Tiếp nhận nhiều công nghệ mới do LB Nga chuyển giao
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch MASI, Giáo sư, Viện sĩ Igor Dorokhov cho biết các công nghệ mới được chuyển giao cho AIC lần này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: An ninh mạng; công nghệ viễn thám ứng dụng cho phân tích, dự báo về biến đổi khí hậu…..
Chiều 15-9, tại thủ đô Moscow (LB Nga), Viện Hàn lâm Quốc tế về Khoa học Hệ thống (MASI) LB Nga, Trường Đại học Tổng hợp Công nghệ Hóa học Mendeleev và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã tổ chức buổi lễ ký kết hợp tác, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao cho Việt Nam nhiều công nghệ mới trong các lĩnh vực gồm công nghệ thông tin, môi trường và y tế.
Tổng Giám đốc AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn phát biểu tại lễ ký.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch MASI, Giáo sư, Viện sĩ Igor Dorokhov cho biết các công nghệ mới được chuyển giao cho AIC lần này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: An ninh mạng; công nghệ viễn thám ứng dụng cho phân tích, dự báo về biến đổi khí hậu, dự báo thời tiết và địa chất, khoáng sản; Công nghệ xử lý nước bẩn, nước ô nhiễm thành nước uống không cần dùng pin hay nhiên liệu; Xử lý ô nhiễm đất… Trong đó đáng chú ý có công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu lớn, phục vụ việc xây dựng các chương trình quốc gia thông minh, thành phố thông minh tại Việt Nam. Đặc biệt, phía Nga cũng chuyển giao cho Việt Nam công nghệ cầm máu vết thương, vết mổ trong khoảng 10-30 giây, không cần băng bó. Đây là công nghệ tiên tiến, hàng đầu thế giới hiện nay, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác điều trị, khám chữa bệnh, xử lý vết thương tại chỗ.
Video đang HOT
Chủ tịch MASI, Giáo sư, Viện sĩ Igor Dorokhov ký kết thỏa thuận.
Về phần mình, Phó Chủ tịch MASI, Tổng Giám đốc AIC, Tiến sĩ, Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn bày tỏ lòng biết ơn các nhà khoa học Nga trong thời gian vừa qua đã hết lòng hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai nhiều chương trình hợp tác về khoa học công nghệ cũng như đã đồng ý chuyển giao những công nghệ được nghiên cứu, phát triển và đang ứng dụng tốt tại Nga cho Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là những công nghệ hết sức hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Bà cũng hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc cùng phối hợp nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực để những công nghệ này đạt được thành công ở Việt Nam trong tương lai gần. Nhân dịp này, Tổng Giám đốc AIC cũng đề nghị, trong thời gian tới các nhà khoa học hỗ trợ kêu gọi các viện công nghệ lớn, đội ngũ giáo sư giỏi của Nga tiếp tục chuyển giao thêm nhiều công nghệ mới cho Việt Nam, đồng thời cùng nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới để ứng dụng cho Nga, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Đại diện AIC và các nhà khoa học Nga chụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết.
Trả lời phỏng vấn phóng viên báo Nhân Dân, Giáo sư, Viện sĩ, Phó Chủ tịch MASI Vitaly Chelnokov cho biết: “Chúng tôi có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp lâu đời với các đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực như sinh thái, y tế, sức khỏe, thực phẩm và một loạt vấn đề khác. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh tốc độ và đưa được nhiều công nghệ mới của Nga đến với Việt Nam, trong đó có công nghệ thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường, y tế và nhiều công nghệ hiện đại khác. Trong thỏa thuận đã chi tiết hóa các nhiệm vụ cụ thể mà hai bên sẽ thực hiện trong thời gian tới và tôi hy vọng những công nghệ này sẽ giúp người dân Việt Nam có cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Còn Giáo sư, Viện sĩ Aleksandr Egorov thuộc Trường Đại học Tổng hợp Công nghệ Hóa học Mendeleev bày tỏ tin tưởng rằng sự hợp tác khoa học giữa hai bên đang đi đúng hướng, sẽ gặp hái được nhiều thành công và góp phần giúp người dân Nga cũng như người dân Việt Nam có cuộc sống khỏe mạnh hơn, tiện nghi hơn và tuổi thọ được nâng cao hơn.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, các nhà khoa học và chuyên gia của LB Nga sẽ sang Việt Nam đào tạo, chuyển giao trực tiếp các công nghệ mới này.
Theo nhân dân
Huawei công bố hơn 50 hợp đồng 5G đã được ký kết và chuyển giao hơn 200.000 trạm gốc 5G
Tại Ngày sáng tạo Huawei châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5 vừa được tổ chức tại Thành Đô, Trung Quốc, hãng điện tử Huawei cho biết họ đã ký được 50 hợp đồng triển khai 5G.
ông William Xu - Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược của Huawei
Ngày sáng tạo Huawei châu Á - Thái Bình Dương có chủ đề "Đổi mới sáng tạo thúc đẩy số hóa châu Á - Thái Bình Dương". Hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và học viện đã cùng thảo luận về các công nghệ và ứng dụng 5G sáng tạo, phát triển bền vững.
Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về triển khai 5G. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã sử dụng 5G thương mại quy mô lớn. Kể từ khi triển khai 5G vào đầu tháng 4, số lượng thuê bao 5G tại quốc gia này đã vượt quá 2 triệu. Hàn Quốc đã trở thành chuẩn mực toàn cầu cho việc sử dụng 5G thương mại. Trung Quốc đã xây dựng một mạng 5G quy mô lớn để sử dụng thí điểm thương mại. Ba nhà mạng lớn đã triển khai mạng 5G tại các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Thành Đô. Tốc độ tải xuống được thử nghiệm đạt tới 1 Gbps, có nghĩa là chỉ mất vài giây để tải xuống một bộ phim ở độ phân giải 1080p.
Trên khắp thế giới, 35 nhà mạng tại 20 quốc gia đã ra mắt 5G và 33 quốc gia khác đã cấp phép băng tần 5G.
Về phía Huawei, hãng này đã ký kết được hơn 50 hợp đồng thương mại 5G trên toàn thế giới và chuyển giao hơn 200.000 trạm phát Massive MIMO AAU.
Ông William Xu, thành viên Hội đồng quản trị và là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược của Huawei cho biết: "5G đang đến đúng thời điểm. Công nghệ này có thể cung cấp vùng phủ sóng rộng, băng thông lớn và độ trễ thấp trên cơ sở các kết nối truyền thống. Nó cũng có thể cung cấp nền tảng cho các ứng dụng khác nhau.
5G có thể được triển khai trong nhiều ứng dụng công nghiệp phức tạp. Với sự tiến bộ của 5G, sẽ có nhiều ứng dụng dựa trên sự hỗ trợ của 5G sẽ làm thay đổi thế giới. Đồng thời, 5G, AI, IoT và đám mây đang cải thiện cuộc sống và tự nhiên hàng ngày, biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn".
Cũng tại sự kiện này, China Mobile Tứ Xuyên và Huawei đã ra mắt mạng phủ sóng đa lớp 5G (5G stereo-coverage network), bao gồm lớp phủ sóng cơ bản, lớp trải nghiệm công suất và vùng phủ sóng trong nhà để đạt được phạm vi phủ sóng 5G liền mạch. Bên cạnh đó, Huawei đã hợp tác với các nhà mạng và các đối tác ngành khác để trình diễn các ứng dụng công nghiệp sáng tạo khác nhau, bao gồm 5G thực tế ảo (VR), video 5G 8K, thiết bị bay không người lái 5G, khám chữa bệnh từ xa 5G và 5G ứng dụng trong các trường hợp xe cấp cứu. Tất cả những điều này cho thấy các ứng dụng tiềm năng vô hạn của 5G khi được thương mại hóa.
Theo VietTimes
Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La : Lật tẩy kế hoạch đến nghĩa trang để tiêu hủy tài liệu gốc của các bị can Nhằm xóa dấu vết ngay trước ngày bị cơ quan chức năng kiểm tra, bị can Trần Xuân Yến đã mang đĩa CD chứa dữ liệu bài thi gốc ra nghĩa trang tiêu hủy. Bị can Trần Xuân Yến. Ảnh: Người Đưa Tin Liên quan đến vụ gian lận đề thi ở Sơn La, theo báo Người Đưa Tin, khi có thông tin...