Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục
Cử tri tỉnh Đắk Lắk đề nghị Nhà nước tăng cường hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa để nâng cao dân trí ở những vùng này.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết : Công tác phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN), phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) và xóa mù chữ (XMC) đã đạt được kết quả tốt và duy trì bền vững ở hầu hết các địa phương, cụ thể:
Tính đến hết năm học 2019 – 2020, cả nước có 63/63 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; 63/63 tỉnh đạt chuẩn PCGDTH (theo các mức độ 1 đạt 100%, mức độ 2 đạt 91,3% và mức độ 3 đạt 56,5%); 63/63 tỉnh đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1 (100%), mức độ 2 là 5 tỉnh (chiếm 7,93%), mức độ 3 là 3 tỉnh (chiếm 4,76%). Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 – 60 của toàn quốc là 97,85%; trong đó, tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số (15 – 60 tuổi) là 93,7%, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn là 93,79%.
Bộ GD&ĐT đã và đang tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả PCGDTH và THCS, tăng cường phân luồng HS sau THCS và XMC cho người lớn; Quyết định số 692/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “XMC đến năm 2020″;
Nghị định số 20/2014/NĐ-CP về PCGD, XMC; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN, trong đó quy định Chính sách ưu tiên phát triển GDMN ở xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn, tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo; Thông tư số 07/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020″;
Video đang HOT
Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD, XMC. Cùng với đó, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu về giáo dục đào tạo trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Đồng thời, ban hành Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 thực hiện Kết luận số 51-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, để tăng cường hỗ trợ các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đẩy mạnh công tác PCGD, XMC, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành: Đề án PCGDMN cho trẻ em mẫu giáo 4 tuổi; Dự án hỗ trợ GDMN vùng khó giai đoạn 2021 – 2025;
Đề án XMC cho giai đoạn 2021 – 2030; phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng Dự án 5. Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2030, trong đó có Tiểu dự án 1: “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và XMC cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Nỗ lực xóa mù chữ
Thực hiện Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh triển khai xây dựng, thưc hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 của tỉnh, đặc biệt là những huyện vùng núi, hải đảo ngày càng cao.
Nhờ được xóa mù chữ, người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các thông tin mới của tỉnh và đất nước, từ đó vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh.
Lớp xóa mù chữ do Trung tâm học tập cộng đồng xã Đại Dực, huyện Tiên Yên tổ chức.
Ban ngày lo chuyện mưu sinh, tối đến cắp sách tới lớp học con chữ. Đó là câu chuyện của bà con dân tộc thiểu số ở xã Đại Dực, huyện Tiên Yên khi theo học lớp xóa mù chữ.
Đã 57 tuổi, nhưng bà Nình Móc Sáng, xã Đại Dực luôn là một trong những học viên chăm chỉ nhất lớp xóa mù chữ. Bà Nình Móc Sáng chia sẻ: "Trước đây, đến cái tên, tôi cũng không biết viết. Nhưng nhờ được sự hướng dẫn tận tình của thầy Quạn, tôi đã biết đọc, biết viết rồi. Tôi học từ thứ 2 đến thứ 7, vào các buổi tối từ 7 đến 10 giờ. Chỉ mưa bão tôi mới nghỉ học.
Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Lê Thị Thúy Hoàn, Hiệu phó Trường TH -THCS Đại Dực 1, xã Đại Dực cho biết: Lớp xóa mù chữ do Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức bắt đầu dạy từ tháng 6 vừa qua, dự kiến kết thúc vào tháng 11/2020. Lớp có 95 học viên độ tuổi từ 35-60 tuổi, đến từ 10 thôn trong xã, trong đó tỷ lệ nữ chiếm đến 85%. Do địa bàn xã trải rộng nên các học viên đi học chữ ở 4 điểm trường là điểm Khe Lục, Khe Ngàn, thuộc Trường TH -THCS Đại Dực 1 và điểm Khe Lặc, điểm Đoàn Kết, ở Trường TH-THCS Đại Dực 2.
Thầy Lỷ Văn Quạn, giáo viên phụ trách lớp xóa mù chữ, dạy Trường TH-THCS Đại Dực 1 nói: Các học viên đều là người dân tộc thiểu số. Hồi đầu đến lớp đa số học viên đều xấu hổ, ngại ngùng. Khi được giải thích về cái lợi của việc học chữ, người dân mới mạnh dạn hơn, chịu khó giao lưu, trò chuyện.
Lớp xóa mù chữ mà chúng tôi kể trên chỉ là một trong số rất nhiều lớp mà các địa phương trong tỉnh đã thực hiện trong nhiều năm qua. Để chống tái mù chữ, nhiều nơi còn tổ chức các lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (GDTTSKBC).
Theo số liệu Sở GD&ĐT, tổng số lớp xóa mù chữ và GDTTSKBC toàn tỉnh năm 2016 là 61 lớp, 1.018 học viên; năm 2017 là 22 lớp, 532 học viên; năm 2018 là 39 lớp, 583 học viên; năm 2019 là 16 lớp, 428 học viên.
Học viên tham gia lớp xóa mù chữ tại xã Đại Dực đa số là nữ giới.
Nhìn chung số người biết chữ tăng dần theo hằng năm. Đó là: Số người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-25 của tỉnh năm 2016 là 99,75%, đến năm 2019 là 99,81%.
Số người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-35 năm 2016 là 99,48%, đến năm 2019 là 99,71%. Số người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-60 năm 2016 là 98,93%, đến năm 2019 là 99,41%. Số người tái mù chữ giảm từ 1.011 người (năm 2016) xuống còn 512 người (năm 2019).
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc thực hiện Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 của tỉnh vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Đơn cử: Cấp ủy, chính quyền ở một số cơ sở chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của địa phương. Sự vào cuộc của một số BCĐ cấp xã còn chưa kịp thời. Một số cán bộ thôn, bản chưa nhiệt tình với công tác xóa mù chữ. Chất lượng học tập không đồng đều nhất là một số lớp ở vùng cao, chất lượng học viên đọc viết còn chậm, đặc biệt là những người tuổi cao, mắt kém...
Được biết, để công tác xóa mù chữ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Sở GD&ĐT đã đưa ra các giải pháp, tham mưu với tỉnh xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, để thu hút toàn xã hội có trách nhiệm tham gia; đồng thời có biện pháp tích cực ràng buộc đủ mạnh để đối tượng trong độ tuổi phải đi học các lớp xóa mù chữ.
Bên cạnh đó, Sở cũng đề xuất với tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dành ngân sách của tỉnh cho công tác xóa mù chữ; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, MTTQ, các lực lượng vũ trang phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về công tác xóa mù chữ dưới nhiều hình thức.
TPHCM: 24/24 quận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục Ngày 23-10, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết và triển khai công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ năm học 2020-2021. Theo đó, kết quả của việc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp (như kiện toàn bộ máy, bổ sung kịp thời nhân sự, xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực tế, đẩy mạnh...