Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc
Bên cạnh các môn thi bắt buộc, mới đây, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt vào kỳ thi đại học của nước này.
Xứ sở kim chi nổi tiếng có nền giáo dục cùng những kỳ thi căng thẳng nhất trên thế giới. Cũng như nhiều nước châu Á, người dân Hàn Quốc coi việc đỗ đại học là chìa khóa của sự thành công. Học sinh phải chịu áp lực học tập và thi cử nặng nề.
Kỳ thi căng thẳng
Hệ thống giáo dục Hàn Quốc theo mô hình 6 – 3 – 3. Nghĩa là, cấp tiểu học kéo dài 6 năm, trung học cơ sở 3 năm và 3 năm THPT.
Từ năm 1995, Hàn Quốc không có kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh muốn tốt nghiệp trung học và xét tuyển vào đại học phải trải qua một kỳ thi chung.
Theo quy định của Bộ Giáo dục nước này, học sinh cả nước sẽ làm cùng một đề thi vào ngày thứ năm của tuần thứ hai tháng 11 hàng năm. Năm 2015, kỳ thi diễn ra vào ngày 8/11.
Học sinh Hàn Quốc phải chịu áp lưc học hành nặng nề. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Kỳ thi căng thẳng bắt đầu từ 8h sáng đến 17h, với 5 môn thi: Quốc ngữ, Toán, tiếng Anh, các môn xã hội (Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Pháp luật và xã hội, Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) hoặc các môn khoa học (Lý, Hóa, Sinh), các môn ngoại ngữ thứ hai (tiếng Việt, tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, tiếng Ả Rập…).
Theo kênh truyền hình Ariang News, năm 2014, 594.617 người tham gia kỳ thi chung, còn năm 2015 có 585 332 thí sinh.
Trong số các môn ngoại ngữ thứ hai thi vào đại học, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt. Bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt. Môn thi kéo dài trong 40 phút.
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, học sinh trung học quốc tế Busan, cho biết: “Hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm. Một số trường có chuyên ngành đặc biệt sẽ thi riêng như Đại học Mỹ thuật thi vẽ, Học viên Âm nhạc thi biểu diễn và hát”.
Đề thi được hàng trăm giáo viên giỏi biên soạn. Những thầy cô sẽ ở một địa điểm bí mật, phải cắt đứt liên lạc hoàn toàn với bên ngoài và bị cách ly như vậy cho tới khi kỳ thi kết thúc. Năm 2014, tổng cộng 696 thầy cô tham gia ban ra đề.
Video đang HOT
Học sinh xứ sở kim chi học từ 16 – 18 tiếng một ngày vào đợt cao điểm, chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Sau khi có kết quả thi đại học, học sinh căn cứ điểm để nộp hồ sơ xét tuyển. Mỗi trường có một mức điểm chuẩn khác nhau, thay đổi theo số sinh viên đăng ký từng năm.
“Các trường đại học tốt nhất Hàn Quốc là Học viện KAIST, Đại học Seoul, năm nào cũng có điểm chuẩn cao. Thi đại học tại Hàn Quốc cực kỳ căng thẳng, không khác gì ở Việt Nam”- Thúy Quỳnh nhận xét.
Căn bệnh “ám ảnh học hành”
Theo kênh truyền hình Ariang News, không ít gia đình bắt con học thêm từ lớp 4, lớp 5. Trường học ở Hàn Quốc thường kết thúc lúc 16h, sau đó nhiều học sinh tới các trung tâm học thêm và học tới 23h. Theo thống kê, mỗi gia đình Hàn bỏ ra 700 – 1.000 USD mỗi tháng cho các lớp phụ đạo.
Hứa Minh Quyên, sinh viên Đại học Quốc gia Andong, chia sẻ: “Để chắc chắn con em mình bước chân được vào những trường đại học danh giá, nhiều cha mẹ không tiếc tiền đầu tư cho việc học thêm và ôn thi tại những trung tâm đắt đỏ nhất”.
Tuy nhiên, căn bệnh “ám ảnh học hành” đã dấy lên những tranh luận về việc tuyển sinh đại học. Mặc dù kỳ thi diễn ra công khai, đề thi không bị lộ, cơ hội của học sinh tới trường như nhau, nhưng con của những gia đình giàu có sẽ được học thêm và ôn luyện nhiều hơn.
“Kỳ thi địa ngục”
Đó là tên gọi mà nhiều người dành cho kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Việc ghi danh vào một trường đại học sẽ là bước đầu tiên đảm bảo nghề nghiệp tương lại, cuộc sống đầy đủ, thậm chỉ ảnh hưởng đến cả hôn nhân.
Nếu không vượt qua kỳ thi này, cánh cửa tương lai có thể đóng sập lại với nhiều bạn trẻ. Hàng năm, sau khi báo kết quả kỳ thi, có những học sinh tự tử vì biết mình trượt.
Thúy Quỳnh cho biết, việc thí sinh khóc trong lúc làm bài là rất bình thường. Có những người vừa bước ra khỏi trường đã ngất xỉu. “Chính mình cũng khóc nức nở ngay khi kết thúc bài thi môn Lý”- nữ sinh nhớ lại.
Cha mẹ Hàn cầu nguyện trong chùa trong kỳ thi đại học. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Lương Quang Huy, sinh viên Đại học Bách khoa Cheongju cho biết: “Không chỉ thí sinh và gia đình mới lo lắng. Gần như cả đất nước cùng đồng hành với kỳ thi này, từ cha mẹ, thầy cô, cảnh sát, đến các em học sinh lớp dưới”.
Nam sinh này cho hay, vào ngày thi, nhiều hoạt động, từ quân đội, tài chính, giao thông đều phải lùi giờ làm việc; giảm thiểu tiếng ồn. Nhiều chuyến bay bị hoãn trong phần Nghe của môn tiếng Anh. Các đền chùa, nhà thờ liên tục tổ chức cầu nguyện trong mùa thi.
Theo tạp chí giáo dục Quartz của Hàn Quốc, học sinh nước này có xu hướng học nhiều nhất trên thế giới. Năm 2012, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thống kê: Với giờ học trung bình là 1.020 giờ một năm, học sinh Hàn Quốc đang học quá 134 giờ so với tiêu chuẩn.
Theo Zing
Khi học sinh chế ngự bệnh 'run'
"Khi vào phòng thi, em run lắm. Làm sao để khỏi hồi hộp, bớt run, làm bài tốt trong kỳ thi THPT quốc gia 2016?", nhiều học sinh lo lắng đặt câu hỏi.
"Trước khi thi các em cần có một ngày thư giãn. Khi vào phòng thi hãy tự tin, luôn suy nghĩ mình sẽ làm được bài. Lúc ấy, các em sẽ bớt run hơn". Đó là một trong những chia sẻ của TS tâm lý Võ Thị Tường Vy, giảng viên khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP HCM.
Thí sinh lo lắng, mệt mỏi trước giờ làm bài thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Chế ngự "bệnh run"
TS Tường Vy cho rằng, không ít bạn trẻ hồi hộp, lo lắng, thậm chí run khi bước vào phòng thi của kỳ thi quan trọng. Thậm chí, nhiều người lớn đi thi cũng sẽ hồi hộp như vậy.
Chuyên gia tư vấn này nói thêm, hầu hết tâm lý lo sợ, hồi hộp do học sinh tự áp đặt lên mình những suy nghĩ tiêu cực, lo làm bài không tốt, đề ra không đúng phần mình ôn tập, sợ trượt... Chính những suy nghĩ ấy tạo thành áp lực, căng thẳng cho sĩ tử.
"Chúng ta hãy chủ động dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực, thất bại và tự tin nghĩ đến những điều tốt đẹp, tích cực khi bước vào phòng thi", nữ tiến sĩ khuyên.
Theo bà Vy, trước kỳ thi, thí sinh nên thư giãn 1-2 ngày, tránh trường hợp ôn tập căng thẳng, quá tải. Cứ nghĩ đề thi năm nay dễ hơn những năm trước, xung quanh mình còn rất nhiều bạn bè cùng chung hoàn cảnh nên không có gì phải sợ. Trước khi vào phòng thi, thí sinh hãy hít thở sâu, thoải mái trò chuyện với bạn bè xung quanh.
"Vào phòng thi, các em cứ xem giám thị như thầy cô ở trường, đừng tự nghĩ ra những tiêu cực, lo sợ về bất cứ điều gì. Hãy suy nghĩ đến những ngày tháng tuyệt vời khi trở thành sinh viên, về những điểm tựa tinh thần như bố mẹ, người thân, thậm chí người yêu để quyết tâm làm bài tốt", TS Vy nói.
Kết thúc phần chia sẻ, TS Tường Vy không quên nhắc các bạn trẻ nên chủ động xây dựng phương pháp ôn thi thật tốt ngay từ bây giờ, xin chia sẻ kinh nghiệm từ anh chị đi trước, thầy cô, bạn bè của mình; Chủ động nắm bắt đầy đủ bài học, kiến thức cơ bản, kỹ năng giải toán, tham khảo đề thi những năm trước để dần làm quen khi bước vào phòng thi. Những cố gắng của các bạn hôm nay sẽ là thành công trong tương lai.
TS tâm lý Võ Thị Tường Vy tư vấn cho học sinh tại TP HCM. Ảnh: Hoàng Bình.
Sức khỏe là yếu tố tiên quyết
Đi thi xa, áp lực từ gia đình, xã hội, đặc biệt trải qua giai đoạn ôn tập cường độ cao, rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng suy nhược, stress nặng.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP HCM, những ngày thi quan trọng, sĩ tử phải đảm bảo đủ sức khỏe, ăn uống đầy đủ, khi ấy tinh thần mới thoải mái.
Bà Hạnh nói thêm, những ngày ôn tập và thi, các bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên, đa dạng để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường chất đề kháng. Những thức ăn tốt cho cơ thể ngày thi như bí đỏ, trứng, chuối, rau má, mồng tơi, rau lang... Đây là món ăn đơn giản, dễ làm, giúp nhanh chóng cân bằng được sự căng thẳng, suy nhược, tránh các bệnh về đường tiêu hóa.
Về thắc mắc của học sinh có nên uống thuốc bổ não, bác sĩ Hạnh tư vấn: Tôi khuyên các em không nên uống thuốc mà nhiều người cho rằng có tác dụng bổ não. Không có loại thuốc nào bổ não cả. Nếu có chắc là người sáng chế ra đạt giải Nobel rồi. Tốt nhất là chuộng những thức ăn tự nhiên, nhiều vitamin.
"Điều quan trọng nữa là các em cần đảm bảo đầy đủ ba bữa chính trong ngày, đặc biệt không bỏ bữa sáng. Bụng đói dễ bị hạ đường huyết, không thể tập trung học bài. Các em học đúng phương pháp, có thời gian ăn và ngủ hợp lý", bác sĩ Hạnh chia sẻ thêm.
Nữ tiến sĩ cũng cho biết, nhiều trường hợp học sinh đi thi, lo lắng quá không chịu ăn sáng hoặc ăn không được, vào phòng thi căng thẳng, tụt huyết áp, ngất xỉu. Vì thế, thí sinh nên đảm bảo đầy đủ các bữa ăn, không nên ăn uống ở những hàng quán lề đường, mất vệ sinh, dễ gặp những bệnh tiêu hóa.
Bà Hạnh cũng không quên nhắc nhở phụ huynh không tạo áp lực, mà hãy thường xuyên động viên, chia sẻ, tạo tâm lý thoải mái cho con em mình. Thi và học là chuyện suốt đời, nên kết quả một kỳ thi dù thế nào cũng đừng quá lo lắng, sợ hãi.
Làm quen với môi trường thi
Nhiều sinh viên, sau khi đã vượt qua "cửa ải" kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, khuyên những người đi sau hãy làm quen môi trường phòng, trường thi để khỏi bỡ ngỡ, tạo tâm lý thân quen.
Bạn Hải Huy, sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế TP HCM, nhắn nhủ: Nếu nhà ở xa, các bạn nên đến thành phố sớm hơn vài ngày, làm quen nhịp sống, không khí môi trường.
Khi đến làm thủ tục trước ngày thi, thí sinh tranh thủ đi dạo quanh trường, tìm nhà vệ sinh, căng-tin, ngồi ghế đá ngắm ngôi trường ấy. Có cơ hội làm quen một vài người bạn mới, các em hãy trò chuyện vui vẻ, tạo sự thoải mái nhất trước khi thi.
"Nếu làm bài một môn chưa tốt, học sinh tự động viên còn những môn còn lại để cố gắng, không nên mất tinh thần", Hải Huy chia sẻ kinh nghiệm.
Theo Zing
Nhiều học sinh chọn nghề theo cảm tính Kỳ thi THPT quốc gia đã cận kề, tuy nhiên theo lãnh đạo nhiều trường THPT, một tỷ lệ lớn học sinh lựa chọn ngành nghề theo cảm tính hoặc chịu sự tác động của gia đình. Nguyễn V.A, học sinh lớp 12, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ, đến thời điểm này em vẫn rất băn khoăn về việc chọn...