Tiếp tục giảm lãi suất điều hành hỗ trợ nền kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục giảm lãi suất điều hành và lập các đoàn công tác làm việc tại các địa phương nhằm nắm bắt tình hình thực hiện các giải pháp của ngành ngân hàng để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh…
Phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng – kế hoạch và đầu tư – tài chính
ại diện hệ thống ngân hàng phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HQT VietinBank Lê ức Thọ chia sẻ, cùng với hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM), VietinBank đã triển khai có kết quả các giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19. Các chương trình tín dụng thiết thực, lãi suất cho vay thấp hơn nhiều so với trước khi có dịch bệnh, giảm mạnh phí dịch vụ.
Ngân hàng cũng đã phối hợp chặt chẽ với khách hàng đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng khách hàng, nhóm khách hàng để cơ cấu lại hoạt động, khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phát triển tiếp.
Bên cạnh đó, hệ thống tiếp tục cải cách mạnh mẽ quy trình, thủ tục, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Ứng dụng rộng rãi các giải pháp ngân hàng trên kênh điện tử, thuận tiện, an toàn, bảo mật.
Hệ thống ngân hàng đã triển khai đường dây nóng, các kênh thông tin trực tiếp để chủ động ghi nhận và giải quyết kịp thời những nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Bất kể nhu cầu cần thiết nào của doanh nghiệp đều có thể phản ánh qua các kênh thông tin này để xem xét giải quyết.
“Với độ mở kinh tế cao, dự báo kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn và ngành ngân hàng là một trong những ngành chịu tác động lớn nhất của dịch bệnh do sụt giảm nhu cầu tín dụng và khách hàng giảm khả năng trả nợ đến hạn, tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu của nền kinh tế. Vì vậy, các NHTM rất cần sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ từ các doanh nghiệp và sự hỗ trợ bằng các giải pháp, chính sách kịp thời của Chính phủ và các ngành, các cấp”, ông Thọ nói.
Cụ thể, về phía doanh nghiệp, ông Thọ đề nghị các doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai các phương án, dự án thực sự khả thi, tập trung các nguồn lực thực hiện có kết quả, cân đối được nguồn trả nợ; tăng cường phối hợp chặt chẽ với NHTM, minh bạch tài chính, chứng minh khó khăn, thiệt hại để đúng đối tượng hỗ trợ, không trục lợi chính sách đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng.
ây là cơ sở để doanh nghiệp phục hồi và phát triển, bảo đảm chất lượng, hiệu quả tín dụng, phục hồi phát triển nền kinh tế.
Video đang HOT
“Tận dụng cơ hội tái cấu trúc hoạt động sản xuất – kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tham gia chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ và minh bạch dòng tiền, tạo cơ sở xem xét thay thế các hình thức thế chấp tài sản khi vay vốn, chủ động phát triển, đủ khả năng thích ứng với biến động thị trường”, ông Thọ nói.
Cũng theo ông Thọ, NHTM là doanh nghiệp, cần bảo đảm kinh doanh chất lượng, hiệu quả, an toàn. Việc hỗ trợ giảm lãi suất và phí dịch vụ của các NHTM bản chất là chia sẻ của các ngân hàng từ nguồn vốn tự huy động, cắt giảm chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Do đó, có những giới hạn nhất định và rất cần sự đồng hành, chia sẻ, hợp tác chặt chẽ, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác để cùng khắc phục khó khăn, phát triển hiệu quả, bền vững.
ối với Chính phủ và các ngành, các cấp, ông Thọ kiến nghị Chính phủ phê duyệt sửa đổi Nghị định 91/2015/N-CP ngày 13/10/2015 và phê duyệt phương án tăng vốn tự có cho các NHTM có vốn nhà nước, để các ngân hàng này mở rộng tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tái cơ cấu hoạt động, đón đầu các cơ hội mới sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tiếp tục triển khai khẩn trương các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức tín dụng (TCTD) về thuế, phí để có điều kiện hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh.
“Có giải pháp tăng hiệu quả đầu tư công bằng việc phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực ngân hàng – kế hoạch và đầu tư – tài chính để các NHTM có thể tham gia chủ động vào quá trình này. Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích đối với các TCTD, trung gian thanh toán khi tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán dịch vụ công, chuyển đổi mạnh mẽ ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội”, ông Thọ nêu quan điểm.
Cùng với đó, ông Thọ kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm mức giá cước phí tin nhắn với dịch vụ ngân hàng xuống tương đương mức giá cước phí tin nhắn thông thường, hoặc trước mắt giảm ít nhất 50% so với mức phí hiện tại, tạo điều kiện để các NHTM giảm phí dịch vụ cho khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét giảm tiếp lãi suất điều hành
Chia sẻ số liệu tổng thể của toàn hệ thống, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, tính đến 8/5/2020 đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215.000 khách hàng với dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260.000 khách hàng với dư nợ 1,08 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt khoảng 630.000 tỷ đồng cho khoảng 182.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5%/năm so với trước dịch; miễn, giảm phí thanh toán khoảng 1.004 tỷ đồng.
“Thời gian qua, ngành ngân hàng đã vào cuộc rất sớm, chủ động, linh hoạt, từng bước tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng”, Thống đốc nhấn mạnh.
ối với kiến nghị về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất, đảm bảo tín dụng, Thống đốc nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục kinh tế sau dịch bệnh, điều hành tỷ giá ổn định và sẵn sàng can thiệp để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ cho nền kinh tế, không để xảy ra bất ổn vĩ mô.
ồng thời, cam kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế và căn cứ nhu cầu vốn cho tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho các TCTD cao hơn so với kế hoạch từ đầu năm.
“ã có phương án điều hành lãi suất phù hợp: Xem xét giảm tiếp lãi suất điều hành như tái cấp vốn, chiết khấu, thị trường mở…, cùng với quyết liệt chỉ đạo TCTD tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới”, Thống đốc tiết lộ.
Liên quan đến quy định của Thông tư 01/2020/TT-NHNN về đối tượng, phạm vi, thủ tục, điều kiện vay vốn, quy trình nội bộ và tổ chức thực hiện của các TCTD, Thống đốc cho biết, Thông tư 01 quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng mà không giới hạn ngành nghề, loại hình (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình), quy mô doanh nghiệp, đồng tiền vay (VND và USD), không phân biệt nhóm nợ của khách hàng tại thời điểm thực hiện cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi…
Kể cả thời gian cơ cấu lại nợ, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét chủ trương kéo dài hơn thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết. Theo kiến nghị của TCTD và các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản 3339/NHNN-CQTTGS ngày 8/5/2020 hướng dẫn chi tiết hơn để tạo thuận lợi cho các TCTD thực hiện.
Trên thực tế, các TCTD đã chủ động ban hành văn bản nội bộ, triển khai đến từng chi nhánh, phòng giao dịch.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để từng trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và yêu cầu Chủ tịch HQT/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc các TCTD trực tiếp chỉ đạo triển khai nghiêm túc từ hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.
“Tuy vậy, ngay sau hội nghị này, bên cạnh phối hợp với các hiệp hội, Ngân hàng Nhà nước sẽ lập đoàn công tác làm việc tại các địa phương nhằm nắm bắt tình hình thực hiện các giải pháp của ngành ngân hàng để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trên phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với khách hàng vay vốn bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng. Chương trình tín dụng này được các TCTD triển khai từ nguồn huy động tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, do vậy yêu cầu đặt ra cho các TCTD là phải bảo đảm an toàn vốn vay, an toàn hoạt động để không gây tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế”, Thống đốc nhấn mạnh
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp cả chính sách tiền tệ, tài khoá để chia sẻ cùng doanh nghiệp…
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không được trông chờ, ỷ lại trong phát triển, cần tái cơ cấu để phát triển, nâng cao trình độ quản trị để phát triển bền vững; áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong phát triển để nâng cao năng suất…”.
VietinBank sắp phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu
Hôm nay (4/5/2020), HĐQT ngân hàng TMCP VietinBank (HoSE: CTG) vừa ban Nghị quyết về việc phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2020 với số lượng khủng: 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, có 5.000 trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 5.000 trái phiếu kỳ hạn 8 năm. Thời điểm phát hành là quý 2 đến quý 4/2020 sau khi UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng. Thời gian phân phối trái phiếu dự kiến tối thiểu 20 ngày, tối đa 90 ngày theo quy định pháp luật.
Trái phiếu dự kiến phân phối thành hai đợt. Đợt phát hành thứ hai chỉ được thực hiện sau khi kết thúc đợt phát hành thứ nhất. Trường hợp đợt phát hành thứ nhất chưa chào bán hết khối lượng dự kiến thì phần chưa bán hết sẽ được chuyển sang đợt phát hành sau.
Dự kiến, đợt 1 sẽ diễn ra trong quý 2 hoặc quý 3/2020, khối lượng phát hành theo mệnh giá là 3.500 tỷ đồng trái phiếu 8 năm và 3.500 tỷ đồng trái phiếu 10 năm, tổng trị giá 7.000 tỷ đồng. Đợt hai sẽ diễn ra trong quý 3 hoặc quý 4/2020 với khối lượng còn lại.
Ngày thực hiện quyền mua lại với trái phiếu kỳ hạn 8 năm là ngày tròn 3 năm kể từ ngày phát hành, với kỳ hạn 10 năm và 5 năm từ ngày phát hành.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, thỏa mãn được điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 theo quy định của pháp luật.
Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngài. Đối tượng mua trái phiếu do VietinBank phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
Lãi suất trái phiếu được trả sau hàng năm vào mỗi ngày tròn năm so với ngày phát hành tính từ ngày phát hành cho đến khi đáo hạn. Gốc trái phiếu được trả một lần vào ngày đáo hạn hoặc ngày mua lại trước hạn.
Lãi suất trái phiếu là lãi suất thả nổi, được xác định theo công thức: Lãi suất trái phiếu bằng lãi suất tham chiếu cộng 0,9%/năm (với trái phiếu kỳ hạn 8 năm) và 1%/năm (với trái phiếu kỳ hạn 10 năm).
Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu năm 2020 sẽ được Vietinbank sử dụng tăng quy mô hoạt động và cho vay nền kinh tế với các lĩnh vực dự kiến như: sản xuất điện và phân phối điện, khí đốt; ngành công nghiệp, chế biến chế tạo, khai khoáng...
Việc thanh toán lãi trái phiếu sẽ được VietinBank lấy từ tiền lãi thu được từ các lĩnh vực mà ngân hàng dự kiến giải ngân và các nguồn thu hợp pháp khác với điều kiện việc thanh toán không dẫn tới kết quả kinh doanh trong năm của Vietinbank bị lỗ.
Với việc thanh toán gốc trái phiếu, VietinBank sẽ sử dụng nguồn tiền huy động vốn từ nền kinh tế và lợi nhuận kinh doanh để thanh toán gốc trái phiếu tại thời điểm đáo hạn hoặc mua lại trước trái phiếu.
Trước đó, ngày 27/4, HĐQT ngân hàng Vietinbank cũng đã ban hành Nghị quyết về việc phát hành riêng lẻ trái phiếu đợt 1 năm 2020 để tăng vốn số lượng 50 tỷ đồng với kỳ hạn 15 năm. Loại trái phiếu phát hành đợt này là trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản, thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Lãi suất bằng lãi suất tham chiếu 1,2%/năm. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 5/2020.
Trái phiếu vĩnh viễn: Liệu pháp vay tiền trong hoàn cảnh đặc biệt Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phải gồng mình kiểm soát diễn biến của đại dịch Covid-19, đồng thời các quốc gia đều cần nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại, việc phát hành trái phiếu vĩnh viễn thu hút sự chú ý của đông đảo các thành viên thị trường. Theo George Soros, tỷ phú lừng...