Tiếp ‘lửa’ đam mê học tập cùng tỉ phú Singapore
Từng là đứa trẻ hư hỏng, thường xuyên đánh nhau, học kém… Adam Khoo đã ‘lột xác’ ra sao để trở thành tỉ phú Singapore? Ông đã có cuộc chia sẻ thú vị với học sinh Việt Nam.
Ông Adam Khoo sang Việt Nam chia sẻ, tiếp lửa học tập cho các em học sinh và trò chuyện cùng phụ huynh – Ảnh: T.N
Ngày 6-5, ông Adam Khoo – tác giả cuốn sách “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” đến từ Singapore lần đầu trò chuyện cùng phụ huynh học sinh Việt Nam tại Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) với chủ đề: “Cùng Adam Khoo tiếp lửa đam mê học tập”.
Chương trình do Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) phối hợp cùng Công ty CP Phát Triển Thế Hệ Trẻ (YDC) tổ chức.
Tại buổi giao lưu, ông Adam Khoo khẳng định mỗi đứa trẻ và mỗi chúng ta đều sở hữu tiềm năng để thành công, đều có những ước mơ ấp ủ và chờ được khám phá.
Chuyện ngày hôm nay một người ở trường là học sinh cá biệt, đứng chót, nhưng mai kia lại thành công, đó là điều bình thường.
Đi tìm lời giải cho “điều bình thường” này, chỉ có 2 giờ đồng hồ nhưng các em học sinh tỏ ra thích thú, phụ huynh tán thành và khán phòng càng nóng, càng thu hút hơn với câu chuyện của chính cuộc đời Adam Khoo ngay từ những năm đầu bước vào tiểu học.
“Tôi từng là đứa trẻ hư hỏng, chơi game, thường xuyên đánh nhau, học kém. Tôi thường xuyên bị lưu ban nhưng lại ở lớp đứng hạng chót của trường. Năm lớp 3 đánh nhau thì bị đuổi học, mất 1 năm ròng rã để tìm trường.
Video đang HOT
Năm 12 tuổi bắt đầu hút thuốc, xung quanh mình toàn những bạn bè ngỗ ngược, kém cỏi trong học tập. Tôi từng bị 6 trường THCS ở Singapore từ chối. Cuối cùng tôi phải học một trường đứng thứ 3 ở Singapore… tính từ dưới lên”, Adam Khoo hóm hỉnh nói.
Kết quả của những năm tháng đó lại là những lần tiếp tục lưu ban, toàn khối lớp 6 có 160 học sinh, ông đứng thứ 156. Bố ông cũng tìm gia sư, rồi học thêm nhưng vẫn thất bại.
Ông chia sẻ tiếp: “Ngày đó tôi cũng rất cương quyết đáp rằng: Con không thể học nếu con không thích học. Các bạn ngồi ở đây có ai đồng ý như tôi nói không?”. Các em học sinh vỗ tay tán thành.
Adam Khoo chia sẻ thêm: “Khi đó dưới tôi có một em gái học rất giỏi, trong khi mình lại nghịch bướng học tệ nên giải pháp của bố là đưa vào nội trú 10 năm. Nghe đến 2 chữ nội trú cứ như “giam lỏng”, tôi quyết tâm vùng vẫy.
Càng vùng vẫy gia đình lại càng đánh giá kém và đem em gái ra so sánh, khi đó tôi rất hận bố. Cùng lúc đó, gia đình gặp biến cố là cha mẹ chia tay nhau. Cuộc sống của một đứa trẻ bị so sánh bị chê bai, sống xa mẹ ruột, gần mẹ kế đã cho tôi sức mạnh để thay đổi”.
Nhìn lại những thành công của mình từ những thất bại, từ những quá khứ của cậu học trò năng lực kém, ông đã rút được 3 điều mình học được để thay đổi cuộc đời.
“Đầu tiên là niềm tin, có niềm tin sẽ giúp ta không từ bỏ cơ hội thành công, đừng tự lập trình trong suy nghĩ mà người khác gán cho mình là đồ lười biếng, thằng học kém… Tiếp đến là chiến lược, nghĩa là chọn phương cách học, cách ghi nhớ phù hợp chính mình; và cuối cùng là hành động, hành động cho mục tiêu đề ra”.
Và để chứng minh rằng bố đã sai, để chứng minh mình cũng có tiềm năng để thành công nhưng chỉ vì trước đó đã chọn sai cách học, Adam Khoo bắt đầu lại với những mục tiêu mình vạch ra.
“Tôi đề ra tất cả chiến lược học tập, sơ đồ tư duy, làm tất cả bài tập thầy cô cho về nhà, hỏi bạn, hỏi thầy. Tìm những người bạn học giỏi, nhìn vào thành tích của họ để truyền cảm hứng cho mình. Sau năm 2 tại trường THCS, tôi từ tốp 20 vào tốp 10″, ông nói.
Từ chính những trải nghiệm đời mình, Adam Khoo nhấn mạnh phụ huynh cần đặt niềm tin nơi con cái, niềm tin chính là khởi nguyên của mọi thành tựu. Còn các em học sinh phải có chiến lược và hãy hành động để không ngừng tiến gần hơn mỗi ngày đến mục tiêu đó, không bao giờ bỏ cuộc.
“Tôi giật mình khi nghe câu chuyện của Adam Khoo. Cách giáo dục truyền thống của gia đình lâu nay đang vô tình hạn chế sự phát triển tiềm năng bên trong con, hạn chế sự sáng tạo, tự lập và tự tin của con. Tôi suy nghĩ lại trong tư duy giáo dục con cái”, bà Nguyễn Anh Mỹ, một phụ huynh chia sẻ.
Và đi theo đúng con đường chiến lược đó, Adam Khoo trở thành sinh viên ưu tú của Đại học Quốc gia Singapore, tác giả của những cuốn sách bán chạy hàng đầu từ khi còn là sinh viên, và kế đến là nhà triệu phú tự thân khi mới 26 tuổi và trở thành một trong 25 người dưới 40 tuổi giàu nhất Singapore như hiện tại.
Cũng trong ngày 6-5, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU), Adam Khoo đã có một buổi chia sẻ hết sức ấn tượng dành cho các bậc phụ huynh về lĩnh vực mang tên “Cha mẹ cần làm gì trước cách mạng công nghiệp 4.0?”.
Được biết trong chuyến công tác đến Việt Nam lần này để chia sẻ và truyền cảm hứng cho phụ huynh, học sinh Việt Nam, Adam Khoo đã chọn lưu trú tại khách sạn Sulyna nằm trong Tòa nhà Con tàu tri thức, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU).
Đây là khu tổ hợp thực hành du lịch và Khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế, đẳng cấp 5 sao được Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) đầu tư xây dựng nhằm giúp sinh viên ngành du lịch HIU có điều kiện tiếp cận, thực hành trong môi trường làm việc thực tế.
Ông Adam cho biết “rất ấn tượng với Sulyna, thật tuyệt vời khi ngay trong trường Đại học có một khu tổ hợp khách sạn chuẩn 5 sao như thế này để sinh viên thực tập”.
THẢO THƯƠNG
Theo tuoitre.vn
Adam Khoo tư vấn cách dạy con thời 4.0
Triệu phú trẻ tuổi Adam Khoo - tác giả 13 cuốn sách thuộc hàng "best sellers" hướng dẫn phụ huynh cách dạy con thích ứng thời đại công nghệ số.
Buổi hội thảo có chủ đề "Cha mẹ cần làm gì trước cách mạng công nghiệp 4.0" do Adam Khoo trình bày sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tại TP HCM và ngày 20/5 tại Hà Nội. Đây là dịp để các bậc cha mẹ lắng nghe những chia sẻ thực tế từ câu chuyện dạy con của Adam Khoo cùng chuyên gia đào tạo đến từ Công ty cổ phần phát triển Thế Hệ Trẻ (YDC). Phụ huynh sẽ nắm bắt phương pháp rèn luyện kỹ năng vượt khó, tự lập, tạo nền móng cho con sẵn sàng trước cách mạng công nghệ 4.0.
Nhiều bậc cha mẹ tìm đến các chương trình đào tạo về cách nuôi dạy con. Ảnh: YDC.
Theo vị triệu phú trẻ tuổi, thực trạng cấp bách từ cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra câu hỏi lớn: Liệu cách giáo dục truyền thống của đa số cha mẹ Việt hiện nay có thể giúp con có sự chuẩn bị tốt nhất trong thời đại mới? Chỉ vài năm nữa, các em sẽ bước vào cuộc chiến thật sự. Việc thiếu hụt khả năng tự lập, tự học hỏi và đổi mới đẩy thế hệ trẻ vào nhiều thử thách khi phải đối đầu với sự thông minh của công nghệ.
100 phụ huynh đăng ký chương trình đầu tiên sẽ được miễn phí tham dự. Xem thêm thông tin tại đây.
Ông nhìn nhận, trong những năm gần đây, việc nuôi dạy con của cha mẹ Việt đã có sự chuyển biến tích cực khi ngày càng nhiều phụ huynh nhận thức tầm quan trọng của giáo dục trong gia đình đối với con trẻ. Nhiều nguồn thông tin cung cấp phương pháp nuôi dạy con giúp việc tìm hiểu về vấn đề dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin này và tránh những hiểu lầm trong quá trình áp dụng, cha mẹ cần trang bị kiến thức giáo dục con. Đó là việc luôn chủ động kiểm chứng độ chính xác của thông tin. Không áp dụng một cách máy móc các phương pháp mà cần linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu của con. Hạn chế tiếp cận những nguồn thông tin thiếu tin cậy, thay vào đó, học hỏi từ những chuyên gia được công nhận cũng cần lưu tâm.
Thanh Minh
Theo vnexpress.net
Bạn đọc viết: Mừng vì học sinh được quyền... lưu ban! Đọc các bài viết về tâm tư của thầy cô giáo khi bị tước đoạt đi quyền "cho học sinh lưu ban", tôi càng thêm hiểu nỗi khổ khó nói của các thầy cô và càng thấy con mình may mắn vì đang được học ở một ngôi trường mà học sinh có quyền được lưu ban. Ảnh minh họa Phải hiểu được...