Tiếng kẻng ‘gọi chữ’ nơi cửa biển Kỳ Ninh
Ban đầu, mô hình ‘Tiếng kẻng học đường’ của Trường THCS Kỳ Ninh (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra đời nhằm đốc thúc tinh thần tự giác học tập của con em vùng cửa biển nơi đây.
Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, hiệu quả của mô hình không chỉ dừng lại ở đó.
Thay đổi nếp nghĩ
Về vùng biển Kỳ Ninh khi màn đêm vừa buông, chúng tôi được nghe những âm thanh lạ lẫm nhưng rất đỗi quen thuộc của người dân nơi đây – “Tiếng kẻng học đường”. Đúng 19h30, hồi kẻng từ các nhà văn hóa thôn vang lên, học sinh mọi lứa tuổi ở xã Kỳ Ninh không ai bảo ai, tất cả gác lại mọi việc, ngồi vào bàn học bài.
Từ lâu, “Tiếng kẻng học đường” đã trở thành hiệu lệnh không thể thiếu trong cuộc sống người dân vùng biển Kỳ Ninh.
Đúng 19h30 phút, tiếng kẻng vang lên như hiệu lệnh giờ tự học bắt đầu.
Đây là xã bãi ngang, nghề nghiệp chính của người dân nơi đây chủ yếu là đánh bắt thủy hải sản và sản xuất nông nghiệp.
Trước đây, nếp nghĩ của người dân ở “cửa biển” thị xã Kỳ Anh cho rằng việc học không mấy quan trọng. Họ nghĩ chỉ cần cho con bám trường, bám lớp lấy bằng tốt nghiệp để đi xuất khẩu lao động, thậm chí theo nghề biển không cần đến bằng cấp nào cả.
Với lối suy nghĩ đó, việc học ở đây ít được coi trọng và tinh thần học tập của học sinh không được đặt cao, việc tự học ở nhà không được phụ huynh quan tâm, giám sát chặt chẽ. Từ đó chất lượng đại trà thấp, chất lượng học sinh giỏi cũng kém so với các địa phương khác trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.
Sau khi tiếng kẻng vang lên, học sinh không ai bảo ai, tự giác ngồi vào bàn học bài.
Trước thử thách về chất lượng giáo dục thấp, phong trào học tập yếu, học sinh về nhà ít học bài, công tác tuyên truyền học tập chưa tốt, Ban Giám hiệu Trường THCS Kỳ Ninh cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã Kỳ Ninh tìm cách thay đổi.
Vang vọng tiếng kẻng
Đầu năm 2018, tại Hội nghị xây dựng chất lượng giáo dục, Ban Giám hiệu Trường THCS Kỳ Ninh cùng các cấp học trên địa bàn xã mạnh dạn tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện mô hình “Tiếng kẻng học đường”.
Mô hình đã được ghi nhận tại Nghị quyết của Đảng ủy xã Kỳ Ninh với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo. Từ đó, “Tiếng kẻng học đường” ra đời, sau 4 năm triển khai, mô hình đã phát huy hiệu quả khá tốt.
Video đang HOT
Hàng tháng, hàng tuần nhà trường cử các thầy, cô giáo đến tận nhà kiểm tra nề nếp tự học của học sinh.
Ban đầu, việc thực hiện mô hình gặp không ít khó khăn bởi để thay đổi được thói quen đã hình thành lâu đời của các thế hệ phụ huynh và học sinh là điều không dễ.
Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, nhẫn nại và tâm huyết của các nhà trường, giáo viên và sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là cán bộ thôn, xóm, “Tiếng kẻng học đường” dần dần được tiếp nhận và thực hiện.
Sau một thời gian, học sinh ở Kỳ Ninh đã hình thành thói quen, cứ đúng 19h30 phút, khi tiếng kẻng vang lên là tất cả học sinh các cấp vào bàn học bài đúng giờ.
Qua Tiếng kẻng, cha mẹ, ông bà của học sinh cũng biết thời điểm nhắc nhở con, cháu vào học tập. Ngoài việc nhắc nhở con, em học tập của gia đình, hàng tháng, hàng tuần nhà trường cắt cử các thầy cô giáo xuống tận nhà kiểm tra, giám sát các em học tập.
Việc kiểm tra, giám sát sau kẻng hết sức quan trọng.
Tiếng kẻng “gọi chữ” góp phần không nhỏ vào việc đánh thức ý thức tự giác học tập của học sinh, tạo ra phong trào học tập sâu rộng, nâng cao chất lượng học cho học sinh.
Từ “tiếng vang” của “Tiếng kẻng học đường” kết hợp với nhiều nỗ lực trong dạy và học, năm học 2019-2020 chất lượng giáo dục trên địa bàn xã Kỳ Ninh nâng lên rõ rệt.
Chất lượng tuyển sinh vào THPT đứng tốp đầu của thị xã Kỳ Anh và xếp thứ 41 trên mặt bằng chung của toàn tỉnh (năm học 2016-2017 xếp thứ 126 của tỉnh). Ngoài ra học sinh giỏi cũng nằm trong tốp đầu của thị xã.
Từ những kết quả đó, năm học 2021-2022, trường THCS Kỳ Ninh được đánh giá đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Thầy Nguyễn Minh Đạo, Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Ninh trao đổi với PV Báo Đại đoàn kết về sự ra đời và ý nghĩa của “Tiếng kẻng học đường”.
Thầy Nguyễn Minh Đạo – Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Ninh chia sẻ: Để phát huy được hiểu quả của “Tiếng kẻng học đường” là phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Chúng tôi duy trì việc kiểm tra, giám sát, đốc thúc thường xuyên nên mô hình đã phát huy hiệu quả cao.
Nói về mô hình “Tiếng kẻng học đường”, ông Nguyễn Tiến Dũng – Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Ninh cho biết: “Tiếng kẻng học đường” là ý tưởng rất hay, đây là tham mưu của các cấp học trên địa bàn xã mà chủ đạo là Trường THCS.
Từ khi có “Tiếng kẻng gọi chữ”, chất lượng giáo dục của Trường THCS Kỳ Ninh nâng lên rõ rệt.
Kể từ khi “Tiếng kẻng học đường” ra đời đến nay đã thúc đẩy phong trào, ý thức học tập rất tích cực đối với học sinh trên địa bàn. Mô hình được phụ huynh, học sinh, các cấp chính quyền rất đồng tình, quan tâm và hưởng ứng.
Cũng từ đó chất lượng học tập của học sinh được nâng lên, kết quả học tập cao hơn, học sinh ý thức việc học cũng khác hơn so với trước đây.
Tiếng kẻng ngoài “gọi chữ” còn được sử dụng để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã khi có các sự việc xảy ra.
Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Ning cho hay, vừa qua cấp ủy, chính quyền đã sơ kết 3 năm thực hiện mô hình “Tiếng kẻng học đường” nhằm đánh giá lại kết quả đạt được, rút kinh nghiệm và phát huy những thế mạnh của nó trong phong trào thi đua nâng cao chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn xã…
Mô hình “Tiếng kẻng học đường” cần nhân rộng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Cô Nguyễn Thị Tường Vân – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh đánh giá: Mô hình Tiếng kẻng học đường tại Kỳ Ninh là một mô hình rất thiết thực giúp học sinh ý thức được việc học tập của mỗi cá nhân, tạo thói quen nề nếp trong học tâp, qua đó học sinh giải quyết được những vấn đề kiến thức mà thầy cô giáo yêu cầu đối với việc tự học của học sinh.
Bên cạnh đó, tiếng kẻng đã phát huy trách nhiệm đối với phụ huynh trong việc nhắc nhở đối với việc tự học của con em.
Có thể nói, đây là một mô hình được gia đình, phụ huynh học sinh rất ủng hộ vì nó đưa lại kết quả học tập và tinh thần tự học của học sinh rất cao.
Chính vì vậy, Trường THCS Kỳ Ninh từ một trường có kết quả chất lượng học tập, giáo dục đứng ở tốp cuối của thị xã, nhưng những năm trở lại đây đã có những biến chuyển và đột phát rất vượt bậc trở thành những trường đứng tốp đầu của thị xã về chất lượng học tập.
Diễn đàn dạy học sinh trao đi để nhận lại yêu thương
Việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn các hành động bạo lực xâm nhập học đường.
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục
Vừa qua, Trường THCS Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức diễn đàn "Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em" với sự tham dự của đông đảo giáo viên cùng hơn 700 em học sinh trong trường.
Tại diễn đàn, các em học sinh đã rất mạnh dạn, sôi nổi, tự tin trao đổi với nhau về cách phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em. Các em đã có những câu hỏi cụ thể, thiết thực, sát với vấn đề bàn luận trong buổi ngoại khóa.
Thông qua việc hướng dẫn và trả lời các câu hỏi cô giáo Nguyễn Hà An- giáo viên Tổng phụ trách nhà trường đã hướng dẫn cho các em một số kĩ năng cần thiết ban đầu để các em nhận biết và biết cách phòng chống vấn đề bạo lực học đường và xâm hại tình dục ở trẻ em.
Cô Ngô Thị Thu Anh- Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú cho biết: Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn. Nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trẻ em đang xảy ra và diễn biến rất phức tạp. Hậu quả là gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác của các em. Sự quan tâm phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà thuộc về mọi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Mục đích của "Diễn đàn trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em" là nhằm giúp các em có kĩ năng tự bảo vệ mình, để cuộc sống ổn định trong môi trường an toàn, lành mạnh, có cơ hội phát triển tốt về thể chất, tinh thần, không còn nguy cơ bị bạo lực, xâm hại.
Việc tổ chức diễn đàn tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em là một trong những hoạt động thiết thực trong nhà trường nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em chủ động phòng chống nạn bạo lực và xâm hại. Trường THCS Trần Phú quyết tâm xây dựng một môi trường học tập lành mạnh nói không với bạo lực học đường.
Nhằm tuyên truyền, giáo dục học sinh về cách phòng chống bạo lực học đường, Trường THCS Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã tổ chức thành công diễn đàn "Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em", để lại một ấn tượng sâu sắc đối với các thầy cô giáo, và các em học sinh. Qua diễn đàn, học sinh có thêm những kỹ năng cần thiết để biết cách phòng tránh, và tự bảo vệ mình.
Các thầy cô nhờ đó cũng quan tâm nhiều hơn đến giáo dục kĩ năng sống, diễn biến về tâm lý của các em, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài học, những kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời phối hợp tốt với gia đình, nhà trường, và xã hội để giáo dục, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ cũng như hành động của các em.
Diễn đàn "Trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em" tại Trường THCS Trần Phú
Cùng hành động để phòng chống bạo lực học đường
Cô Nguyễn Thị Minh Xuân- Hiệu trưởng Trường THCS Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chia sẻ: Bạo lực học đường đã và đang là một hiện tượng nhức nhối trong môi trường giáo dục. Điều đáng nói là ở chỗ bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần mà tồn tại dưới nhiều hình thức phức tạp, gây nên những tổn thương về tinh thần và thể chất.
Hiểu được điều đó, ngay từ đầu năm học, Liên đội trường THCS Giáp Bát đã xây dựng Kế hoạch và phân công Chi đội 9A thực hiện tiết Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề "Phòng chống bạo lực học đường" nhằm tuyên truyền sâu rộng cho học sinh có trách nhiệm và hành động trong việc phòng chống nạn bạo lực học đường.
Diễn đàn đã góp phần giúp học sinh biết học cách trao yêu thương để nhận lại thương yêu, xây dựng tình đoàn kết, kính thầy, yêu bạn, vui vẻ hòa nhã với bạn bè. Từ đó, học sinh biết rèn luyện và biết sống đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi học sinh được giáo dục đầy đủ về kiến thức, kĩ năng, các em sẽ không phát sinh những hành động bạo lực và cùng chung tay để phòng chống bạo lực học đường.
"Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường" là diễn đàn do Liên đội Trường Tiểu học Trần Phú (quận Hoàng Mai) tổ chức nhằm góp phần giáo dục đạo đức lối sống, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học đường, định hướng xây dựng tình bạn đẹp cho học sinh, định hướng cho học sinh những giá trị, đạo đức tốt đẹp, nêu tấm gương người tốt, việc tốt để các bạn noi theo, đẩy lùi bạo lực học đường.
Theo cô Nguyễn Thị Kim Giang- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú, đây là giải pháp thiết thực, hiệu quả của tổ chức Đội chung tay cùng ngành giáo dục và xã hội xây dựng văn hóa học đường và giải quyết tình trạng bạo lực học đường, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đội đối với công tác phòng chống bạo lực học đường trong thiếu nhi.
Trong diễn đàn, các học sinh toàn trường đã được nghe ý kiến, suy nghĩ của các bạn học sinh lớp 4A4 về vấn đề bạo lực học đường và xây dựng tình bạn đẹp qua tiểu phẩm "Bạo lực học đường - Tác hại khôn lường". Học sinh toàn trường được chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình về hành vi của các nhân vật và nêu được nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường.
Tại diễn đàn, em Nguyễn Lê Kiều Như và em Trần Thị Minh Châu đã đại diện cho đội phát thanh măng non tuyên truyền về nguyên nhân xảy ra tình trạng bạo lực học đường; dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bạo lực học đường; phương thức, thủ đoạn phạm tội và tác hại, hậu quả của tình trạng bạo lực học đường tới bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội.
Em Phạm Tiến Đạt- học sinh lớp 4A4 -bày tỏ: Em thấy chương trình rất ý nghĩa và thiết thực. Qua đây em đã biết cách để nhận biết các hành vi bạo lực học đường và quan trọng hơn hết là kĩ năng phòng vệ bản thân để tránh những tác hại mà tình trạng này gây ra.
Theo bà Trương Thu Hà- Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh luôn được quận quan tâm chỉ đạo, triển khai trong các nhà trường. Trong đó, việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh sẽ góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành động bạo lực xâm nhập vào trường học.
Giáo dục văn hóa giao thông trong học đường Từ đầu tháng 11-2022 đến nay, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố tổ chức nhiều hoạt động giáo dục văn hóa giao thông cho đoàn viên, học sinh. Đại diện Ban ATGT thành phố tặng nón bảo hiểm cho học sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái Răng....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
NSND Tự Long và Cục trưởng Xuân Bắc trên 1 chuyến bay, Quang Lê tạo dáng bên hoa
Sao việt
23:46:10 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Nhan sắc đang cực viral của 1 mỹ nhân Vbiz, chỉ làm 1 điều mà U40 trẻ như gái đôi mươi
Hậu trường phim
23:38:06 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025