Tiếp sức học sinh vùng cao Đắk Glei
Nhờ sự ủng hộ của Quỹ Xã hội – Từ thiện Báo SGGP và các mạnh thường quân, 57 học sinh ở vùng cao Kon Tum được ăn bữa trưa miễn phí với đầy đủ dinh dưỡng.
Trở lại Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) sau hơn một năm, chúng tôi chứng kiến sự đổi thay tích cực ở nơi đây. Hàng cây non xanh trước sân ngày nào giờ đã tràn bóng mát. Khu đất trống được phủ xanh bởi những luống rau sạch. Hỏi ra mới biết, khu rau xanh này được tự tay giáo viên trồng để cải thiện thêm bữa ăn cho học sinh. Còn tại khu vực nhà ăn, cả giáo viên lẫn phụ huynh đều đang tất bật người nấu bếp, người lặt rau. Bữa ăn luôn sẵn sàng, để khi tiếng trống kết thúc buổi học sáng vang lên, 57 học sinh được phục vụ cơm trưa ngon lành.
Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei ăn cơm trưa miễn phí ở trường
Ở Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei, nhiều lớp học sinh học ngày hai buổi, trong khi nhà thì rất xa, trường lại không thuộc diện bán trú nên không có chế độ nấu ăn trưa cho các em. Thực tế nhiều em sáng học, trưa về nhà, nhưng chiều lại không đến lớp nữa. Thương học trò, các thầy, cô giáo phải lặn lội đến tận nhà động viên các em đi học. Quyết tâm hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học, giáo viên của trường đã góp tiền, góp gạo, tự nấu bữa trưa cho các em, đồng thời kêu gọi mạnh thường quân ủng hộ.
Biết được câu chuyện đầy xúc động qua bài viết đăng trên Báo SGGP, rất nhiều mạnh thường quân đã nhờ Báo chuyển giúp gạo, mì tôm, tiền mặt… cho bếp ăn của trường. Năm học vừa qua, trường đã tiếp nhận hơn 51 triệu đồng và 1.150kg gạo, 2.300 gói mì tôm từ 40 cá nhân, đơn vị. Riêng Quỹ Xã hội – Từ thiện Báo SGGP hỗ trợ 20 triệu đồng. Toàn bộ tiền và thực phẩm nhận được, nhà trường sử dụng nấu ăn trưa miễn phí cho học sinh và đảm bảo công khai, minh bạch nguồn ủng hộ này.
Video đang HOT
Quỹ Xã hội – Từ thiện Báo SGGP vừa trao 10 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei nấu bữa trưa miễn phí cho học sinh trong học kỳ I năm học 2020-2021.
Nhờ sự giúp đỡ quý báu của những tấm lòng nhân ái mà bữa cơm trưa ở trường của các em ngon hơn, đảm bảo dinh dưỡng hơn. Từ khi có bữa trưa miễn phí, các em đi học đầy đủ hơn, tình trạng nghỉ học, bỏ học giảm hẳn. Cha mẹ học sinh cảm kích trước tấm lòng của mạnh thường quân nên cũng trực tiếp tham gia phụ nấu rất tích cực. Một trong số đó là anh A Thuy (thôn Long Nang, phụ huynh em A An Thầm, học sinh lớp 4). “Nhà chúng tôi xa trường, suốt ngày đi làm rẫy nên không có thời gian chăm con. Trường yêu thương, quan tâm con chúng tôi, các mạnh thường quân ủng hộ vật chất để nấu ăn cho các cháu khiến chúng tôi cảm kích vô cùng. Để đỡ đần, phụ huynh chúng tôi cắt cử nhau đến trường phụ các thầy, cô nấu ăn. Đây là việc làm tự nguyện, như là một cách góp công chăm lo cho các con nên ai cũng vui vẻ cả”, anh A Thuy nói. Ngồi cạnh bố, A An Thầm góp chuyện: “Cơm bếp trường nấu ngon lắm, có cá, thịt, trứng, rau xanh. Con ăn rất no, buổi chiều học không thấy mệt và đói bụng như trước”.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hòa vừa được điều động về làm hiệu trưởng của trường từ năm học này, cho biết: “Song song với việc dạy học theo kế hoạch thì năm nay nhà trường vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nấu ăn trưa miễn phí cho 57 em học sinh ở thôn Long Nang (thị trấn Đắk Glei), tạo điều kiện để các em khắc phục khó khăn, tập trung học con chữ cho thật tốt. Chúng tôi mong được Báo SGGP và các mạnh thường quân tiếp tục đồng hành cùng nhà trường trong việc duy trì hoạt động có ý nghĩa này”.
TS Nguyễn Tùng Lâm: Tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh chưa khách quan
Trao đổi về dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Tùng Lâm nhận xét: Quy định cụ thể hơn nhưng chưa khách quan.
Ông có ý kiến gì về dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và THPT của Bộ GD&ĐT đang được lấy ý kiến đến hết ngày 16/7/2020?
- Dự thảo này đã được bổ sung những quy định cụ thể hơn so với Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐTvàtiếp cận được cách đánh giá hiện đại. Bên cạnh hình thức chấm điểm thì có đánh giá khuyến khích HS, chẳng hạn như: HS có tiến bộ, HS có cố gắng, HS thực hiện được những yêu cầu học tập.... Tuy nhiên, với cách đánh giá bằng nhận xét, giáo viên sẽ thêm phần vất vả vì phải mất thời gian làm công việc này.
Đọc hết bản dự thảo Thông tư, tôi nhận thấy Bộ GD&ĐT có quy định cụ thể về điểm kiểm tra đánh giá (KTĐG) thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ. Đặc biệt là, Bộ chấp nhận hình thức kiểm tra qua máy tính, bài tập hỏi đáp, chứ không phải chỉ một kiểu làm bài kiểm tra viết.
Bộ cũng chú ý đến việc đánh giá HS khuyết tật và đưa ra những quy định để động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của các em. Chẳng hạn như những môn HS khuyết tật được miễn sẽ không KTĐG. Nhưng, các môn học hoặc hoạt động giáo dục HS khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu, thì đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân. Như vậy là cụ thể và rất tốt.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, dự thảo tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ GD&ĐT xây dựng chưa khách quan.
Nhiều ý kiến cho rằng, đánh giá HS bằng nhận xét là nhân văn nhưng làm sao đảm bảo công bằng khách quan khi có yếu tố cảm tính?
- Việc đặt ra vấn đề không khách quan là có. Bất cứ một nhận xét nào cũng đều có cảm tính. Nhưng ở đây chúng ta đặt ra hai vấn đề khác nhau. Thứ nhất, giáo viên phải quan tâm đến sự phát triển của học trò cả phẩm chất và năng lực mới là quan trọng. Giáo viên có thể lúc đầu chưa làm quen với cách đánh giá bằng nhận xét nhưng sau đó sẽ thay đổi dần, chứ không phải chỉ ghi chung chung là HS có tiến bộ.
Nhưng để đảm bảo quyền lợi của HS, Bộ GD&ĐT nên cần đưa thêm quy định: HS được quyền khiếu nại với những nhận xét của thầy cô mà em đó cảm thấy chưa thật đúng, thỏa đáng. Như thế sẽ khách quan, đảm bảo quyền dân chủ của người học; tránh được tình trạng giáo viên trù úm, thành kiến với học trò.
Với quy định, KTĐG định kỳ gồm giữa kỳ và cuối kỳ có đủ? Việc không giới hạn KTĐG thường xuyên, có dẫn đến trường lạm dụng khiến HS bị áp lực?
- Quy định KTĐG định kỳ gồm giữa kỳ và cuối kỳ là đủ vì có tính hệ số. Còn kiểm tra thường xuyên, Bộ GD&ĐT quy định rõ, môn học có 35 tiết trở xuống/năm học có 2 điểm KTĐG thường xuyên, từ 35 tiết đến 70 tiết có 3 điểm KTĐG thường xuyên, môn học từ 70 tiết trở lên có 4 điểm KTĐG thường xuyên.
Ở đây Bộ GD&ĐT cũng đặt vấn đề khuyến khích HS nếu các em làm bài KTĐG thường xuyên chưa đạt yêu cầu được phép làm lại, để lấy điểm tốt nhất. Cho dù Bộ không quy định số lần nhưng chúng ta không lo HS bị áp lực vì giáo viên cũng không thích thú kiểm tra nhiều. KTĐG thêm chỉ áp dụng phần lớn cho HS học kém để các em có cơ hội cải thiện điểm số.
Với yêu cầu thêm cách đánh giá, xếp loại HS bằng điểm số, giáo viên phải thay đổi thế nào?
- Quy định KTĐG HS bằng điểm số và nhận xét có tiến bộ nhưng giáo viên phải được làm quen để thực hiện; và có hướng dẫn cho giáo viên cách nhận xét rất cụ thể theo từng học kỳ, chứ không chỉ ghi chung chung. Thực tế, có những trường hợp giáo viên rất ngại khi nhận xét vào học bạ, chỉ ghi chung chung vài chữ loằng ngoằng như: Tiến bộ, đạt yêu cầu...
Xin cảm ơn ông!
4 điều cần lưu ý khi đi du học, đảm bảo an toàn trong thời Covid-19 Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch du học năm 2020 của nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những cánh cửa khác đang mở ra cho các bạn học sinh có cơ hội được du học qua nhiều hình thức khác nhau. Cần lưu ý gì khi đi du học, đảm bảo an toàn trong...