Tiếng nói người trong cuộc: Đầu năm học, giáo viên lại “đau đầu” với hồ sơ sổ sách
Một năm học mới lại về. Các giáo viên chúng tôi lại nao nao một cảm xúc rất lạ, rất riêng. Một niềm hạnh phúc mà chỉ những người giáo viên mới cảm nhận được. Thế nhưng song song với niềm vui ấy là nỗi “ngán ngẩm” về hồ sơ sổ sách mà chuyên môn giao phó chúng tôi phải thực hiện.
Ảnh minh họa
Mới ngày đầu tiên lên lớp mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều “quà” của chuyên môn trao tặng. Nhìn qua bảng phân công mà chúng tôi chóng cả mặt. Từ giáo án mới đến đủ các loại sổ phải thực hiện và kí duyệt trong tháng 9. Nào là sổ kế hoạch bộ môn, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ, sổ tự học và bồi dưỡng, sổ chủ nhiệm… Nhìn đủ các loại sổ quy định mà chúng tôi không khỏi ngao ngán.
Thực ra các loại sổ này năm nào chúng tôi chẳng phải làm. Đây là quy định bắt buộc của chuyên môn. Các sổ này được kiểm tra và kí duyệt rất kĩ rồi mới xếp loại. Các giáo viên (GV) muốn chuyên môn tốt thì hồ sơ sổ sách phải xếp loại tốt. Các loại sổ này năm nào cũng làm nên khá quen thuộc với GV.
Nhưng dường như điều GV chúng tôi sợ nhất là những kế hoạch đầu năm ban giám hiệu (BGH) yêu cầu. Thông thường BGH giao xuống tổ, tổ giao lại cho từng GV. Các kế hoạch đề ra trong một năm tương đối nhiều. Nào là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ học sinh kém các khối, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo, kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học… Các kế hoạch này GV thường rất sợ làm vì phải căn cứ vào các công văn mới ra được các kế hoạch. Nhiều khi làm xong mà vẫn bị trả lại vì không đúng. Thậm chí có những kế hoạch chúng tôi không biết làm như thế nào nữa. Thật nản và sợ.
Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường. Thế nhưng ngoài các loại hồ sơ sổ sách bắt buộc thì các trường vẫn đẻ ra thêm rất nhiều loại hồ sơ sổ sách khác nhau. Nhiều khi các GV phản đối thì BGH lại bảo nếu thanh tra Phòng, Sở về kiểm tra chúng tôi biết lấy đâu ra nguồn minh chứng. Thế là GV lại ngậm ngùi làm cho xong.
Video đang HOT
Thực tế có những cuốn sổ làm xong chẳng biết để làm gì vì thừa. Ví dụ, GV đâu cần phải lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học vì phần này đã có bộ phận thiết bị chung của nhà trường làm rồi. Hay như kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo cũng vậy. Các tổ đã có kế hoạch chung rồi thì cá nhân GV làm riêng làm gì cho mất thời gian. Các kế hoạch thì cứ na ná giống nhau, người này xin của người kia in ra nộp cho đủ. Cuối cùng tổ trưởng, ban giám hiệu phải đọc rồi kí rất mất thơi gian.
Ngay cả giáo án (hay còn gọi là Kế hoạch bài học) cũng vậy. Nếu năm nào thay đổi mẫu thì in mới là đương nhiên. Thế nhưng có những năm không thay đổi mẫu mà BGH vẫn yêu cầu phải in mới. Lí do sau này khi trường kiểm định chất lượng GV phải có đủ giáo án 5 năm để nộp. Vì thế GV đành phải làm. Thật là vừa tốn công, vừa tốn của.
Nhiều lúc chúng tôi rất sợ phải làm các loại hồ sơ sổ sách. Nó ngốn của GV không ít thời gian. Mỗi khi về nhà chúng tôi lại “đánh vật” với các loại sổ và các kế hoạch mà chuyên môn phân công. Hết làm trên máy vi tính lại chép tay. Dường như chúng tôi không còn thời gian để tập trung vào chuyên môn nữa.
Chúng tôi rất mong giảm bớt một số kế hoạch không cần thiết đi. Hãy để GV chúng tôi có thêm thời gian để đi dự giờ đồng nghiệp, dự các tiết sinh hoạt chuyên đề của tổ để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, khi về nhà chúng tôi cần có thêm thời gian để đọc sách, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bộ môn mình dạy.
Thiết nghĩ, các trường nên giảm tải lại một số loại hồ sơ sổ sách cho GV chúng tôi. Hãy để chúng tôi có thời gian chuyên sâu vào giảng dạy bởi mục đích cuối cùng của GV vẫn là những bài giảng có chất lượng, có nhiều học sinh giỏi.
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Giáo viên buồn vì rớt đề tài Chiến sĩ thi đua
Suốt mấy ngày nay, cô em gái tôi là giáo viên cứ rầu rĩ, buồn bã. Nhiều lúc em ngồi một mình và thở dài thườn thượt. Cả nhà ai cũng lo lắng cho em. Lí do là em mới rớt đề tài Chiến sĩ thi đua vòng tỉnh. Chúng tôi phải động viên mãi em mới nguôi ngoai...
Ảnh minh họa
Em gái tôi là một giáo viên trẻ nhiệt huyết và rất năng động. Trong giảng dạy, em luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên. Nhiều năm liền em đạt giáo viên dạy giỏi vòng huyện. Học trò rất yêu quý em.
Hai năm gần đây, được sự động viên của thầy cô, bạn bè, nên em đăng kí Chiến sĩ thi đua vòng tỉnh. Khỏi phải nói em đã cố gắng như thế nào. Từ hồ sơ sổ sách đến hai tiết hội giảng em đều làm rất tốt. Ngay cả việc viết đề tài cũng thế. Em dành rất nhiều tâm huyết cho phần này. Bao kinh nghiệm đi dạy, em đúc kết và viết thành đề tài của mình. Nhiều năm em thường được Ban giám hiệu tuyên dương vì có những giải pháp mới trong dạy học. Chất lượng dạy học môn em luôn cao. Ngay cả giám khảo vòng trường cũng khen đề tài em có tính khả thi và có thể áp dụng vào trong giảng dạy. Thế nhưng cuối cùng đề tài của em vẫn không đạt. Khỏi phải nói em buồn như thế nào. Bao tâm huyết cuối cùng vẫn là con số không.
Năm vừa rồi, em tiếp tục "chinh chiến" tiếp. Suốt một năm em bỏ ra biết bao công sức nghiên cứu đề tài. Các cửa ải khó khăn em đã vượt qua hết. Hai tiết giảng đước đánh giá loại tốt. Đề tài vòng trường đạt loại A. Em kì vọng rất nhiều vào lần này. Những tưởng may mắn sẽ mỉm cười với em. Vậy mà cuối cùng em vẫn bị đánh không đạt. Em không hiểu vì sao mà đề tài của mình bị rớt hoài. Em rất muốn biết lý do bị rớt. Thế nhưng không ai trả lời cho em. Em buồn bã thấy rõ vì thất vọng.
Thực ra, trong công tác thi đua khen thưởng hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập. Chỉ tiêu thì ít mà giáo viên đăng kí lại nhiều. Ngoài ra còn hiệu trưởng, hiệu phó nữa chứ... Số lượng nhiều mà chỉ tiêu ít thì buộc phải có rớt thôi. Người đậu thì hồ hởi vui mừng, còn người rớt thì buồn bã, chán chường.
Gần hai tuần sau khi biết kết quả, em vẫn rất buồn. Em bảo năm nay không dám đăng kí phấn đấu nữa. Niềm hy vọng trong em đã sụp đổ. Cả nhà tôi lại phải động viên em mãi. Chuyện rớt đề tài có gì quá lớn đâu. Trong thi đua thì phải có người đậu, kẻ rớt chứ. Rằng niềm hạnh phúc lớn nhất của người giáo viên là sự thành đạt của học sinh. Em dạy tốt, được học trò yêu quý và kính trọng là hạnh phúc rồi. Tôi mong em hiểu được cái chính vẫn là đưa chất lượng giáo dục đi lên. Làm sao có nhiều kinh nghiệm để dạy học sinh cho thật tốt.
Bản thân tôi cũng đã từng như em. Dồn tất cả công sức một năm vào hội giảng rồi viết đề tài mà cuối cùng thì vẫn bị trượt đề tài. Có điều tôi không quá quan trọng như em. Với tôi tham gia hội giảng chỉ để nâng cao chất lượng giảng dạy mà thôi. Làm đề tài cũng vậy. Mấu chốt cuối cùng vẫn là giúp học sinh yêu thích môn học. Quan trọng nhất vẫn là được các em yêu quý và đánh giá cao trong giảng dạy. Chứ danh hiệu kia cũng không quá quan trọng với tôi. Vì thế mà tôi chẳng bao giờ buồn khi bị rớt danh hiệu thi đua cả.
Ôi, chỉ là chuyện đề tài thôi mà cũng có bao chuyện để nói. Mong rằng tất cả giáo viên chúng ta đừng quá quan trọng hóa danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Hãy cố gắng hết lòng vì các em học sinh thân yêu. Chính các em mới là những giám khảo công tâm và chính xác nhất.
Loát Trần
Theo Dân trí
TP.HCM điều động, bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo trường đầu năm học mới Chỉ trong hai tháng 7 và 8, Sở GD-ĐT TP.HCM điều động, bổ nhiệm 22 cá nhân làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trường phòng các trường, đơn vị thuộc Sở. Đáng lưu ý, trong số này có nhiều giáo viên đã được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng như bà Trần Thị Dũ, giáo viên Trường THPT Trần Phú làm Phó Hiệu...