Tiếng kẻng học bài níu con chữ với học sinh vùng cao

Theo dõi VGT trên

Khi mặt trời nấp mình sau ngọn núi, cũng là lúc những tiếng kẻng giòn giã đồng loạt vang ngân khắp đại ngàn, len lỏi vào từng góc nhà, báo hiệu đã đến giờ những em học sinh phải ngồi vào bàn học bài.

Có lẽ với học sinh (HS) miền xuôi, chuyện ngồi vào bàn học bài mỗi buổi tối là một việc rất đỗi bình thường, là thói quen được rèn luyện từ khi biết cầm cây bút. Ngược lại, với những HS người đồng bào dân tộc thiểu số ở đại ngàn Tây Nguyên nói chung và huyện Ngọc Hồi, Kon Tum nói riêng, thì lại là cả một vấn đề đầy thử thách và khó khăn. Bởi, phần lớn nhận thức của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế, xem cái chữ không bằng việc làm cho no cái bụng, vì vậy, phụ huynh chỉ mong con mình nhanh lớn để làm rẫy được nhiều hơn còn HS phải vất vả mưu sinh từ nhỏ, không được cha mẹ nhắc nhở nên chuyện học bài ở nhà đối với các em là một thứ gì đó rất xa lạ.

Tiếng kẻng học bài níu con chữ với học sinh vùng cao - Hình 1

Đúng 19 giờ, anh Tin – trưởng thôn đ.ánh kẻng ra hiệu cho học sinh đến giờ học bài.

Và hệ lụy là số HS có học lực yếu chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt, sau 3 tháng hè thì nhiều em đã “đ.ánh rơi” gần hết kiến thức đã học trước đó, thậm chí có một số em không muốn quay trở lại trường nữa. Các giáo viên tưởng chừng như bất lực, vô vọng trong công cuộc làm thay đổi nhận thức của học sinh.

Nhưng từ năm 2007, sáng kiến về mô hình “ tiếng kẻng học tập” đã là bước ngoặt làm thay đổi tình hình giáo dục của huyện Ngọc Hồi, Kon Tum. Mỗi buổi tối, thay vì đi chơi, hay đi ngủ sớm như trước kia, già làng, thôn trưởng, các liên hội và phụ huynh phải có nhiệm vụ “áp tải” con em mình vào bàn học bài. Để làm được điều này, các cán bộ phòng Giáo dục cùng các giáo viên của trường Tiểu học và Trung học cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là già làng, trưởng thôn tuyên truyền, vận động, phân tích tác dụng của mô hình “tiếng kẻng học tập” với người dân.

Tiếng kẻng học bài níu con chữ với học sinh vùng cao - Hình 2

Sau tiếng kẻng, các em học sinh liền ngồi vào học bài, có đi chơi cũng chẳng có ai để chơi.

Trước những cố gắng trên của các cán bộ ngành giáo dục cùng quyết tâm của các già làng, trưởng thôn, các liên chi hội của thôn, sáng kiến “tiếng kẻng học tập” cuối cùng cũng đã được toàn bộ phụ huynh hưởng ứng. Bắt đầu từ 19 giờ trưởng thôn sẽ có nhiệm vụ đi đến nhà rông của làng để đ.ánh kẻng, báo hiệu giờ ngồi vào bàn học bài đã đến, phụ huynh sẽ nhắc nhở con em mình vào bàn học bài, các giáo viên cùng cán bộ thôn sẽ đến từng gia đình học sinh để kiểm tra việc học của các em… và đến 21 giờ thì một hồi kẻng nữa lại được gióng lên cũng là lúc những học sinh được phép nghỉ ngơi.

Anh Xiêng Thanh Tin, trưởng thôn Nông Nội, xã Đắk Nông cho biết: “Cứ 19 giờ mỗi tối dù nắng hay mưa, chúng tôi đều phải đi đ.ánh kẻng, đến 21 giờ đ.ánh lại cho các em nghỉ. Thôn cũng lập ra Liên hội trưởng để tổ chức đi đến tận nhà HS, không cho các em xem tivi trong giờ học, phụ huynh cũng hạn chế xem tránh làm ồn ào ảnh hưởng đến việc học của các em”.

Video đang HOT

Anh Nguyễn Ngọc Hiền, cán bộ Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi chia sẽ: “Để thay đổi nhận thức của phụ huynh và HS ở đây là việc làm rất khó khăn, bà con nơi đây thường có thói quen tụ tập uống rượu, vui chơi và HS cũng vậy. Chúng tôi phải vận động phụ huynh nếu có uống rượu, hay vui chơi thì ra nhà rông để tránh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến việc học của HS”.

Đặc biệt, để các phụ huynh và HS thực hiện có nề nếp già làng cũng đã ra một điều “luật” mới, nếu gia đình nào làm ảnh hưởng đến việc học tập ở nhà của con em mình hoặc làng xóm nặng thì sẽ bớt gạo, nhẹ thì bị chậm phát trợ cấp, hỗ trợ gạo, muối… của nhà nước hơn những gia đình khác. Chính vì vậy, gần 5 năm nay, kể từ khi mô hình học bài ở nhà được áp dụng chưa có bất kì phụ huynh nào vi phạm “điều luật” trên.

Đang chăm chú học bài, em Xiêng Thanh Tú (học lớp 7, Trường THCS Đăk Nông) bẽn lẽn: “Nhà em thường ăn cơm sớm để chúng em học bài đúng giờ. Bố mẹ em không cho đi chơi như trước kia nữa, nếu đi chơi là bị mắng, mà bây giờ bạn nào cũng ở nhà học bài có ra ngoài cũng không có ai để chơi cả nên cũng phải quay về học. Bây giờ bọn em cũng quen rồi, cứ đến giờ là tự ngồi vào bàn học bài thôi”.

Không chỉ giúp các em học vào “guồng” học bài ở nhà, mà để nâng cao chất lượng học tập của các em, vào mỗi buổi tối các giáo viên bám bản, bám làng lại lặn lội đến những gia đình các em học sinh yếu kém để giúp các em học bài. Hoặc cử những em có học lực khá đến học nhóm với những bạn học kém để giúp các bạn tiến bộ.

Anh Hiền cho biết, do đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, và do nhiều tập tục còn lạc hậu, trước đây các em HS không có lấy một góc để học bài. Chúng tôi phải đến từng gia đình thiết kế cho các em chỗ ngồi học, nhà nào có điều kiện thì vận động phụ huynh mua cho con bàn học, còn nhà nào khó khăn chúng tôi dạy các em lấy cây tre, nứa để làm bàn rồi để mấy tấm giấy cứng như thùng mì tôm kê lên trên cho bằng phẳng để các em học bài…

Trước những cố gắng trên của toàn thể cán bộ giáo viên và cán bộ thôn làng ở đây, gần 5 năm nay nền giáo dục huyện Ngọc Hồi đã như được lột xác, nhận thức của người dân đang thay đổi từng ngày, chất lượng học tập của các em học sinh được nâng cao hơn. “Trước đây, tỷ lệ học sinh yếu kém rất nhiều, nhưng những năm gần đây tỉ lệ này đã giảm rõ rệt. Các em có học lực yếu kém thì lên trung bình, còn số em có học lực khá cũng tăng lên, tỷ lệ các em học sinh bỏ học cũng đã giảm hẳn. Đặc biệt, chuyện “đ.ánh rơi” kiến thức sau mỗi kì nghỉ hè đã được đẩy lùi, vào đầu năm học các em vẫn giữ được “phong độ” học tập của mình”, anh Hiền vui mừng nói.

Thiên Thư

Theo dân trí

Tiếng kẻng “gọi trò” ở Thào Xua Chải

Hơn 10 năm lặn lội cùng thầy cô "cắm bản", Sùng A Vàng chưa một ngày "tắt lửa" niềm đam mê mang con chữ về bản.

Khi sân trường vắng tiếng kẻng

Điểm trường Thào Xua Chải ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vẫn lặng như tờ,mặc dù khai giảng đã lâu. Thầy Phùng Quang Sáng và vợ là cô giáo Ngụy Thanh Hương, lên đây dạy học từ ngày đầu tiên thành lập điểm trường vào năm 1998, chưa bao giờ thấy x.ót x.a như thế khi chứng kiến cảnh tượng này. Ngày trước, trường còn ở dưới chân núi, tình trạng thiếu học sinh là chuyện thường tình, vì bà con dân tộc Mông ở Nậm Có chỉ sống trên cao. Giờ trường chuyển lên cao cho thuận lợi, học sinh lại còn ít hơn.

Nhớ ngày đầu điểm trường này thành lập, thầy đã nghĩ ra cách treo một chiếc kẻng làm từ mảnh vỡ của quả bom để gọi học sinh. Nhưng càng gọi càng thiếu bóng các em, vì ngay từ lúc nhỏ chúng đã phải theo cha mẹ lên nương.

Nhiều đêm, cô Hương gục vào vai chồng nức nở. Cô khóc vì thương hoàn cảnh các em nghèo quá, bố mẹ chúng không đủ gạo nuôi con tới trường. Cô cũng khóc vì làm giáo viên mà không có học sinh. Vậy là hai vợ chồng cứ ngày nọ, tháng kia nhìn chiếc kẻng treo trên cột lớp buồn tênh. Nhưng vẫn có 2 học sinh dân tộc Mông gần trường ngày ngày đến lớp. Chúng là con của Sùng A Vàng. Cả Thào Xua Chải chỉ có Sùng A Vàng nói sõi tiếng phổ thông.

Tiếng kẻng gọi trò ở Thào Xua Chải - Hình 1

Học sinh ở Thào Xua Chải.

Sân trường Thào Xua Chải chỉ còn lại chiếc kẻng. Thi thoảng, vài đ.ứa t.rẻ con sang đ.ánh leng keng. Sùng A Vàng đã nhiều lần đứng trước chiếc kẻng đó. Anh biết điểm trường này chỉ có 2 đứa học sinh. Và anh quyết định cho con mình nghỉ học, vậy là sân trường chỉ còn lại chiếc kẻng sắt đìu hiu trong lặng ngắt.

"Để tao dạy tiếng Mông cho thầy cô"

Đã bao nhiêu lần thầy, cô lên các bản như Làng Giàng, Tà Ghênh để vận động học sinh tới lớp nhưng đều không có kết quả vì chưa quen địa bàn, không hiểu và nói được tiếng của người Mông. Có nhiều gia đình học sinh ở rất xa, đi bộ nửa ngày đường chưa tới nơi, thậm chí phải ngủ lại nếu gặp trời mưa. Sau này, nhiều thầy cô được tăng cường lên đây cũng không thể cải thiện được tình hình.

Một lần, khi đang làm nương, Sùng A Vàng thấy thầy Trịnh Văn Hoàng và những giáo viên khác đang trao đổi, vận động để ông Giàng Seo Vảng cho con tới lớp, nhưng họ nói câu gì ông Vảng cũng lắc đầu không hiểu. Sùng A Vàng vội chạy xuống bảo: "Thầy cô, để tao nói cho". Anh dùng tiếng của đồng bào để truyền đạt lại lời thầy Hoàng cho ông Giàng Seo Vảng hiểu và ông này gật đầu liên tục.

Mấy hôm sau, ông Vảng trực tiếp dẫn con mình tới lớp, theo sau còn có mấy cặp gia đình khác. Lớp học từ đó dần đông hơn. Thế là thầy cô đã hiểu, bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất không chỉ trong công tác tuyên truyền, vận động mà còn khiến họ "bất lực" khi lên lớp dạy chữ cho các em.

Sùng A Vàng xuống nói với thầy cô trong trường: "Muốn đông học sinh thì phải biết tiếng của nó đấy. Từ ngày mai, để tao dạy chữ cho thầy cô, dạy xong tao lại đưa thầy, cô xuống bản vận động. Khi nào bọn mày nói sõi tiếng Mông rồi thì tự mà đi". Sau lần ấy, mỗi khi xuống nương, đêm nào Sùng A Vàng cũng xuống điểm trường Thào Xua Chải để dạy tiếng Mông và học tiếng Kinh. Hôm sau, anh lại cùng mọi người trèo đèo, lội suối đến từng nhà vận động các em.

Đời sống của bà con ở đây rất nghèo. Phần lớn giáo viên phải quyên góp t.iền lương mua sách vở, quần áo cho các em nhưng chúng vẫn nghỉ học ở nhà trông em hoặc lên nương kiếm cái ăn cùng bố mẹ. Đội ngũ giáo viên trong điểm trường đều là người miền xuôi nên không am hiểu hết phong tục, tập quán của bà con.

Suốt trong 3 năm, người ta vẫn thấy Sùng A Vàng đồng hành cùng thầy cô lặn lội đêm ngày đến các gia đình vận động các em tới học chữ. Nhiều người không nghĩ anh là một người Mông, mà tưởng rằng là một thầy giáo ở dưới xuôi lên nhận công tác. Do thông thạo địa hình, cùng là người Mông nên việc tuyên truyền của anh đem lại kết quả rất cao.

Nhớ ngày đầu, lớp học chỉ có 2 - 3 học sinh, thậm chí có lúc chỉ còn lại mỗi chiếc kẻng, vậy mà giờ đây học sinh đua nhau đến học. Nhiều gia đình ở xa, bố mẹ phải đưa con đi và giờ học họ cũng ngồi luôn trong lớp, thành ra người lớn cũng biết tiếng phổ thông nhiều hơn. Trưởng bản Giàng A Dê họp dân bản lại và thống nhất bầu Sùng A Vàng vào Ban bảo trợ giáo viên, vừa làm công tác tuyên truyền vận động, vừa cùng giáo viên đứng lớp để phiên dịch "song ngữ" cho cô và trò.

Tiếng kẻng gọi trò ở Thào Xua Chải - Hình 2

Sùng A Vàng và vợ bên chiếc kẻng.

Tình nguyện vì con chữ vùng cao

Mặc dù chưa nhận được một đồng lương nào, nhưng Sùng A Vàng vẫn miệt mài với công việc. Thương anh vất vả, một số thầy cô đã góp t.iền, gạo, muối để ủng hộ anh chút ít nhưng anh không nhận. Anh bảo: "Tao nhận gạo này khác nào tao "cướp" cơm của dân bản tao. Vì không nhận, tao biết thầy cô cũng cho học sinh dân bản thôi".

Tôi lặng lẽ nhìn theo Sùng A Vàng lấy từng đoạn xích xe đạp cuốn chặt vào chiếc lốp "Con Uây Tàu". 2h sáng nay anh mới xuống núi, vậy mà giờ lại lên đó ngay. Có lẽ cái bụng rỗng tuếch kia đang sôi lên ùng ục vì đói và rét. Đường vùng cao là thế, chỉ mưa một tí đã trơn như đổ mỡ, nên phải cuốn xích xe đạp vào bánh xe máy để làm tăng ma sát. Từ ngày thành lập trường đến nay, đã 13 năm anh cùng thầy cô lặn lội tới trường. Vợ anh ở nhà một mình nuôi các con, để chồng giúp thầy cô đem cái chữ về cho bản làng.

Thế mới biết hành trình đến với cái chữ của người vùng cao vất vả như thế nào. Điểm trường Thào Xua Chải hiện nay đã khá đông học sinh và tất cả các em đều là dân tộc Mông. Hơn 10 năm lặn lội từ ngày còn là một chàng thanh niên, đến nay, Sùng A Vàng vẫn chưa một ngày "tắt lửa" niềm đam mê ấy. Hôm nay, anh và các thầy cô giáo nơi đây đã không còn vất vả lặn lội đêm ngày để gõ cửa từng nhà tìm học sinh, bởi chiếc kẻng treo nơi sân trường chỉ cần "thỉnh lên", học sinh đã bảo nhau cắp sách xuống núi.

Theo Hoàng Nghiệp/Báo TNVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rủ chồng tương lai đi đám cưới đồng nghiệp, tôi vô tình phá tan tành cuộc hôn nhân của người ta
07:20:45 23/09/2024
Chồng cũ Diệp Lâm Anh chi 120 triệu đồng đấu giá tranh của vợ
06:37:02 23/09/2024
Nữ ca sĩ đắt show nhất ở cả hải ngoại lẫn Việt Nam: Hát hay, nói duyên, giỏi cả xin t.iền khán giả
06:30:27 23/09/2024
Ngày con trai tôi bán nhà, con rể hùng hổ lao đến trách tôi không chịu nghe lời khuyên để rồi về già làm khổ con gái
07:52:36 23/09/2024
Một nữ ca sĩ nổi tiếng viết status gần 1000 chữ nói về Hà Anh Tuấn
06:53:07 23/09/2024
Sao Việt 23/9: Bảo Anh vui đùa bên con gái, chồng cũ mua tranh của Diệp Lâm Anh
06:48:46 23/09/2024
Hôn lễ 3 triệu đô của Trần Kiều Ân và doanh nhân kém 9 t.uổi
09:01:21 23/09/2024
Em chồng khoe lương 40 triệu/tháng, tôi cười mỉa chỉ vào chiếc máy giặt trong góc nhà mà em xấu hổ cúi gằm mặt
08:12:46 23/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lạ kỳ nơi người dân "sống vui với lũ" và chuyện nữ doanh nhân đứng sau những căn nhà "không bao giờ chìm" ở miền Trung

Netizen

12:01:24 23/09/2024
Khi nước lũ dâng cao nhấn chìm các nhà dân và chuồng trại, người ta lại thấy những mái nhà xanh nổi lên, mở cửa cho bà con vào trú ngụ cùng với lương thực và nước sạch được trữ sẵn từ trước.

Phát hiện thêm một "Vịnh Hạ Long trên cạn" cách Hà Nội chỉ 80km: Đẹp hoang sơ nhưng hữu tình, có hơn 1000 hang động, còn giữ 2 kỷ lục quốc gia

Du lịch

11:47:44 23/09/2024
Ninh Thuận vốn được biết đến là thành phố của nắng và gió . Nơi đây được mẹ thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt đẹp với nhiều bãi biển trong xanh, những điểm du lịch hút khách và nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo.

Ra mắt cập nhật mới, NPH khiến game thủ tá hỏa, không thể thắng bất kỳ trận đấu nào

Mọt game

11:28:45 23/09/2024
Với bản chất là một trò chơi di động cực kỳ chất lượng và thú vị, Monster Hunter Now cần vô số bản cập nhật để giúp cải thiện tính ổn định, bổ sung các sự kiện thú vị mới và mang tới niềm vui vẻ, cảm hứng mới cho bất kỳ người chơi nào.

Đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình

Tin nổi bật

11:24:48 23/09/2024
Các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời các tình huống bất thường về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).

Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ

Sáng tạo

11:20:17 23/09/2024
Ngôi nhà phố có diện tích 3,6x16m nằm trong một con ngõ nhỏ giữa Hà Nội nhưng đầy đủ công năng cho gia đình 3 thế hệ.

Mẫu nhí Maika Ngọc Khánh quyền lực diện áo dài thêu chim phụng của Vũ Việt Hà

Thời trang

11:17:58 23/09/2024
Tại Lễ hội Áo dài trong khuôn khổ Festival Huế 2024 , NTK Vũ Việt Hà mang đến BST lấy cảm hứng từ hình ảnh Bách Phụng trên trang phục cổ Triều Nguyễn. BST được lựa chọn để kết màn cho lễ hội năm nay.

Sau đăng quang, Hoa hậu Kỳ Duyên chọn phong cách thời trang thanh lịch, gợi cảm

Phong cách sao

11:09:19 23/09/2024
Trang phục từng giúp Hoa hậu Phương Khánh tạo phong cách Parisian Chic (tối giản thanh lịch) trên phố. Miss Earth 2018 cầu kỳ hơn Kỳ Duyên trong việc kết hợp các phụ kiện như kính râm, túi Bottega Veneta và giày Chanel.

Hoa sữa về trong gió tập 18: Bà Trúc sốc khi bị con dâu ông Tùng xúc phạm

Phim việt

11:05:18 23/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 18, con dâu ông Tùng đến tận nhà nói chuyện phải trái với bà Trúc vì nghĩ ông Tùng đang dính vào yêu đương, hẹn hò thiếu tỉnh táo.

Thảo Nhi Lê sượng trân khi thấy "người cũ" đi hẹn hò với nữ diễn viên Vbiz

Tv show

11:01:22 23/09/2024
Á hậu Thảo Nhi Lê không giấu nổi nét gượng gạo khi Wukong lựa chọn Quyên Qui để hẹn hò trong tập 10 Đảo Thiên Đường.

Nhan sắc g.ây s.ốc của mỹ nhân đẹp nhất Hoàn Châu Cách Cách

Hậu trường phim

10:56:50 23/09/2024
Khán giả tiếc nuối vì thời gian đã đuổi kịp mỹ nhân. Tuy nhiên, cũng có khán giả cho rằng nữ diễn viên đã bước sang t.uổi 50, hãy để cô già đi một cách tự nhiên.

Hôm nay bắt đầu thẩm vấn bị cáo Trương Mỹ Lan

Pháp luật

10:55:54 23/09/2024