“Tiếp sức nhà nông” cùng phụ nữ nuôi ước mơ làm kinh tế
Mỗi người một hoàn cảnh nhưng bằng nghị lực và tình yêu dành cho gia đình, nhiều phụ nữ nông thôn đã không ngừng cải thiện sinh kế, nắm bắt cơ hội và vươn lên trong cuộc sống.
Cuộc sống vất vả chưa bao giờ làm nghị lực lung lay
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Đó là câu chuyện của chị Lê Thị Ngọc Thanh (xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Tiếp chúng tôi là người phụ nữ với nụ cười hồn hậu và cái duyên nói chuyện xởi lởi. Chị Thanh chia sẻ chồng chị hiện chạy xe ôm, con trai nhỏ nghỉ học từ lớp 9 – hiện đang làm công nhân, còn cô con gái lớn may mắn vừa bước vào đại học. Đợt dịch kéo dài, kinh tế gia đình sa sút, chị phải từ bỏ công việc buôn trái cây để chuyển sang trồng cây lâu năm và mở thêm quán nước trên đường quốc lộ để trang trải.
Cuộc sống khó khăn là thế nhưng trên gương mặt người phụ nữ này luôn tỏa ra sự ấm áp và kiên cường đến lạ. Có lẽ vì vậy mà vào những ngày dịch cam go nhất, chị vẫn tự nguyện nấu các bữa ăn để ủng hộ lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch của xã. Cảm động trước tấm lòng của chị Thanh, nhiều bà con ở địa phương cũng chung tay đóng góp buồng chuối, bó rau, củ khoai… để chị nấu gửi tặng anh em. Chị Thanh tâm sự: “Mình khổ thì còn có người khổ hơn, nên giúp được ai mình sẽ ráng giúp”.
Tấm lòng nhân hậu và nỗ lực vươn lên của chị Thanh đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều người.
Khi dịch tạm lắng, chị Thanh tập trung làm kinh tế mới với quyết tâm hừng hực. Chị chủ động nhờ Hội Nông dân tư vấn và mong muốn chuyển sang nuôi ếch để cải thiện sinh kế. Trở ngại nguồn vốn cũng dần được tháo gỡ khi chị Thanh được chương trình “Tiếp sức nhà nông” hỗ trợ. Nhận được sự đào tạo, chương trình tập huấn từ chuyên gia và GREENFEED – đơn vị tổ chức chương trình, chị hăm hở thực hiện chuyển đổi mô hình chăn nuôi. “Cuộc sống tuy không được như ý chưa bao giờ làm mình bỏ cuộc, ngược lại phải tự nhắc mình kiên trì và chịu khó”, chị Thanh tràn đầy quyết tâm khi nghĩ về những dự định mới.
Với mục tiêu cải thiện sinh kế cho các gia đình tại khu vực nông thôn, chương trình “Tiếp sức nhà nông” do GREENFEED và báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2010 đã hỗ trợ vốn vay không lãi suất, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trao học bổng cho con em của 2.420 hộ nông dân tại 21 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Tổng nguồn quỹ của chương trình dùng làm nguồn vốn hỗ trợ đã vượt qua con số 68 tỷ đồng, số hộ thoát nghèo tính đến hiện tại đạt 447 hộ, số hộ xác nhận làm ăn hiệu quả là 1.340 hộ.
Video đang HOT
Nỗ lực vì một mai tươi sáng hơn
Chia tay chị Thanh, chúng tôi đến thăm chị Trần Thị Thành (xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận), cũng là một trong những nhân vật nhận hỗ trợ từ chương trình “Tiếp sức nhà nông” 2021. Khuôn mặt dãi dầu mưa nắng, chị tâm sự một ngày của chị bắt đầu từ hai giờ sáng; vừa làm đồng áng, chị vừa lo cơm nước, chăm sóc hai con nhỏ. Khoản tiền ít ỏi chị chắt chiu đều dành phần lớn chữa bệnh tim của con. Ấy vậy mà năm vừa rồi, vườn thanh long lỗ nặng, đàn gà của gia đình cũng mất trộm, kinh tế lại thêm phần khốn khó. Nguồn thu của gia đình phụ thuộc hết vào vườn rau nhỏ và tiền vay mượn từ địa phương.
Không bỏ cuộc, chị Thành ấp ủ dự định mở rộng quy mô đàn gà, kiếm thêm thu nhập để nuôi các con. Chị kể: “Nhiều đêm trằn trọc, giờ đây tôi chỉ mơ về một đàn gà hàng chục, hàng trăm con để nuôi, rồi gây vốn lo cho các con. Hai đứa rất hiểu chuyện và cảm thông với mẹ nên chỉ cần các con khỏe mạnh, học giỏi thì mình có cực mấy cũng không sao”.
Với chị Thành, con cái là niềm động lực lớn nhất để chị tiếp tục vững vàng, nỗ lực làm việc để thoát nghèo bền vững.
Không ngừng nuôi hy vọng về ngày mai tươi sáng, chị Thành càng thêm phấn khởi khi nhận được hỗ trợ từ chương trình “Tiếp sức nhà nông”. Với số vốn và kiến thức, kỹ năng có được từ chương trình, giờ đây, chị đã có thêm tự tin viết tiếp ước mơ còn dang dở và mở ra trang mới cho cuộc sống của gia đình. Hình ảnh vườn trại trù phú vốn chỉ xuất hiện trong tâm trí của chị giờ đã dần rõ nét hơn.
Chị Thanh và chị Thành chỉ là hai trong rất nhiều phụ nữ nông thôn giàu nghị lực, ý chí được giúp đỡ để vươn lên trong cuộc sống thông qua chương trình “Tiếp sức nhà nông” do GREENFEED Việt Nam và báo Tuổi Trẻ tổ chức. Bằng việc hỗ trợ vay vốn không lãi suất, chi phí thức ăn chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trao học bổng cho con em các hộ gia đình, sau hơn 10 năm, chương trình đã đồng hành cùng hơn 2.400 hộ nông dân tại 16 tỉnh thành trên cả nước trên hành trình thoát nghèo bền vững.
Dẫu còn lắm lo toan, những phụ nữ nông thôn vẫn luôn nuôi dưỡng sự lạc quan, chăm chỉ, tình yêu thương để vươn lên làm kinh tế, tự mình viết lên câu chuyện của chính mình. Đây cũng là động lực để GREENFEED duy trì chương trình “Tiếp sức nhà nông” trong nhiều năm qua, từ đó lan tỏa sứ mệnh “Nuôi dưỡng điều lành, đồng hành lớn mạnh” trong cộng đồng.
Người nuôi thủy sản gặp khó khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao
Thời gian gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến người người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang đối mặt với nhiều khó khăn khi giá cá liên tục giảm, đầu ra gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ chậm.
Ông Nguyễn Văn Thắng, ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức có 2ha nuôi cá nước ngọt đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất nặng nề.
Thời điểm nay, vùng nuôi cá nước ngọt của Tổ hợp tác xã nuôi cá nước ngọt Suối Rao, xã Suối Rao, huyện Châu Đức người nuôi như đang "ngồi trên đống lửa" khi cá tại đây đã đến kỳ xuất bán, nhưng giá cá ngày càng giảm, thương lái thu mua "nhỏ giọt", trong khi giá thức ăn và công lao động lại đang ngày càng tăng cao. Với thực trạng này người nuôi đang cầm chắc thua lỗ.
5 ao cá với tổng diện tích 2ha, nuôi các loại cá trắm, chép, mè, rô phi... của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức đang đến kỳ thu hoạch nhưng thay vì phấn khởi, ông Thắng lại bộn bề lo toan khi thương lái thu mua rất hạn chế.
Không chỉ vậy, giá cá thời điểm này cũng giảm hơn so với trước Tết. Cụ thể, giá cá trắm từ 50.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg; giá cá chép từ 60.000 đồng/kg nay giảm chỉ còn 37.000 - 40.000 đồng/kg; cá mè có giá từ 32.000 đồng nay giảm chỉ còn 27.000 đồng/kg...
Trong khi đó, giá thức ăn cho cá liên tục tăng từ 220.000 đồng/bao/25kg - năm 2020 lên 270.000 đồng/bao/25 kg - thời điểm hiện tại; bình quân một ngày ông Thắng đầu tư từ 60-65 triệu đồng chi phí cho thức ăn - tăng 20% so với những năm trước.
Cá đến kỳ xuất bán thì sức mua lại rất chậm, khiến cá phải tồn lại trong ao, chi phí thức ăn vì thế lại đang đội lên đáng kể. Tình hình này, trừ các khoản chi phí gia đình ông Thắng cầm chắc thu lỗ ở lứa cá này.
Ông Nguyễn Văn Thắng lo lắng, hiện tại giá cám đã tăng từ trước tết đến nay 30-40 nghìn một bao, mức tiêu thụ lại hạn chế, không bán được nên rất ảnh hưởng đến người chăn nuôi. Cá nuôi không biết đến bao giờ được bán, giá thì thấp, tiêu thụ kém nên giờ gia đình ông Thắng chỉ dám cho ăn cầm chừng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn cho tôm đã được điều chỉnh tăng khá cao với mức tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Điều này làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, bởi chi phí đầu vào tăng cao, trong giá bán tôm lại không tăng, thậm chí có thời điểm giảm mạnh.
Anh Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền đang đầu tư 15 ao nuôi tôm công nghệ cao với hơn 1,6 triệu con tôm. Anh Vương cho biết, trung bình 1 ngày anh sử dụng khoảng 850 kg thức ăn cho tôm, chi phí lên tới gần 30 triệu đồng. Giá thức ăn cho tôm nhích lên khiến chi phí đầu tư của anh đội lên, tuy không bị thua lỗ nhưng cũng khiến lợi nhuận của anh tụt giảm.
Anh Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền chia sẻ, nguồn thức ăn tăng cao nhưng gia đình vẫn phải cố gắng nuôi vì đã đầu tư số vốn quá lớn vào cơ sở vật chất của trang trại nuôi rồi nên giờ không thể bỏ không trang trại được, vì thế lợi nhuận thu về cũng không được đảm bảo.
Hiện nay, ngoài rủi ro do dịch bệnh, các hộ nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với khó khăn kép là chi phí thức ăn liên tiếp tăng cao, giá bán giá đầu ra giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Do đó, trước khi thị trường bình ổn, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khuyến cáo các hộ nuôi cần đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để bảo đảm số lượng đầu con và phòng trừ dịch bệnh hiệu quả; tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết, hình thành mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín, ứng dụng công nghệ cao... nhằm hạn chế phần nào rủi ro do dịch bệnh, nhằm tăng năng suất và giảm giá thành đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Thi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) chia sẻ: Đứng trước tình trạng giá thức ăn ngày càng tăng cao, người nuôi nguy cơ thua lỗ là rất lớn, ở góc độ chuyên môn ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con cần bám sát khung lịch thời vụ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Cụ thể là kiểm soát tốt môi trường nuôi, đồng thời quản lý tốt nguồn thức ăn để giảm tốt đa sự hao hụt thức ăn và đồng thời làm tốt việc phòng ngừa dịch bệnh.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh nuôi hơn 5.900 ha thủy sản; trong đó, có, 576 ha nuôi quảng canh, gần 4.900 ha nuôi quảng canh cải tiến, 134,5 ha nuôi bán thâm canh và 325,5 ha nuôi thâm canh. Sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay đạt hơn 4.950 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Nuôi tôm công nghệ cao tại trang trại ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền tăng chi phí đầu vào lên đến 30% khiến lợi nhuận giảm mạnh.
Với giá thức ăn thủy sản tăng mạnh như hiện nay, người nuôi sẽ khó có lợi nhuận nếu thủy sản bị rớt giá. Chi phí đầu vào tăng cao nhưng lại tỷ lệ nghịch với giá thủy sản bán ra vẫn luôn là nỗi trăn trở của người dân.
Tận dụng 156 triệu tấn phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, cần tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để giảm chi phí. Nông dân thua lỗ vì giá thức ăn chăn nuôi tăng chót vót Theo ước...