Tiếng nói của giáo viên có được tôn trọng?
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6, đồng thời yêu cầu UBND tỉnh, thành phố hoàn thành việc lựa chọn sách trước ngày 5/4…
Năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước bắt đầu học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Để chuẩn bị cho việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6, đồng thời yêu cầu UBND tỉnh, thành phố hoàn thành việc lựa chọn sách trước ngày 5/4. Như vậy, thay vì trao quyền lựa chọn cho các cơ sở giáo dục, việc lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 được giao cho UBND các tỉnh, thành.
Thành lập Hội đồng chọn SGK theo từng môn học
Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định rõ việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, từ năm học 2021-2022, thay vì các nhà trường tự chọn SGK chương trình GDPT mới để dạy trong trường mình, thẩm quyền chọn sách thuộc về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ GĐ&ĐT yêu cầu các địa phương phải hoàn thành việc chọn SGK lớp 2 và lớp 6 trước ngày 5/4. Ảnh minh họa: HL
Thay đổi này căn cứ theo quy định trong Luật Giáo dục sửa đổi và bổ sung năm 2019. Danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho địa phương lựa chọn gồm 32 SGK lớp 2, với 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh 40 SGK lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.
Theo quy trình lựa chọn SGK được quy định tại Thông tư 25, mỗi địa phương sẽ thành lập một Hội đồng lựa chọn sách do UBND cấp tỉnh, thành phố thành lập, giúp UBND tỉnh tổ chức lựa chọn sách. Mỗi môn học của một cấp học sẽ thành lập một hội đồng riêng, số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng là giám đốc hoặc phó giám đốc sở GD&ĐT. Người đứng đầu hội đồng sẽ giao cho các thành viên hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá SGK theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 7 ngày trước phiên họp đầu tiên của hội đồng. Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá và bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học. SGK được chọn phải đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý của các thành viên.
Trường hợp môn học không có sách nào đạt trên 1/2 số phiếu chọn, hội đồng tiếp tục thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 1 sách cho mỗi môn học. Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả lựa chọn sách từ các hội đồng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng cho từng địa phương.
Giáo viên vừa nghiên cứu sách, vừa tham gia “nhặt sạn”
Mặc dù việc thay đổi chủ thể lựa chọn SGK được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã và đang đặt ra không ít băn khoăn cho dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy sẽ hiểu rõ về điểm mạnh, yếu của từng bộ SGK nên việc giao cho giáo viên, cho các trường được lựa chọn SGK là khá thuận lợi, phù hợp với mục tiêu dạy học của từng nhà trường.
Các mệnh lệnh hành chính mang tính áp đặt từ trên xuống cũng sẽ rất khó tác động được xuống từng giáo viên. Trong khi đó, nếu giao việc chọn SGK cho UBND cấp tỉnh quyết định thì tiếng nói của giáo viên, ý kiến chuyên môn của giáo viên liệu có thực sự được tôn trọng?
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, theo Thông tư 25, các tỉnh, thành phố thành lập hội đồng chọn sách để đề xuất với chủ tịch UBND. Như vậy, các trường không bắt buộc phải thành lập hội đồng chọn sách như quy định ở Thông tư 21 mà chỉ tổ chức nghiên cứu, góp ý, đề xuất.
Nhưng ở nhiều trường, để việc nghiên cứu, góp ý nghiêm túc vẫn thành lập hội đồng. Bên cạnh đó, có một điểm mới trong quy trình chọn sách lớp 2, lớp 6 là Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi giáo viên phải có bản nhận xét về các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách.
Ngoài việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nếu giáo viên phát hiện sách có nội dung chưa phù hợp thì phải báo ngay tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng. Lãnh đạo trường phải báo ngay với phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT để kịp thời báo cáo về Bộ GD&ĐT.
Nếu thực hiện tốt quy trình này, không chỉ ý kiến của giáo viên sẽ được tôn trọng mà vai trò tham gia “nhặt sạn” của giáo viên còn được phát huy. Điều này sẽ tránh được tình trạng khi đã bước vào năm học, sách được sử dụng mới nảy sinh những vấn đề bất cập như đã xảy ra với SGK lớp 1.
Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, các tỉnh, thành phố phải hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 trước ngày 5/4, các sở GD&ĐT báo cáo danh mục SGK do địa phương lựa chọn về Bộ trước ngày 10/4. Cùng với đó, việc bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31/7 bảo đảm 100% giáo viên dạy học lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ SGK tại địa bàn tỉnh, thành phố.
Việc in ấn, phát hành SGK bảo đảm đủ số lượng và chất lượng phải được NXB hoàn thành trước 31/7 đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng SGK tại các địa phương cung cấp kịp thời đến tất cả học sinh, giáo viên để triển khai thực hiện năm học mới.
Mỗi trường chọn một sách giáo khoa, học sinh chuyển trường có phải mua sách mới?
Việc chuyển trường được thực hiện vào cuối học kì 1 hoặc cuối năm học, vì vậy học sinh học sách giáo khoa nào cũng phải đạt được các yêu cầu cần đạt.
Thời gian qua Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo việc cử tri bức xúc những bất cập trong nội dung chương trình trong sách Tiếng Việt lớp 1 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều) chưa phù hợp, còn nhiều lỗi, không mang tính giáo dục.
Bên cạnh đó, cử tri còn phản ánh giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường. Cử tri cho rằng nếu mỗi trường áp dụng dạy một bộ sách giáo khoa sách riêng thì khi học sinh chuyển trường lại phải chuyển sách, rất khó khăn, gây lãng phí. Cử tri đề nghị Bộ kiểm tra lại công tác thẩm định sách giáo khoa, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có).
Nội dung này, ngày 2/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trả lời như sau:
Trước những phản ánh từ đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn gặp một số khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học; một số ngữ liệu trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 chưa phù hợp, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 4090/BGDĐT-TH yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (Hội đồng thẩm định) và các Nhà xuất bản có sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 thực hiện rà soát, kiểm tra các nội dung dư luận phản ánh và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, các Hội đồng thẩm định, tác giả và các nhà xuất bản đã và đang tiếp tục triển khai các bước thực hiện, gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo những nội dung theo quy định để thực hiện điều chỉnh, bổ sung trong các lần tái bản.
Theo quy định của Luật giá, sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá. Tuy nhiên, xác định sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, có ảnh hướng đến nhiều gia đình, nhất là những hộ nghèo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá nhằm tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với sách giáo khoa.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn sách giáo khoa thực hiện các nội dung sau: tinh giản nội dung phù hợp để giảm số trang sách giáo khoa, tiết kiệm chi phí trong các khâu xuất bản, phân phối sách giáo khoa (lớp 2, lớp 6 và các lớp tiếp theo) để giảm giá thành sách giáo khoa; quán triệt nghiêm việc biên soạn sách giáo khoa sử dụng được nhiều lần (hạn chế học sinh viết, vẽ, làm bài tập trực tiếp vào sách giáo khoa); khuyến khích học sinh giữ gìn sách giáo khoa, đóng góp vào các thư viện trường học để học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn, sử dụng miễn phí; tiếp tục có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Việc chuyển trường được thực hiện vào cuối học kì 1 hoặc cuối năm học, vì vậy học sinh học sách giáo khoa nào cũng phải đạt được các yêu cầu cần đạt đối với môn học, lớp học đó nên không ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Với những trường hợp chuyển trường giữa năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các nhà trường thực hiện theo quy trình gồm các bước thực hiện rõ ràng trong Điều lệ trường Tiểu học cụ thể: Trường có học sinh chuyển trường cung cấp thông tin về tài liệu học tập tại trường, tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh; hiệu trưởng trường nơi chuyển đến tổ chức trao đổi, khảo sát, hướng dẫn bổ sung các nội dung cần thiết cho học sinh, gặp gỡ tư vấn cùng gia đình trước khi tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp phù hợp.
Với các quy định về chuyển trường này, trường tiếp nhận học sinh chuyển đến hoàn toàn có cơ sở để hỗ trợ giúp đỡ học sinh hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trước khi tiếp nhận và xếp lớp phù hợp cho học sinh.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1 theo quy định tại Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông.
Phải quan tâm đến đặc thù cấp học Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy. Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), cho rằng: Lựa chọn sách giáo khoa (SGK) là công...