Tiếng Anh nghe như thế nào với người nước ngoài?
Người Việt thường dùng từ “xì xà xì xồ” khi nói về tiếng Anh. Học sinh Tây Ban Nha lại cho rằng ngôn ngữ này nghe như tiếng gà kêu.
Sự đặc trưng của các ngôn ngữ khiến bạn có thể nhận ra, có ấn tượng dù bạn không biết nói. Ảnh: Fox News.
Mỗi ngôn ngữ có đặc trưng riêng về phiên âm, ngữ điệu và tốc độ nên bạn vẫn có thể nhận ra dù không biết nói, chẳng hạn như tiếng Thái, Hàn. Trong một bài viết trên tờ Metro, nữ nhà báo Lola Ayanbunmi đã mô tả về âm thanh tiếng Anh mang lại cảm giác như thế nào cho người nước ngoài.
Đã bao giờ bạn thử bật tivi hay đài ở mức âm lượng vừa đủ để nhận thấy tiếng động nhưng không đủ để nghe rõ người ta đang nói gì?
Với người bản ngữ, họ hiếm khi nhìn vào ngôn ngữ của chính mình để đánh giá. Do đó, khi được hỏi về ngôn ngữ nào nếu nghe hấp dẫn nhất, nhiều người đã chọn tiếng Pháp, Tây Ban Nha hay Italy mà không phải tiếng mẹ đẻ. Nhưng trong mắt những người nước ngoài, quan điểm có thể khác.
Video đang HOT
Rachel Xiao, một sinh viên nói tiếng Quan Thoại đã học tiếng Anh 3 năm ở trường ngôn ngữ International House London (IHL) nói rằng: “Tôi nghĩ tiếng Anh-Anh rất đẹp. Ngôn ngữ này được nói rất chậm rãi. Khi tôi nghe người bản địa nói, cảm giác như họ đang hát bởi các từ dường như được kết nối với nhau”.
Tiếng Anh thường không được xem là một ngôn ngữ hấp dẫn. Ảnh: AFP.
Alina Ruchinka, một học sinh ở cùng trường trên cho rằng người Mỹ nói chậm hơn còn người Anh lại nói nhanh và nghe mạnh mẽ, hùng hổ hơn. Cả hai nữ sinh viên này cùng đồng ý là tiếng Anh nghe không giống bất kỳ một ngôn ngữ nào, dù nó có cùng nguồn gốc với tiếng Đức, Hà Lan và Nam Phi.
Wayne Rimmer – một trong những người điều hành Pronunciation Special Interest Group (Hội những người Quan tâm Đặc biệt với Phát âm) ở Hiệp hội Giáo viên Ngoại ngữ Quốc tế cho rằng cảm nhận về ngôn ngữ của một người chủ yếu xuất phát từ định kiến trước đó.
Ngoài ra, nhận thức còn phụ thuộc vào xuất phát của người nghe. “Nếu bạn có tiếng mẹ đẻ thuộc nhóm ngôn ngữ Giéc-manh (German), sự khác biệt của tiếng Anh sẽ không rõ ràng. Còn nếu bạn đến từ một nhóm ngôn ngữ khác hẳn, chẳng hạn như Thái, sự khác biệt sẽ đến mức gây ấn tượng”, ông Rimmer bổ sung.
Bary O’Leary, một giáo viên dạy tiếng Anh 10 năm nay cho học sinh Tây Ban Nha chia sẻ: “Học sinh của tôi cảm thấy Anh ngữ nghe như tiếng gà gáy. Chúng không cần phải mở miệng mà vẫn tạo ra được một chuỗi âm thanh liên tiếp”. Học sinh Tây Ban Nha thích nghe giọng Anh-Anh hơn trong khi các học sinh đến từ những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha ở châu Mỹ lại thích giọng Anh-Mỹ vì tiếp xúc nhiều hơn.
Tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp, Latinh, thuộc nhóm ngôn ngữ Giéc-manh và nhóm ngôn ngữ gốc Celt (gồm khoảng 10 thứ tiếng của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu) ở một phạm vi nhỏ hơn. Dù vậy, ông Rimmer cho rằng âm thanh của tiếng Anh không đơn giản. Theo ông, “tiếng Anh rõ ràng là một ngôn ngữ lai tạp về mặt từ vựng và riêng biệt về ngữ pháp và theo cách riêng của nó”. Ông bổ sung: “điểm khác biệt thực sự của tiếng Anh ở chỗ nó là một ngôn ngữ toàn cầu, vì lẽ đó, chịu nhiều tác động hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác”.
Theo VNE
1.500 tân sinh viên Luật được kiểm tra năng lực
Đại học Luật TP HCM đã tổ chức kiểm tra năng lực của gần 1.500 tân sinh viên khoa Luật để phân vào các chuyên ngành.
Trong hai ngày 18-19/9, gần 1.500 tân sinh viên của Đại học Luật TP HCM được kiểm tra năng lực qua bài kiểm tra liên quan đến 4 lĩnh vực gồm kiến thức về xã hội tổng hợp, kiến thức về pháp luật, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tư duy logic, IQ.
Ông Lê Văn Hiển, Phó phòng Đào tạo của trường cho biết, việc kiểm tra này chỉ nhằm phân sinh viên vào 5 chuyên khoa của ngành Luật (Luật Dân sự, Hình sự, Thương mại, Quốc tế, Hành chính), ngành Quản trị Luật và các lớp chất lượng cao.
Tân sinh viên làm bài kiểm tra năng lực tại Đại học Luật TP HCM. Ảnh: ĐH Luật TP HCM
"Việc phân thí sinh vào các chuyên ngành dựa trên nguyện vọng đăng ký của các em. Nếu chuyên ngành nào có đông thí sinh đăng ký thì trường sẽ dựa trên điểm của bài kiểm tra. Trong đó ưu tiên những em được điểm cao ở lại chuyên ngành mình đăng ký, còn những em không đủ điểm sẽ được phân sang chuyên ngành khác", ông Hiển giải thích thêm.
Vì tất cả các chuyên ngành đều là của ngành Luật, đầu ra và cấp bằng giống nhau nên theo ông Hiển việc phân ngành này không ảnh hưởng nhiều đến sinh viên.
Theo VNE
Cậu bé 14 tuổi vừa chăm mẹ ốm, vừa học giỏi Nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ lại đau ốm liên miên nên nhiều năm nay Hiếu vừa đi học, vừa làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Một chiều tháng 9, trong căn nhà nhỏ hẹp của mẹ con chị Phạm Thị Xoan ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), em Phạm Văn Hiếu đang ngồi đun nồi nước chè...