Tiếng Anh thực tế, hữu ích cho người đi làm.
Tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước có rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư, hợp tác, các công ty nước ngoài mọc lên ngày càng nhiều, song để có được một vị trí trong các công ty đó không phải là một điều dễ dàng.
Làm thế nào để các bạn trẻ đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng?
Để có một công việc ở các công ty tầm cỡ thì ngoài các kiến thức chuyên môn, các kĩ năng mềm, thì ứng viên còn phải thành thạo tiếng Anh. Khoảng 50% cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường đi xin việc đều phải được đào tạo lại. Vì thế việc đầu tư kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm trong khi làm việc cũng như trước khi bước vào nghề là điều không thể thiếu, đó chính là nền tảng giúp bạn phát triển nghề nghiệp trong lai.
Kỹ năng mềm thiết yếu là kỹ năng gì?
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều công ty đào tạo các kỹ năng mềm cho các cử nhân trước khi bước vào “ thế giới doanh nghiệp”, tuy nhiên họ chỉ đào tạo các kỹ năng đó bằng tiếng mẹ đẻ, trong khi để làm việc tại các công ty nước ngoài thì bạn cần phải nắm vững các thủ thuật đó bằng tiếng Anh. Đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu chúng tôi muốn nói đến kỹ năng nào rồi, thành thạo tiếng anh sẽ là thế mạnh để bạn phát triển sự nghiệp của mình, vượt qua rào cản ngôn ngữ trong kinh doanh.
Video đang HOT
Học kỹ năng này ở đâu?
Hội Việt Úc đã mạnh dạn đầu tư về tài và lực để xây dựng các khóa học tiếng anh và kỹ năng dành riêng cho người đi làm – ABES ( Advanced Business English Skills) có thời lượng giáo viên nước ngoài đứng lớp cao để giúp học viên nhanh chóng hòa nhập, tự tin hơn khi giao tiếp với các đối tác nước ngoài của mình.
ABES mở ra nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho đối tượng là những người đi làm. Đến với chương trình tiếng anh và kỹ năng cho người đi làm các bạn sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng mềm bằng tiếng Anh như: kỹ năng nghe điện thoại, sắp lịch hẹn, tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng, cách viết báo cáo, thư tín, rèn luyện phương pháp suy nghĩ và phản xạ bằng tiếng Anh làm quen với việc suy nghĩ, đặt câu hỏi, trả lời, dự đoán tình huống, lên chiến thuật xử lý tiến lùi, chịu đựng áp lực căng thẳng để đi đến kết quả đàm phán “có lợi” trong tiến độ thời gian cho phép…
Chị Huyền đang tham gia khóa học Tiếng anh cho người đi làm tại Hội Việt Úc cho biết “trong lớp đều là những người đã đi làm, tuổi tác cũng ngang nhau nên không còn cảm giác bị lạc lõng như học các lớp giao tiếp bình thường chỉ toàn học sinh, sinh viên, mình lớn tuổi quá đi học cứ thấy ngại ngại sao đó”. Chính ưu điếm này của khóa học đã thu hút sự quan tâm và tham gia của các bạn đã đi làm muốn cải thiện trình độ tiếng anh của mình.
Anh Hùng nói ” Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một khóa học chỉ dành riêng cho những người đi làm như thế này, tôi được thực hành ngay tại lớp qua các tình huống thực tế, lúc đầu bối rối lắm nhưng sau thấy mạnh dạn, tự tin hẳn luôn”.
Không chỉ tạo một môi trường thuận lợi, thoải mái khóa học còn tổng hợp được các kiến thức cần thiết, có thể áp dụng vào thực tế ngay sau khi học. Hãy đầu tư kiến thức tiếng anh thực tế cho bạn ngay từ bây giờ để vững chắc cho công việc hiện tại và xây dựng nền tảng cho công việc trong tương lai.
Theo 24h
"Tẩu hỏa nhập ma" vì học tiếng Anh quá sớm
Nhiều người hiện nay có suy nghĩ "hy sinh đời bố, củng cố đời con", tức là cha mẹ đã thiệt thòi, thì cố "nhồi nhét" cho con cái nhưng thứ mình thiếu, như ngoại ngữ. Năm học tới, chị Ngọc và anh Tú (Cầu Giấy, Hà Nội) quyết định cho bé Bi (5 tuổi) vào học trường quốc tế. Vì muốn con mình không thua kém các bạn, nên anh chị quyết tâm cho bé Bi cho học tiếng Anh tại Hội đồng Anh ở phố Thụy Khuê.
Ngày đầu tiên đến lớp vừa nhìn thấy thầy giáo, bé Bi đã khóc thét lên bởi thầy râu dài và to béo. Cu cậu lao ra ôm chặt lấy mẹ đang đứng ngoài cửa sổ vì sợ. Đêm hôm đó về nhà, đang ngủ, bé bỗng giật mình và nói trong mơ với mẹ: "Mẹ ơi, con sợ ông Tây râu dài lắm...". Những ngày sau, cứ đến giờ đi học tiếng Anh, là bé Bi tìm mọi cách để trốn, nhìn thấy sách là sợ.
Ở khu E8, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội nhiều người vẫn truyền tai nhau câu chuyện về gia đình chị Linh. Vì muốn con học giỏi ngoại ngữ ngay từ nhỏ nên chị đã thuê giáo viên về dạy tiếng Anh cho con. Sau một thời gian thì con chị bị "tẩu hỏa nhập ma" do học quá nhiều, gia đình phải đưa bé đến bệnh viện để điều trị.
Câu chuyện học ngoại ngữ của bé Hùng, con chị Bích còn có phần éo le hơn. Trở về Việt Nam khi hết thời hạn công tác của bố mẹ ở Anh, bé Hùng cũng đến tuổi đi học. Chị Bích chọn cho bé một ngôi trường quốc tế. Ở trường, bé học cùng các bạn đến từ các quốc gia khác nhau, giao tiếp bằng tiếng Anh và hòa nhập rất tốt. Nhưng về nhà, bé Hùng không thể giao tiếp được với ông bà nội vì vốn tiếng Việt ít. Chị Bích phải cấp tốc thuê gia sư dạy tiếng Việt cho cậu quý tử khi nghe cậu đối đáp với bà nội: "Xin lỗi, bà nói gì tôi không hiểu, tiếng Việt của tôi không được tốt".
Tại Hội đồng Anh, có đến 90% là giáo viên nước ngoài, việc tiếp xúc với thầy cô và văn hóa nước ngoài sẽ làm cho trẻ dễ tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn. Tuy nhiên với các bé còn nhỏ quá, thì quá trình tiếp thu không đạt được kết quả cao. Lớp học hè tại đây được mở từ cuối tháng 5, các bé 4, 5 tuổi cũng được học chung với những học sinh lớp 5, 6 bởi các em được dạy cùng một giáo trình. Các bé còn nhỏ, nên các thầy cô giáo nước ngoài gặp nhiều bất tiện. như các cháu thường xuyên khóc nhè và tranh giành đồ của nhau. Nhiều bé đi học tiếng Anh lúc chưa biết tiếng Việt nên khi học tiếng Anh thì lại đọc chữ cái theo phiên âm tiếng Việt. Cả tiếng Anh tiếng Việt lộn xộn làm các bé rối trí không biết học như thế nào.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên cho trẻ học ngoại ngữ khi trẻ đã cơ bản biết đọc, viết tiếng Việt. Các em đã biết cách phát âm, hình thành tư duy về ngôn ngữ. Ở lứa tuổi 7-8 tuổi, cho các cháu học là hợp lý nhất. Còn các nhà xã hội học cho rằng, áp lực tâm lý của phụ huynh đang làm khổ các em. Trẻ 3-5 tuổi còn yếu, bộ não chỉ tiếp thu kiến thức nhất định, như tô màu, nghe kể chuyện... nên nếu bị ép viết, làm toán, hay học ngoại ngữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương tay, hệ thần kinh, hạn chế khả năng giao tiếp làm trẻ phát triển không toàn diện.
Không thể "chín ép" Trao đổi với phóng viên, TS. Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: "Tâm lý người Việt luôn muốn mình hơn người. Ai cũng muốn cho con mình được hưởng những gì tốt nhất: Học trường tốt, giáo viên cũng phải giỏi nhất. Tâm lý này không có gì xấu, nhưng vô hình trung các bậc phụ huynh bị cuốn theo mạch ganh đua. Thêm vào đó, hầu hết phụ huynh lại nghĩ con mình là "siêu nhân", muốn đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất, như ép các cháu học ngoại ngữ quá sớm. Đó là điều không nên, chúng ta cần để các cháu phát triển tự nhiên và từ từ. Không phải cái gì ép "chín" cũng được".
Theo người đưa tin
Tài liệu tiếng Anh cho người đi làm. Chương trình tặng tài liệu tiếng Anh hữu ích, giúp người đi làm bổ sung vốn từ vựng phục vụ nghe nói trong giao tiếp và đọc dịch văn bản trong công việc. Aroma là tổ chức đầu tiên và duy nhất chuyên sâu đào tạo tiếng Anh cho người đi làm. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và làm việc cùng...