là Dương Văn Đức, thường được biết đến với tên Hai Diện, chủ garage Citioen Hai Diện ở 499/20C đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, TP Hồ Chí Minh). Ông Đức cho hay, sau Tết Mậu Thân 1968 một thời gian, chiếc xe được một Thượng sĩ trong Phủ Tổng thống đem đến garage của ông sửa. Nhận ra xe của ông Lai và nghe chuyện của Thượng sĩ này, ông Đức đinh ninh là ông Lai đã hy sinh...
Từ sự chỉ dẫn của ông Đức, sau nhiều lần tìm tới các chủ xe để thương lượng, ông Lai và đồng đội, gia đình đã đưa được xe về. Xe trưng bày tại Nhà Truyền thống quận 3, TP Hồ Chí Minh trước khi được hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng gia đình anh Trần Vũ Bình và một số nhân chứng trong một lần tham quan di tích 113A Đặng Dung.
Những năm cuối đời, ông Trần Văn Lai bị bệnh, nhiều khi phải nằm một chỗ. Công việc kiếm tìm tư liệu, hiện vật cũ, ông chỉ dẫn cho con trai - anh Trần Vũ Bình thực hiện. Tuy nhiên, anh Bình đang là công chức Nhà nước, làm việc giờ hành chính, kinh phí lại có hạn. Giúp ba nên những ngày nghỉ, anh ít khi có mặt ở nhà. Ngày thường, chưa đến 6h sáng, anh đã ra khỏi nhà và thường nửa đêm mới kết thúc công việc. Anh chăm chút cho di tích với hiện vật nhiều đến nỗi, người thân trong nhà cũng càu nhàu, thậm chí còn cho người theo dõi xem thực ra anh làm những gì.
Sài Gòn ngỡ rộng và hẹp. Bởi, với dân chơi xe cổ và các "cò" - môi giới, xe nào, ai sở hữu, gần như họ đều nắm được cả. Quá trình tìm kiếm hiện vật, anh Bình được biết, các xe mà ông Trần Văn Lai sử dụng để vận chuyển vũ khí và lực lượng đánh Dinh Độc Lập năm 1968 được giới chơi xe cổ ưa chuộng. Người chơi xe lại thường dồi dào về tài chính và đã thích chiếc xe nào thì không muốn bán. Biết khách tìm tới là một công chức quèn nên chủ nhà không thèm tiếp là chuyện thường. Một đại gia nổi tiếng trong "làng" xe cổ, bị quấy rầy nhiều lần, nổi giận mắng anh khùng, lo chuyện bao đồng. Sau cả chục bận đi tới đi lui, câu trả lời anh nhận được luôn là chủ nhà bận, đi vắng.
Thậm chí, có lần anh còn bị chủ nhà xua chó ra rượt đuổi. Về nhà buồn không ngủ nổi, nhưng lại nghĩ, nếu mình không làm thì có lỗi với cha, với các đồng đội của ông. Vì vậy, cách ít ngày anh lại tìm đến. Sau một lần chủ nhà đồng ý tiếp chuyện, nghe anh trình bày đầu đuôi cơ sự, ông dần chuyển thái độ. Không những chuyển nhượng lại xe, ông còn rất tích cực hỗ trợ anh tìm kiếm lại các hiện vật.
Dù vậy, việc tìm kiếm xe cũ vẫn không dễ. Có những xe như chiếc bán tải Peugour 203, sau cả chục lần đến hụt, khi anh Bình tìm được ở tận Lâm Đồng thì nó đã bị... cắt đôi, một nửa xe được cải tạo thành thùng xe công nông, nửa thân trên được chủ xe cải tạo thành xe khác. Việc phục dựng vô cùng phức tạp.
Với hệ thống hầm ngầm càng nhiều khó khăn hơn. Các hầm này được ông Trần Văn Lai xây dựng ngay trong nhà riêng để chứa ém vũ khí, tài liệu, che giấu cán bộ ra vào nội thành. Sau 1968, đến nay, các ngôi nhà này đang là tài sản cá nhân, đã được mua bán qua nhiều đời chủ và là tài sản có giá trị lớn. Khi Trần Vũ Bình tìm đến, chủ nhà còn nghi ngờ anh đang cố tìm lại kho tiền vàng lớn của cha anh hồi xưa. Cái lý của họ là thời ông Lai làm tỷ phú Mai Hồng Quế, chắc chắn đã đào hầm cất giấu nhiều tiền vàng. Vì vậy, họ không chịu chuyển nhượng lại.
Có cơ sở, hiện nay lại là nơi sinh sống của gia đình đồng đội, những người từng kề vai sát cánh hoạt động cùng ông Lai. Trong đó, quán cơm tấm Đỗ Phủ Đại Hàn tại 113A Đặng Dung, TP Hồ Chí Minh là một điển hình. Nếu lấy lại làm di tích, gia đình đồng đội của ông sẽ mất nhà cửa. Để hợp tình, hợp lý, họ đồng ý bán lại cho anh Bình theo hình thức trả góp. Sau hơn chục năm, tháng 4-2017, căn nhà chính thức được bàn giao lại.
Ngày gia đình anh Trần Vũ Bình tổ chức khui hầm, nhiều người sững sờ, không nghĩ một quán cơm đơn giản, đã tồn tại qua hàng nửa thế kỷ lại "ôm" trong nó một hệ thống hầm trú ém cùng những hộp thư từ, tài liệu được thiết kế vô cùng thông minh. Hiện nay, quán cơm tấm đã được phục dựng thành điểm tham quan kết hợp thưởng thức ẩm thực độc đáo.
Ngoài hệ thống hầm ngầm, khách còn được thưởng thức cà phê, cơm tấm theo đúng phong cách xưa, do chính người đã từng chế biến chúng trở lại nấu nướng, pha chế, phục vụ khách. Đây cũng là địa chỉ được tìm tới của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Theo Ngọc Nguyễn
Công an nhân dân
Sớm bổ sung, ban hành các quy chế hoạt động của văn phòng sau sáp nhập Chiều 26/12, Đảng ủy, cơ quan Văn phòng HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng và chuyên môn năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y dự và chỉ đạo hội nghị. Trong năm, Văn phòng HĐND tỉnh đã tham mưu, phục vụ HĐND,...