Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực

Theo dõi VGT trên

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu một thực tế là ngày càng có nhiều biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, những biểu hiện quá dễ dãi trong phát triển, làm mới tiếng Việt.

Ý kiến của ông được đưa ra tại hội thảo Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra gày 5/11.

“Bác Hồ đã có lời dặn rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói rất rõ ràng, trong sáng là trong trẻo, không có tạp chất, trung thành, sáng tỏ được ý muốn viết, muốn nói.

Và tôi nghĩ rằng các nhà báo thì càng phải thấm thía, và phải rèn kỹ năng để thực hiện những yêu cầu này. Vì mỗi một phát ngôn, mỗi một câu văn của nhà báo có tính định hướng và lan tỏa rất sâu rộng trong xã hội, và lan tỏa rất nhanh trên môi trường mạng”.

Giáo sư ngôn ngữ học: Liệu có ‘tình tặc’?

Với bản tham luận “Những vấn đề về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện nay”, GS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) đã có những nhìn nhận “tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện đang có một “sự ‘xung đột’ giữa những biến thể ổn định”.

“Ví dụ, về từ ngữ, chẳng hạn đã có Ý lại có Italia; đã có Mạc-tư-khoa lại có Mát-xcơ-va, Moscow; ông bố là Kim Nhật Thành, nhưng con trai lại là Kim Châng In/ Kim Jong Il/ Kim Jong-il mà không gọi Kim Chính Nhật. Đối với từ ngữ mượn, đã có Thế vận hội lại có Olympic, đã có dưỡng khí lại có oxy.

Về câu, chẳng hạn đã có cách nói “từ đâu đến” nay lại ưa dùng “đến từ đâu”; đã có “do ai/ nơi nào làm/ hành động” nay lại có “làm/ hành động bởi (ai/ nơi nào)… – một cách nói ở thể bị động đang xuất hiện mạnh mẽ trên báo chí gần đây” – ông phát biểu.

GS.TS Nguyễn Văn Khang đưa ra một nghi hoặc: “Phải chăng, với cách nhìn “truyền thông chính là ngôn ngữ” nên những người làm truyền thông luôn tìm tòi, sử dụng ngôn từ, sáng tạo ngôn từ bởi họ không thích sự lặp lại cách dùng ngôn từ ‘mòn như những đồng xu’?”.

Bên cạnh đó, ông cũng nêu một thực tế: “Những người làm truyền thông luôn phải đứng trước một sự lựa chọn không hề đơn giản: Chọn ngôn từ cũ, cách viết cũ, mô hình giao tiếp quen thuộc tuy an toàn nhưng có thể gây cảm giác sáo mòn, bảo thủ hay sáng tạo ngôn từ mới thì dễ bị coi là dùng sai, thậm chí bị quy chụp, ‘ném đá’ là làm hỏng tiếng Việt”.

Ông đưa ví dụ về cách dùng cụm từ “làm sạch biển” trong chương trình Chuyển động 24h của VTV1 đã dẫn đến những tranh luận, thậm chí cả những nhạy cảm về thời điểm xuất hiện cách nói này: Chọn cách nào trong hai cách nói “làm sạch biển” và “làm cho biển sạch” khi mà “làm sạch biển” ngoài đồng nghĩa với “làm cho biển sạch” còn có một nghĩa khác là “làm cho biển không còn gì cả”.

Nói đến sự sáng tạo của ngôn từ trên truyền thông, GS.TS Nguyễn Văn Khang cho rằng cần nhắc đến một mô hình tạo từ điển hình là “X tặc”. “Tặc là yếu tố Hán Việt có nghĩa là kẻ cắp, kẻ trộm vốn chỉ xuất hiện trong từ mượn “hải tặc”, nay dùng để tạo ra hàng loạt từ mới: cát tặc, game tặc, cẩu tặc, sưa tặc, gỗ tặc, đinh tặc… Theo dự đoán của tôi, rất có thể sắp tới sẽ có tình tặc” – ông hài hước bình luận.

Đại sứ Palestine: ‘Nhà báo phải có kiến thức nền’

Bên cạnh những bản báo cáo giàu tính khoa học của các chuyên gia là phần chia sẻ thú vị và nhận được nhiều đồng cảm cũng như cổ vũ của các đại biểu của đại sứ Palestine tại Việt Nam – ông Saadi Salama.

Ông Salama là một người “con rể” của Việt Nam và đặc biệt nói tiếng Việt rất tốt (ông từng học khoa Tiếng Việt của ĐH Tổng hợp Hà Nội từ năm 1980).

Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực - Hình 1

Đại sứ Palestine.

Video đang HOT

Vị đại sứ 14 lần ăn Tết ở Việt Nam cho rằng: “Người học giỏi không phải biết nhiều mà phải biết rõ cái gì mình cần diễn đạt, phải hiểu rõ cái mình muốn nói, muốn viết. Học tiếng Việt phải hiểu cả nghĩa từ vựng, là nghĩa ghi trong từ điển, và cả nghĩa biểu cảm, sắc thái”.

Có cơ hội được chia sẻ tại hội thảo, ông mạnh dạn nêu vấn đề mà báo chí Việt Nam nên lưu ý.

“Tôi thấy nhiều tin bài quốc tế của một số nhà báo Việt Nam không phản ánh đúng sự kiện xảy ra trên thế giới, là vì người ta đọc rồi dịch, làm tin rất nhanh. Có thể là do tòa soạn gây rất nhiều áp lực. Nhưng các nhà báo nên hiểu vấn đề, phải xây dựng kiến thức nền cho vấn đề đó”.

“Việt Nam dựa vào luật pháp quốc tế để có một lập trường rõ ràng về cuộc đấu tranh chính nghĩa của đất nước Palestine chúng tôi, nhưng nhiều tờ báo Việt Nam khi đưa tin không chú ý tới điều đó.

Vì các bài viết của báo chí phương Tây đều nói sự thật nhưng nói sự thật theo cách của người ta. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải chú ý khi chúng ta làm báo”.

Đề xuất ban hành Luật ngôn ngữ

Với bản tham luận “Thử tìm nguyên nhân và giải pháp”, nhà báo Phan Quang cho rằng bên cạnh mặt tích cực, báo chí, truyền thông nước ta lại “có công đi đầu” trong việc tiếp nhận hỗn tạp, xô bồ tiếng nước ngoài, làm giảm sút sự trong sáng của tiếng Việt, dẫn tới nguy cơ biến dạng ngôn ngữ quốc gia.

tiếng Việt, sự trong sáng của tiếng Việt, phương tiện truyền thông, truyền thông đại chúng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực - Hình 2

Nhà báo Phan Quang.

Ông cũng khẳng định vấn nạn này không phải chỉ có riêng ở ta.

“Về nguyên nhân, trước hết tại không ít những người làm báo chúng tôi thiếu hiểu biết và chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Lối dùng tiếng Việt xô bồ, lai tạp phổ cập trong một bộ phận xã hội, trước hết trong lớp trẻ, hầu như đều xuất phát từ báo chí truyền thông, nhất là truyền thông xã hội, mà ra, từ thế giới ảo sang cuộc sống thực…”.

Đồng tình với đề xuất của GS.TS Nguyễn Văn Khang, ông cho rằng cần ban hành Luật ngôn ngữ. “Chúng ta có không ít văn bản pháp quy liên quan đến báo chí, truyền thông, ngôn ngữ, nhưng Luật chuyên ngành ngôn ngữ thì chưa có. Trong khi thế giới đã có hơn 1.000 bộ luật ngôn ngữ” – ông đưa dữ liệu.

“Tôi nghe nói việc ban hành Luật ngôn ngữ nước ta được đặt ra từ lâu nhưng chưa thực hiện, chủ yếu do chúng ta quá bận trước nhiều công việc khẩn thiết”.

Nguyên nhân này khiến nhà báo Phan Quang nhớ lại câu chuyện cách đây 50 năm vào mùa hè năm 1966, khi chiến tranh leo thang ác liệt. Hà Nội gấp rút sơ tán người già, trẻ em, các cơ quan không thật cần thiết có mặt ở nội thành, nơi nơi hối hả đào hầm trú ẩn. Đất nước đối mặt với bao khẩn thiết tột cùng.

Anh em báo Nhân Dân bám trụ thủ đô, làm việc ngay trong căn hầm nằm dưới gốc đa, và hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ diễn ra bên gốc đa cổ thụ ấy.

“Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tới dự và phát biểu. Bài nói của Thủ tướng ngắn gọn, được viết ra sau khi đã đọc toàn văn các báo cáo và tham luận, cũng như đã xem tất cả 120 bản tóm tắt gửi đến hội nghị.

Sáng hôm sau, các hãng thông tấn Pháp, Anh, Mỹ đồng loạt đưa tin: “Trong khi tại Nhà Trắng, Bộ Tham mưu của Tổng thống Mỹ cấp tập hoàn chỉnh kế hoạch tập kích thủ đô Bắc Việt, thì tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam luận bàn về ngôn ngữ”.

Theo Zing

'Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt'

Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang muốn dùng tiếng Việt trong sáng thì học sinh phải học chữ Hán. Do vậy, cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy sớm.

Phát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại, PGS.TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM) cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.

Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường học

Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc.

Ông Giang dẫn ví dụ, ở Nhật, người tốt nghiệp phổ thông phải biết ít nhất 1.945 chữ Hán, đến hết ĐH thì phải biết khoảng 3.000 chữ. Trung Quốc cũng yêu cầu số lượng tương tự. Hàn Quốc thì hết phổ thông, học sinh phải biết khoảng 1.000 chữ. Chỉ có Việt Nam là không đặt ra yêu cầu này.

Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ Hán Nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học.

Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt - Hình 1

PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng nên đưa chữ Hán Nôm vào dạy trong nhà trường phổ thông.

"Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại, phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" - ông Giang nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, việc dạy Hán Nôm trong nhà trường phổ thông dứt khoát là phải đặt ra. Theo ông Mạnh, việc không có tri thức về Hán Nôm khiến hiện nay nhiều từ ngữ tiếng Việt bị nói sai.

Bên cạnh đó, hầu hết các môn học hiện nay đều có tính liên thông, kế thừa từ bậc phổ thông lên đại học, riêng môn Hán Nôm là không có. Việc dạy các văn học cổ hiện nay chỉ dạy thông qua phiên âm chứ không đưa nguyên văn Hán Nôm vào đã dẫn đến nhiều sai sót trong cách dạy cũng như cách hiểu văn học cổ.

TS Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cũng khẳng định cần phải dạy chữ Hán Nôm sớm cho trẻ.

"Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ, các các em đã đối mặt với việc phải nhận thức chữ nào là chữ Hán, chữ nào là âm Hán - Việt. Vì vậy, nếu đã không hiểu từ cái gốc rồi thì sau này lớn lên học rất là khó" - bà Lan nhận định.

PGS. TS Hà Văn Minh (Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng khẳng định, "cần đưa, nên đưa và thế tất sẽ đưa" Hán Nôm vào dạy trong trong trường phổ thông.

Ông Minh cho hay, "kỳ thi quốc gia của Hàn Quốc từ 40 năm nay đều có môn Hán Văn Hàn Quốc, không có cớ gì chúng ta lại không. Hàn Quốc còn có một bộ giáo trình dạy Hán Nôm cực kỳ bài bản từ phổ thông".

Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, việc dạy Hán Nôm cũng sẽ tham gia vào việc hình thành ít nhất là 3 nhóm năng lực trên tổng số 8 nhóm năng lực theo định hướng giáo dục mới hiện nay - giáo dục hướng tới năng lực người học thay vì truyền tải tri thức.

"Bảo quý thì quý mà bảo không quý thì cũng chả quý gì"

Làm thế nào để đưa tri thức Hán Nôm vào trong nhà trường là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm bàn thảo.

PGS. TS Hà Minh cho rằng, sắp tới, ông sẽ có ý kiến trực tiếp với các trường sư phạm, với những người tham gia biên soạn SGK trong đợt biên soạn sách sắp tới về việc đưa tri thức Hán Nôm vào giảng dạy.

"Nếu cần thiết thì tôi đề nghị liên hệ tất cả các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về Hán Nôm để có một bản kiến nghị với tư cách một hội nghề nghiệp để có tiếng nói chính thức với các cơ quan chức năng" - ông Minh đề xuất.

Ông Minh cũng đưa ra 2 phương án mà ông cho là "thiết kế khả thi" để đưa Hán Nôm vào giảng dạy trong nhà trường: Đầu tiên là đưa môn dạy Hán Nôm vào chương trình như một môn tự chọn. Bên cạnh đó, cần phải tăng tỉ trọng bộ phận văn học cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm trong SGK mới sắp tới.

Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt - Hình 2

PGS. TS Hà Minh đề xuất đưa môn Hán Nôm trở thành môn học tự chọn trong trường phổ thông.

Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất biên soạn một một cuốn sách giáo khoa tham khảo sử dụng trong nhà trường về Hán Nôm được Bộ GD&ĐT giới thiệu sử dụng. "Chúng ta có thể có 2 cuốn một cuốn cho THCS và một cuốn cho THPT bám sát chương trình Tiếng Việt và Ngữ văn của 2 cấp học này".

"Các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết THCS thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết THPT thì biết thêm khoảng 1.000 từ nữa" - ông Minh nói.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chuyên gia cũng cho rằng, hiện tại, việc đưa Hán Nôm vào dạy trong trường phổ thông là rất khó.

PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng, hiện tại nếu nêu vấn đề đưa chữ Hán trở lại dạy trong trường phổ thông, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng tình nhất là trong tâm lý xã hội hiện nay.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Sỹ Toản thì cho rằng bối cảnh hiện nay là rất khó khăn để đưa môn Hán Nôm quay trở lại trường phổ thông. Ông Toản dẫn ví dụ về môn Lịch sử trước đây đã suýt không có tên trong "bản đồ các môn học" chứ đừng nói tới môn Hán Nôm.

"Ngay cả việc đưa môn Hán Nôm vào như một môn tự chọn cũng cần tính toán cách nào đó vì nếu học sinh không chọn học thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết công việc cho các giáo viên đã được nhận vào biên chế" - ông Toản nói.

Trong khi đó, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh thì nói rằng, người ta nói Hán Nôm giống như chiếc bình hoa trong nhà, bảo nó quý thì nó quý còn cho nó không quý thì nó cũng chả quý gì. "Chúng ta là những người trong cuộc, chúng ta thấy quan trọng còn những người ở ngoài thì họ lại cho là không cần thiết" - ông Mạnh chua chát.

Theo Lê Văn/Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người mẹ ngã quỵ khi nhận tin con bị ung thư máu: Hé lộ hoàn cảnh gia đình
19:10:44 15/11/2024
Vụ nam TikToker thuê trọ ở phòng từng có người tự tử để livestream: Một sao Việt bức xúc lên tiếng
20:26:04 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây
22:15:13 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024
Quang Linh Vlogs "chiều hư" Hoa hậu Thuỳ Tiên
18:18:22 15/11/2024
Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái
19:35:43 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuối cùng thì Hồng Loan cũng làm điều này cho Vũ Linh

Sao việt

23:32:21 15/11/2024
Theo đó, Hồng Loan đã ký kết với một đơn vị bản quyền và quyết định lập kênh YouTube mới cho cố nghệ sĩ Vũ Linh.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lâm đường cùng, phải vội vàng bán nhà 69 tỷ?

Sao châu á

23:30:13 15/11/2024
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nam idol Minhwan (F.T. Island) đang rao bán tòa nhà ở Seoul với giá 3,8 tỷ won (69 tỷ đồng).

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

Phim việt

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Haaland tạo thống kê lịch sử

Sao thể thao

23:19:36 15/11/2024
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), Erling Haaland ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 của Na Uy trước Slovenia ở League B, UEFA Nations League.

Ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc

Nhạc việt

23:16:14 15/11/2024
Ra mắt MV Giao bái mang phong cách nhạc đám cưới, ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc, người có sản phẩm tương tự.

Diễn viên bắt đầu sự nghiệp bằng 15 chiếc xúc xích, đổi đời nhờ bom tấn 7.500 tỷ

Hậu trường phim

23:12:52 15/11/2024
Paul Mescal - nam diễn viên thủ vai chính trong bom tấn 7.500 tỷ chia sẻ câu chuyện được nhận vai chính trong Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) theo một cách điên rồ và kỳ quặc .

Chàng trai khiến danh ca Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

23:00:41 15/11/2024
Thể hiện ca khúc Em đi bỏ mặc con đường , Trần Minh Dũng khiến các giám khảo như Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

Thế giới

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thật trần trụi về các "idol mạng" trước và sau ống kính, hóa ra bao lâu nay chúng ta đã bị lừa...?

Netizen

21:05:08 15/11/2024
Sự phát triển nhanh chóng của nền tảng livestream đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực truyền thông và giải trí trực tuyến.