Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc của học sinh tiểu học, phụ huynh Nhật thi nhau đưa con đi du học
Nhiều phụ huynh ‘chịu chi’ biến con trở thành du học sinh nhỏ tuổi khi sẵn sàng gửi con đi du học nước ngoài.
Đầu năm 2020, Nhật Bản tiến hành cải cách nền giáo dục và đưa ra quyết định quan trọng là tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc của học sinh tiểu học, thời lượng tiết học từ 35 tiếng tăng lên 70 tiếng. Tuy nhiên, đối với hệ thống phát âm của người Nhật, muốn nói trọn vẹn và lưu loát một câu tiếng Anh là điều rất khó khăn.
Đối với hệ thống phát âm của người Nhật, muốn nói trọn vẹn và lưu loát một câu tiếng Anh là điều rất khó khăn.
Nhiều phụ huynh Nhật không muốn con thua ngay từ vạch xuất phát nên họ đã tranh nhau đưa con theo học tại những trường mẫu giáo giảng dạy bằng tiếng Anh, với mục tiêu là muốn con luyện khả năng nghe nói ngay từ nhỏ. Thậm chí, nhiều phụ huynh ‘chịu chi’ biến con trở thành du học sinh nhỏ tuổi khi sẵn sàng gửi con đi du học nước ngoài. Lựa chọn hàng đầu của các phụ huynh Nhật là cho con đi du học New Zealand, bởi Quốc Gia này được đánh giá là có hệ thống giáo dục tốt.
Một phụ huynh Nhật chia sẻ: ‘Con gái của tôi ngay từ nhỏ đã gửi đi du học ở New Zealand, cho nên khả năng ngôn ngữ tiếng Anh tốt hơn tiếng Nhật’. Có phụ huynh Nhật cảm thấy hoang mang khi phân vân cho con đi du học liệu có đúng hay không, cô chia sẻ: ‘Con của tôi đi du học nên thường xuyên nói tiếng Anh, tôi không biết liệu điều này có tốt hay không. Tôi không hối hận khi gửi con đi du học, nhưng thật lòng cũng băn khoăn về quyết định của mình’.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh Nhật đưa con đi du học không hẳn vì muốn con thông thạo tiếng Anh, mà chỉ đơn giản muốn con học cách sống tự lập ngay từ bé. Thậm chí, có phụ huynh cảm thấy lo lắng việc để con tiếp xúc với Tiếng Anh ngay từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ mẹ đẻ. Dù sao thì việc các em học sinh tiểu học Nhật Bản học theo hình thức chủ động hay bị động thì tiếng Anh đã trở thành một ngoại ngữ bắt buộc.
Kobayashi – Hiệu trưởng một trường Quốc Tế cho biết: ‘Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quan trọng trong thời buổi hội nhập, bạn chỉ cần kiên trì học trong 3 năm là có thể nắm được cơ bản. Tuy nhiên, điều tôi coi trọng vẫn là năng lực lãnh đạo, trí tò mò và khả năng tiếp nhận đa văn hóa, đây chính là điều tôi muốn các em học sinh Nhật Bản có thể cảm nhận’.
Video đang HOT
Tú Uyên
Theo baodatviet
Trung Quốc tổ chức học online cho gần 200 triệu học sinh thế nào?
Gần 200 triệu học sinh trên khắp Trung Quốc bước vào học kỳ 2 vào ngày 17/2 theo một cách "hoàn toàn khác so với trước đây".
Thay vì đứng trước cột cờ và hát quốc ca vào sáng thứ 2 hàng tuần, tất cả học sinh cùng nhau theo dõi buổi chào cờ trước màn hình. Ở một số vùng, quá nhiều học sinh cùng truy cập online nên Internet bị tắc nghẽn.
Tiết học sau đó là tiếng Trung và tiếng Anh, tất cả đều được học online, kể cả môn Toán học và Khoa học. Thậm chí, Thể dục cũng được dạy online.
Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, cố gắng ngăn chặn Covid-19 đang lan rộng ra khắp cả nước. Hơn 700 người Trung Quốc bị hạn chế rời khỏi nhà. Các cuộc tụ họp công cộng bị cấm hoàn toàn.
Giáo viên đang ghi lại bài dạy trong một lớp học cấp 2 ở Thiệu Dương, Hồ Nam, Trung Quốc (Ảnh: China Daily/ Reuters)
Trung Quốc đang hướng toàn bộ sức mạnh công nghệ vào việc đảm bảo các học sinh có thể thực hiện việc học từ xa.
Vào thứ Hai (17/2), Bộ Giáo dục Trung Quốc giới thiệu lớp học trên nền tảng đám mây của mạng Internet quốc gia, được hỗ trợ bởi hơn 7.000 máy chủ và thiết kế phục vụ cho 50 triệu học sinh tiểu học và trung học cùng một lúc. Lớp học bao gồm 12 môn học, trong đó có Giáo dục công dân và Giáo dục về dịch bệnh.
Trong khi đó, kênh Truyền hình Giáo dục Trung Quốc cũng đang phát các chương trình học trực tuyến qua vệ tinh đến các vùng sâu, vùng xa, nơi không có mạng Internet hoặc mạng yếu.
Ông Wang Guanxin, giáo viên tại trung tâm Tutorgroup hướng dẫn các giáo viên khác cách dạy trực tuyến tại Thượng Hải (Ảnh: Noel Celis / AFP / Getty Images)
Một số phụ huynh đánh giá việc học online này mang lại hiệu quả nhất định. Cô Annie Yao, mẹ của một học sinh lớp 5 tại Bắc Kinh chia sẻ, cô không bị phiền toái bởi lũ trẻ và chúng có thể tự xoay sở với bài tập mà không cần sự trợ giúp của mẹ.
" Con trai tôi rất vui vẻ khi tham gia lớp học online. Giáo viên đưa ra một quyển sách, yêu cầu học sinh đọc rồi sau đó viết bản báo cáo, vẽ tranh hoặc bất cứ điều gì mà chúng thấy mình giỏi nhất".
Mặc dù vậy, Jerry, con trai cô Annie cho biết cậu bé vẫn thích được đến trường và chơi với bạn bè trong giờ nghỉ.
Bên cạnh đó, việc học online còn tồn tại một số bất cập như nhiều gia đình không có máy tính, gia đình hai con trở lên nhưng lại chỉ có 1 máy tính. Trong khi đó, một số trẻ em lại đang ở cùng với ông bà - những người không am hiểu về công nghệ.
Một giáo viên giảng bài bằng smartphone trong lớp học online tại trường trung học ở Đông Hải, Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: AFP/Getty)
"Tôi không biết mình đang phải sống kiểu gì nữa", Cao Jing, bà mẹ hai con sinh sống tại Trịnh Châu bức xúc. Hiện, cô không chỉ phải nấu ăn, giặt giũ cho 2 đứa con mà còn phải kiêm thêm công việc chép bài tập trên mạng ra giấy và truy cập lớp học online cho con.
Trong khi đó, 1 trong 2 đứa con của cô còn thường xuyên ức chế, cáu gắt vì không được ra ngoài và hoàn toàn không muốn tham gia vào lớp học trực tuyến. Điều này khiến chị cảm thấy vô cùng mệt mỏi. "Chúng chỉ muốn đi chơi và hoàn toàn không muốn ngồi trước máy tính để học".
Một cán bộ trong ngành giáo dục tại Trung Quốc cho biết, Bộ Giáo dục đang theo dõi chặt chẽ dịch bệnh, sau đó mới đưa ra quyết định có nên trì hoãn kỳ thi đại học năm nay lại hay không.
QUỲNH ANH
Nguồn: The washington post/VTC
Trump gần như nổi đóa khi "Ký sinh trùng" giành giải thưởng Oscar Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích việc trao giải Oscar quan trọng nhất cho bộ phim "Ký sinh trùng" ("Parasite") của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho. Tổng thống Mỹ Trump chỉ trích giải thưởng Oscar dành cho bộ phim "Ký sinh trùng". "Thật đáng sợ với giải thưởng của viện hàn lâm điện ảnh năm nay. Đoạt giải là một...